Nguyễn Vạn Phú
1.
Mức độ cạnh tranh quyết liệt giữa các báo đã tạo nên một sự sôi động chưa từng thấy trong làng báo Việt Nam. Tuy nhiên, thông thường, khi một sự kiện nổ ra, hầu như tất cả các tin, bài đều đi theo cùng một hướng – đôi lúc khá phiến diện, nhiều chủ quan. Lúc đó, chỉ những tin bài vượt lên chiều hướng chung này để nhìn sự kiện dưới một góc độ khác biệt mới tạo ra dấu ấn mạnh trong lòng độc giả.
Nếu có ai dùng cụm từ “Viết báo bầy đàn”, ắt hẳn nhiều nhà báo sẽ cảm thấy phật lòng. Nhưng không khác lắm hiện tượng các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn nhau để cùng đổ xô mua hay bán cùng loại cổ phiếu, nhiều phóng viên cũng chịu ảnh hưởng của nhau khi xử lý tin bài về cùng một sự kiện.
Xin dẫn một số ví dụ gần đây nhất. Lúc nổ ra tin ngư dân cắt trộm đường dây cáp quang dưới biển, hầu như tất cả các báo đều bình về sự thiếu ý thức của người dân, phỏng vấn các quan chức về tác hại của việc phá hoại này hay dẫn lời của các công ty viễn thông về thiệt hại vật chất… Chỉ sau đó khá lâu, báo Thanh Niên mới có bài với phát hiện động trời: Chính UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có công văn cho phép bộ đội biên phòng phối hợp với tư nhân khai thác cáp phế liệu tồn tại từ trước năm 1975 (có thể có báo khác đưa tin này trước mà người viết không biết) và sau đó ngư dân tham lợi làm theo, làm càn. Chi tiết này đã làm thay đổi toàn bộ cục diện, dẫn đến những bình luận chính xác hơn về nguyên nhân sự việc, thậm chí giúp cơ quan chức năng có các biện pháp thích hợp hơn để giải quyết sự việc.
Với vụ bán đấu giá cổ phiếu Đạm Phú Mỹ, trong một thời gian dài, khi nhắc đến kết quả, hầu như bài báo nào cũng tỏ ra ngạc nhiên vì sao giá trúng thầu sao thấp hơn dự kiến, bài nào cũng có cụm từ “bất ngờ lớn”! Hóa ra, nhà đầu tư bỏ giá không bị bất ngờ như nhà báo vì họ đọc kỹ bản cáo bạch và biết rõ tương lai nhà máy sản xuất phân bón này không sáng sủa cho lắm vì giá mua khí đốt đầu vào sẽ không còn được bù lỗ, phải mua với giá cao hơn. Các khoản lãi trước khi cổ phần hóa là nhờ được bao cấp giá mua khí đốt nên mới có chuyện Bộ Tài chính đòi điều tiết bớt khoản lãi những năm đó.
Điều đáng nói là sự cạnh tranh lành mạnh về đưa tin “nóng”, tin “độc” đã giúp kéo ngắn thời gian giữa loạt bài cùng khuôn mẫu và thời điểm xuất hiện các bài hay – loại bài mà các báo phải đọc kỹ để “cạo” cho phóng viên viết khuôn mẫu một trận. Vụ một em học sinh đột nhập và phá trang web của Bộ Giáo dục được một vài báo ca ngợi chưa lâu thì báo khác đã đưa ra những chứng cớ “không chối cãi vào đâu được” để phê phán hiện tượng phá phách này. Vụ Microsoft vào ký hợp đồng bán bản quyền phần mềm trọn gói cho Chính phủ được nhiều báo “tán lên tận mây xanh” lại được phân tích bình luận một cách tỉnh táo ở báo khác với những góc nhìn mới về phần mềm nguồn mở, về giá cả và kinh nghiệm của các nước khác trong khu vực… Còn nhớ lúc thị trường chứng khoán lên cơn sốt, giá cổ phiếu tăng vùn vụt, rất nhiều bài báo nói Nhà nước nên bán bớt cổ phần đang nắm giữ ở các công ty đã cổ phần hóa. Nghe qua rất hợp lý nhưng vẫn có những bài đưa ra ý kiến ngược lại, nêu lên vai trò và tầm nhìn dài hạn của cổ đông nhà nước đối với thị trường.
Chỉ đáng tiếc một vài sự vụ vẫn đang còn dừng ở mức báo nào cũng giống nhau, thiếu hẳn cái nhìn tỉnh táo và sâu hơn. Ví dụ, chúng ta còn nhớ siêu dự án 30 tỷ USD của “tập đoàn” Eminence được báo chí trong nước tập trung chứng minh một cách thuyết phục nó thiếu khả thi như thế nào. Nhiều báo đã điều tra một cách rất công phu năng lực tài chính thực sự của Eminence; các báo khác lấy được phát biểu dứt khoát của các quan chức… Nhưng tất cả mới chỉ dừng ở mức độ chứng minh đây là dự án “bánh vẽ”. Người đọc, trong khi đó, còn đòi hỏi chúng ta nhiều hơn nữa – chẳng hạn vì sao Eminence vẽ ra dự án này; phải chăng đang có xu hướng di dời các nhà máy sản xuất gây ô nhiễm ở nước khác sang Việt Nam; phải chăng Eminence chỉ là người tiền trạm cho xu hướng đầu tư đáng cảnh báo hơn bội lần này; nếu đúng thì liệu Việt Nam đã có các biện pháp nào để ngăn ngừa; Eminence dùng con số khổng lồ gây nghi ngờ ngay từ đầu là 30 tỷ USD, giả dụ có dự án khác chỉ 1 tỷ USD và trong bối cảnh các địa phương đang tranh nhau thu hút đầu tư về địa phương mình thì làm sao phát hiện nó gây tác hại đến môi trường…
Cuộc họp báo của World Bank về đánh giá các dự án ODA tại Việt Nam trong đó có các dự án do PMU 18 quản lý để lại nhiều câu hỏi hơn là giải đáp chuyện có hay không có bằng chứng về sự tham nhũng của cán bộ PMU 18. Người đọc đòi hỏi phóng viên phải truy vấn cho được Bộ Giao thông Vận tải, là cơ quan chủ trì cuộc họp báo, liệu kết luận này của World Bank sẽ tác động như thế nào đến vụ án PMU 18. Lẽ ra, trước khi dự họp báo, phóng viên phải đọc lại tất cả các bài báo điều tra công phu trước đó về các bằng chứng sai sót của PMU 18 liên quan đến các dự án của World Bank cho vay để chất vấn lại đại diện của World Bank tại cuộc họp…
Nền kinh tế nước ta hiện đang trải qua những chuyển biến sâu sắc sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Những chuyển biến này phần lớn thể hiện qua các chi tiết mới nhìn khó đặt chúng vào một tổng thể để hiểu được xu hướng chung của nền kinh tế. Vì thế, trong thời gian tới báo chí sẽ còn sôi động hơn nữa và người viết báo sẽ càng thấy khó hơn nữa khi đi tìm cho mình một góc nhìn độc đáo, mới lạ và sâu sắc để bài viết của mình nổi lên trong hàng loạt bài báo về cùng một đề tài. Nhưng chính trong môi trường này, những phóng viên nào có lòng yêu nghề, say mê với cái mới, tò mò về cái lạ, sẽ có nhiều cơ hội thi thố tài năng của mình.
Mức độ cạnh tranh quyết liệt giữa các báo đã tạo nên một sự sôi động chưa từng thấy trong làng báo Việt Nam. Tuy nhiên, thông thường, khi một sự kiện nổ ra, hầu như tất cả các tin, bài đều đi theo cùng một hướng – đôi lúc khá phiến diện, nhiều chủ quan. Lúc đó, chỉ những tin bài vượt lên chiều hướng chung này để nhìn sự kiện dưới một góc độ khác biệt mới tạo ra dấu ấn mạnh trong lòng độc giả.
Nếu có ai dùng cụm từ “Viết báo bầy đàn”, ắt hẳn nhiều nhà báo sẽ cảm thấy phật lòng. Nhưng không khác lắm hiện tượng các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn nhau để cùng đổ xô mua hay bán cùng loại cổ phiếu, nhiều phóng viên cũng chịu ảnh hưởng của nhau khi xử lý tin bài về cùng một sự kiện.
Xin dẫn một số ví dụ gần đây nhất. Lúc nổ ra tin ngư dân cắt trộm đường dây cáp quang dưới biển, hầu như tất cả các báo đều bình về sự thiếu ý thức của người dân, phỏng vấn các quan chức về tác hại của việc phá hoại này hay dẫn lời của các công ty viễn thông về thiệt hại vật chất… Chỉ sau đó khá lâu, báo Thanh Niên mới có bài với phát hiện động trời: Chính UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có công văn cho phép bộ đội biên phòng phối hợp với tư nhân khai thác cáp phế liệu tồn tại từ trước năm 1975 (có thể có báo khác đưa tin này trước mà người viết không biết) và sau đó ngư dân tham lợi làm theo, làm càn. Chi tiết này đã làm thay đổi toàn bộ cục diện, dẫn đến những bình luận chính xác hơn về nguyên nhân sự việc, thậm chí giúp cơ quan chức năng có các biện pháp thích hợp hơn để giải quyết sự việc.
Với vụ bán đấu giá cổ phiếu Đạm Phú Mỹ, trong một thời gian dài, khi nhắc đến kết quả, hầu như bài báo nào cũng tỏ ra ngạc nhiên vì sao giá trúng thầu sao thấp hơn dự kiến, bài nào cũng có cụm từ “bất ngờ lớn”! Hóa ra, nhà đầu tư bỏ giá không bị bất ngờ như nhà báo vì họ đọc kỹ bản cáo bạch và biết rõ tương lai nhà máy sản xuất phân bón này không sáng sủa cho lắm vì giá mua khí đốt đầu vào sẽ không còn được bù lỗ, phải mua với giá cao hơn. Các khoản lãi trước khi cổ phần hóa là nhờ được bao cấp giá mua khí đốt nên mới có chuyện Bộ Tài chính đòi điều tiết bớt khoản lãi những năm đó.
Điều đáng nói là sự cạnh tranh lành mạnh về đưa tin “nóng”, tin “độc” đã giúp kéo ngắn thời gian giữa loạt bài cùng khuôn mẫu và thời điểm xuất hiện các bài hay – loại bài mà các báo phải đọc kỹ để “cạo” cho phóng viên viết khuôn mẫu một trận. Vụ một em học sinh đột nhập và phá trang web của Bộ Giáo dục được một vài báo ca ngợi chưa lâu thì báo khác đã đưa ra những chứng cớ “không chối cãi vào đâu được” để phê phán hiện tượng phá phách này. Vụ Microsoft vào ký hợp đồng bán bản quyền phần mềm trọn gói cho Chính phủ được nhiều báo “tán lên tận mây xanh” lại được phân tích bình luận một cách tỉnh táo ở báo khác với những góc nhìn mới về phần mềm nguồn mở, về giá cả và kinh nghiệm của các nước khác trong khu vực… Còn nhớ lúc thị trường chứng khoán lên cơn sốt, giá cổ phiếu tăng vùn vụt, rất nhiều bài báo nói Nhà nước nên bán bớt cổ phần đang nắm giữ ở các công ty đã cổ phần hóa. Nghe qua rất hợp lý nhưng vẫn có những bài đưa ra ý kiến ngược lại, nêu lên vai trò và tầm nhìn dài hạn của cổ đông nhà nước đối với thị trường.
Chỉ đáng tiếc một vài sự vụ vẫn đang còn dừng ở mức báo nào cũng giống nhau, thiếu hẳn cái nhìn tỉnh táo và sâu hơn. Ví dụ, chúng ta còn nhớ siêu dự án 30 tỷ USD của “tập đoàn” Eminence được báo chí trong nước tập trung chứng minh một cách thuyết phục nó thiếu khả thi như thế nào. Nhiều báo đã điều tra một cách rất công phu năng lực tài chính thực sự của Eminence; các báo khác lấy được phát biểu dứt khoát của các quan chức… Nhưng tất cả mới chỉ dừng ở mức độ chứng minh đây là dự án “bánh vẽ”. Người đọc, trong khi đó, còn đòi hỏi chúng ta nhiều hơn nữa – chẳng hạn vì sao Eminence vẽ ra dự án này; phải chăng đang có xu hướng di dời các nhà máy sản xuất gây ô nhiễm ở nước khác sang Việt Nam; phải chăng Eminence chỉ là người tiền trạm cho xu hướng đầu tư đáng cảnh báo hơn bội lần này; nếu đúng thì liệu Việt Nam đã có các biện pháp nào để ngăn ngừa; Eminence dùng con số khổng lồ gây nghi ngờ ngay từ đầu là 30 tỷ USD, giả dụ có dự án khác chỉ 1 tỷ USD và trong bối cảnh các địa phương đang tranh nhau thu hút đầu tư về địa phương mình thì làm sao phát hiện nó gây tác hại đến môi trường…
Cuộc họp báo của World Bank về đánh giá các dự án ODA tại Việt Nam trong đó có các dự án do PMU 18 quản lý để lại nhiều câu hỏi hơn là giải đáp chuyện có hay không có bằng chứng về sự tham nhũng của cán bộ PMU 18. Người đọc đòi hỏi phóng viên phải truy vấn cho được Bộ Giao thông Vận tải, là cơ quan chủ trì cuộc họp báo, liệu kết luận này của World Bank sẽ tác động như thế nào đến vụ án PMU 18. Lẽ ra, trước khi dự họp báo, phóng viên phải đọc lại tất cả các bài báo điều tra công phu trước đó về các bằng chứng sai sót của PMU 18 liên quan đến các dự án của World Bank cho vay để chất vấn lại đại diện của World Bank tại cuộc họp…
Nền kinh tế nước ta hiện đang trải qua những chuyển biến sâu sắc sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Những chuyển biến này phần lớn thể hiện qua các chi tiết mới nhìn khó đặt chúng vào một tổng thể để hiểu được xu hướng chung của nền kinh tế. Vì thế, trong thời gian tới báo chí sẽ còn sôi động hơn nữa và người viết báo sẽ càng thấy khó hơn nữa khi đi tìm cho mình một góc nhìn độc đáo, mới lạ và sâu sắc để bài viết của mình nổi lên trong hàng loạt bài báo về cùng một đề tài. Nhưng chính trong môi trường này, những phóng viên nào có lòng yêu nghề, say mê với cái mới, tò mò về cái lạ, sẽ có nhiều cơ hội thi thố tài năng của mình.
* * *
2.Chưa thấy làng báo nào thoải mái đăng bài của nhau trên các website thông tin điện tử như ở Việt Nam. Một báo vừa tổ chức được một bài báo xuất sắc, thực hiện công phu, ngay lập tức hàng loạt website khác cứ thế “cắt” và “dán” nguyên văn vào trang web của mình. Trước đây tình hình còn tệ hại hơn khi nhiều tờ báo điện tử thoải mái biên tập, cắt xén, sửa đổi, rút tít cho bài báo vừa “mượn tạm” của báo khác. Đã từng có nhiều lời than phiền về cách làm ẩu tả của các tờ báo điện tử này khi cố ý rút tít giật gân, biên tập sai hay thêm vào nhiều đoạn không có trong bản gốc. Hiện nay chuyện tùy tiện sửa chữa như vậy đã giảm hẳn; đa phần các trang web đều để nguồn ở cuối bài mình “mượn tạm”. Tuy nhiên, không thể nào chấp nhận việc sử dụng công sức người khác để làm lợi cho mình như vậy; không thể nào không tìm cách chấn chỉnh chuyện bản quyền báo chí ở nước ta.
Thiết nghĩ giải quyết vấn đề này không khó. Cách làm phổ biến nhất ở hầu như các nước người viết có tìm hiểu là trang web thông tin điện tử có thể trích bài của nguồn khác nhưng chỉ trích tiêu đề và vài câu dẫn nhập. Nếu người đọc cần đọc vào chi tiết, họ nhấp chuột vào tiêu đề và sẽ được dẫn đến trang web nguyên thủy có đăng bài này. Hai trong các website làm tốt theo cách này là www.baomoi.com và www.thegioitin.com.
Làm theo cách này, trang web tổng hợp tin tức vẫn hưởng được nhiều điều lợi. Người đọc, nếu tin tưởng vào sự chọn lựa thông tin, sắp xếp tin tức và tổng hợp được nhiều nguồn khác nhau sẽ thu hút được khách vào xem. Dù họ có bấm để sang trang gốc vẫn sẽ quay về trang tổng hợp để đọc các tin khác ở nguồn khác mà vì thiếu thời gian, họ không thể lần lượt vào hết. Lúc đó lo gì trang web tổng hợp không tìm được quảng cáo trực tuyến cho mình. Ở nước khác, làm theo cách này như trang tin tức của Google (news.google.com) cũng đang bị các hãng tin và các tờ báo kiện tụng nhưng dù sao cũng đỡ hơn cách bê nguyên đồ đạc của nhà khác về nhà mình để trưng bày.
Xin đừng viện dẫn luật lệ về bản quyền để cho rằng Việt Nam chưa có quy định trong lãnh vực này. Các tờ báo lớn, cả báo in lẫn báo mạng, nên ngồi lại với nhau để đạt được thỏa thuận nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh thật sự. Lúc đó phóng viên mới có động lực săn tin độc quyền mà không sợ đăng lên một phút sau đã bị hớt tay trên.
* * *
3.Các cuộc thảo luận với những nhận định khá bi quan về tương lai báo in ở nước ngoài liệu có đúng với báo chí Việt Nam? Ở các nước, báo in đang than trời vì số lượng phát hành giảm, quảng cáo sa sút vì sự xuất hiện của báo mạng và loại báo phát không. Có lẽ tình hình này chưa xảy ra ở Việt Nam vì trước mắt vẫn thấy nhiều tờ báo xin tăng kỳ, tăng trang, ra phụ trương, ra ấn bản đặc biệt, nhiều tờ báo mới ra đời.
Tuy nhiên, người làm báo in không thể lẩn tránh những lợi thế to lớn của báo mạng: đưa tin ngay tức thì trong khi báo ngày phải đợi đến mai, đưa tin dài bao nhiêu cũng được, kèm bao nhiêu ảnh cũng được trong khi báo in bị hạn chế bởi khuôn khổ tờ báo. Báo mạng dễ dàng nhận ngay phản hồi của độc giả, tạo ra sự tương tác mà báo in khó thực hiện. Báo mạng giúp độc giả theo dõi dòng tin bằng các công cụ mà báo in có nằm mơ cũng không làm nổi như làm đường dẫn đến các thông tin nền, cụm các tin bài liên quan, tin kèm âm thanh, phim ảnh…
Vì thế, dù tình hình không như ở các nước, báo in ở Việt Nam cũng đang phải tự đổi mới chính mình trước sự cạnh tranh của thông tin trên Internet. Báo in sẽ quay trở lại loại tin bài truyền thống, tức loại tin sâu, có phân tích, có bình luận, có giải thích. Nếu độc giả báo mạng được thỏa mãn ngay bằng tin thô thì độc giả báo in đòi hỏi tin bài phải cung cấp cho họ những chi tiết đắt giá, những con người đằng sau tin, phải có phóng sự, điều tra, tổng hợp.
Quan trọng hơn là xu hướng kết hợp báo in với báo mạng để phát huy lợi thế của cả hai. Khi đó, tờ báo sẽ khai thác tin nhanh để đưa ngay lên mạng và viết sâu hơn để đăng trên báo in. Tờ báo nào không làm được điều này chắc sẽ chịu nhiều thua thiệt. Cũng giống như cơ cấu thu nhập của các tờ báo nước ngoài, doanh thu quảng cáo của đa phần báo chí nước ta chiếm tỷ trọng lớn hơn doanh thu phát hành. Nếu thiếu vắng hẳn sự hiện diện trên Internet, tức là không tạo được ấn tượng với nhà quảng cáo, doanh thu của tờ báo in thuần túy sẽ sụt giảm so với tờ báo in có thêm ấn bản online.
Vì thế xu hướng sắp tới đòi hỏi người phóng viên phải biết kèm theo bài viết của mình những hình ảnh, âm thanh, thậm chí các đoạn phim ngắn để sử dụng trên báo in và báo mạng. Người phóng viên phải biết viết ngắn, viết nhanh để đưa lên mạng càng nhanh càng tốt, đồng thời phải biết viết sâu, viết ở góc độ riêng để đăng trên báo in. Và chính vì xu hướng này, chuyện yêu cầu chấm dứt thói quen “mượn tạm” bài của báo khác để thu hút người xem vào trang web của mình nói ở trên càng bức thiết hơn bao giờ hết.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét