THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ NƯỚC MÔNG CỔ VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM

Bài dưới đây là của Đại Sứ Quán Việt Nam tại Mongolia cung cấp. Trân trọng giới thiệu cùng các bạn.
Vị trí địa lý: Mông Cổ thuộc vùng Trung Á, bắc giáp Liên bang Nga, nam giáp Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tây giáp Kadacstan. Phần lớn lãnh thổ là thảo nguyên, đồng cỏ và đồi núi. Rừng chiếm 10% diện tích, khí hậu lục địa, ít mưa, lạnh giá, mùa đông đến -30, - 40 Co.
Diện tích : 1,565 triệu km2; có 21 tỉnh.
Dân số : 2,6 triệu người gồm hơn 10 dân tộc. Dân tộc Mông Cổ (Khalkh) chiếm trên 75% số dân.
Thủ đô : U-lan Ba-to, 860 nghìn dân.
Ngày Quốc khánh: 11 tháng 7 (ngày cách mạng Nhân dân thắng lợi - 11/7/1921).
Lịch sử: Mông Cổ có từ thế kỷ thứ III trước công nguyên. Năm 1206, Chingis Khan (Thành Cát Tư Hãn) thống nhất các bộ lạc, lập nên nước Mông Cổ, tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược, lập nên nhà nước Nguyên - Mông (1271 - 1368). Cuối thế kỷ XIV, Nhà Nguyên suy yếu, từ cuối thế kỷ XVIII Mông Cổ bị phong kiến Mãn Châu thôn tính, thống trị 200 năm. Từ 1911-1919, Mông Cổ trở thành nước phong kiến tự trị.
Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ (thành lập 1/3/1921 do D. Sukhbaathar và Kh. Choibansan lãnh đạo) đã tiến hành cuộc Cách mạng Nhân dân thắng lợi; Ngày 11 tháng 7/1921, nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ ra đời.
Từ 1921 - 1940, Mông Cổ thực hiện giai đoạn cải cách dân chủ theo hướng xã hội chủ nghĩa, từ 1940 - 1990, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Tình hình hiện nay:
ừ 1990, Mông Cổ tiến hành cải tổ, thực hiện đa nguyên, đa đảng. Hiện có 18 chính đảng chính thức hoạt động, Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ là chính đảng lớn nhất với 135 nghìn đảng viên).
Quốc hội (nghị viện): 76 ghế, nhiệm kỳ 4 năm.
Tổng thống: Bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 4 năm. Tổng thống là biểu trưng của đoàn kết, thống nhất dân tộc.
Tổng thống hiện nay: N. Êu-Khơ-bay-a (từ tháng 5/2005), nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ.
Chính phủ: là Chính phủ Liên hiệp, thành lập tháng 1/2006, gồm 18 thành viên (Thủ tướng, 01 Phó Thủ tướng và 16 Bộ trưởng, trong đó có 9 Bộ thuộc Đảng NDCMMC).
Thủ tướng hiện nay: M. Gan-bon-đơ (từ tháng 1/2006), đồng thời là Chủ tịch Đảng NDCMMC.
Kinh tế: Ngành chủ đạo là chăn nuôi đồng cỏ với khoảng 30 triệu con gia súc, khoáng sản dồi dào, mỗi năm khai thác trên 35 nghìn tấn đồng, trên 10 tấn vàng, 13 nghìn tấn dầu thô, sản xuất, chế biến, xuất khẩu 2,7 nghìn tấn lông dê mịn (chiếm 30% thị trường thế giới). Từ 1990, Mông Cổ chuyển sang kinh tế thị trường, thành phần kinh tế tư nhân chiếm trên 70% GDP. Tăng trưởng kinh tế năm 2003 đạt 5,3%, năm 2005: 6,3%; 2006: 6,8%. GDP tính theo đầu người khoảng 400 USD/năm.
Tiền tệ: đồng Tugrik (tỷ giá 2003: 1 USD = 1100 tugrik)
Quan hệ đối ngoại: Từ 1990, Mông Cổ thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, đa phương và không liên kết. Trong đó, ưu tiên phát triển toàn diện quan hệ với 2 cường quốc láng giềng Nga và Trung Quốc, coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ, coi đó là sự đảm bảo cho việc củng cố nền dân chủ, cơ chế thị trường ở Mông Cổ, phát triển quan hệ bình đẳng, cùng có lợi với Nhật Bản, Hàn Quốc, CHLB Đức và với các nước khác.
Mông Cổ phát triển quan hệ nhiều mặt với Liên Hợp Quốc, Phong trào Không liên kết, Nhóm 77. Hiện Mông Cổ là thành viên của WTO, ARF, ASEM và đang phấn đấu để gia nhập APEC...
Mông Cổ rất quan tâm thu hút đầu tư nước ngoài. Mỗi năm Mông Cổ nhận được khoảng 350 triệu USD tài trợ của quốc tế; kim ngạch mậu dịch năm 2003 đạt trên 1.000 triệu USD.
QUAN HỆ VIỆT NAM - MÔNG CỔ
Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao: ngày 17 tháng 11 năm 1954.
Hai nước đã 3 lần ký Hiệp ước hữu nghị, hợp tác (1961, 1979, 2000) và khoảng 20 Hiệp định mới về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật và các lĩnh vực khác.
Ủy ban liên chính phủ hai nước về hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật được thành lập tháng 12/1979, đến nay đã họp 12 kỳ họp và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hợp tác kinh tế, thương mại hai nước.
Các Hội hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ (thành lập năm 1961) và Mông Cổ - Việt Nam (thành lập năm 1960) tích cực hoạt động, góp phần to lớn vào việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.

Trong những năm Việt Nam kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Mông Cổ là một trong những nước có phong trào ủng hộ Việt Nam mạnh mẽ và sâu rộng nhất.
Tháng 7/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ ta lần đầu tiên thăm Mông Cổ. Tiếp đó, các đồng chí Phạm Văn Đồng (1973), đồng chí Trường Chinh (1984) dẫn đầu các đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước và Chính phủ ta thăm Mông Cổ. Năm 1959 và 1979, các đồng chí Iu.Xê-đen-ban và Gi. Bat-mơn-khơ với tư cách là người đứng đầu Đảng và Nhà nước Mông Cổ đã lần lượt dẫn đầu các đoàn Mông Cổ sang thăm Việt Nam.
Các chuyến thăm Mông Cổ của lãnh đạo Việt Nam:
Tháng 1/2003, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn An thăm Mông Cổ.
Tháng 4/2000: Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trần Đức Lương thăm và ký Hệp ước hữu nghị và hợp tác, đưa quan hệ Việt Nam - Mông Cổ bước vào giai đoạn phát triển mới.
Tháng 10/1999 và 5/2004: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phan Văn Khải ghé thăm và thăm chính thức.
Tháng 5/1995: Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm thăm Mông Cổ
Các chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo Mông Cổ:
Tháng 3/1994: Tổng thống Mông Cổ P. Ohi-rơ-bát thăm và ký tuyên bố chung Việt Nam - Mông Cổ; nêu những nguyên tắc phát triển quan hệ hai nước phù hợp với tình hình mới.
Tháng 11/1998: Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ R.Gôn-trích-đooc-giơ thăm Việt Nam
Tháng 7/2001: Bộ trưởng Ngoại giao Mông Cổ L.Erơden Chulung thăm Việt Nam
Tháng 10/2002: Thủ tướng Mông Cổ N. En-hơ-bay-a thăm chính thức
Tháng 1/2004: Chủ tịch Quốc hội S. Thơ-mơ O-chi-rơ thăm Việt Nam
Tháng 1/2005: Tổng thống Mông Cổ N. Ba-ga-ban-đi thăm chính thức
Hai bên khẳng định tiếp tục duy trì trao đổi các đoàn cấp cao và các cấp, coi trọng củng cố phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa hai nước, từng bước đưa quan hệ kinh tế, thương mại phát triển tương xứng với quan hệ chính trị.
Về kinh tế - thương mại:
Hiệp định thương mại đầu tiên giữa Việt Nam và Mông Cổ được ký vào năm 1958. Do khó khăn về đường vận chuyển và khả năng của hai bên, kim ngạch mậu dịch Việt Nam và Mông Cổ mới chỉ đạt khoảng 1,5 - 2 triệu USD. Tuy vậy, hai nước có nhiều tiềm năng phát triển. Hai bên đang bàn biện pháp để đưa kim ngạch thương mại lên 5 - 10 triệu USD trong những năm tới.
Về văn hóa, giáo dục:
Việc trao đổi sinh viên, giao lưu và hợp tác về văn hoá được thực hiện từ những năm 60. Hai bên hợp tác theo Hiệp định ký giữa hai Chính phủ. Cho đến, trước năm 1990, Mông Cổ đã đào tạo cho Việt Nam trên 100 cán bộ khoa học kỹ thuật đại học và trên đại học.
Hiện nay, hai bên duy trì việc trao đổi sinh viên theo Hiệp định mới ký năm 2006 (mỗi năm Việt Nam nhận 15-20 sinh viên, thực tập sinh Mông Cổ sang học và thực tập).
Ngày 20 tháng 6 năm 2007
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét