Nhằm cung cấp thêm thông tin để các bạn dễ theo dõi bài của Jonathan Pincus ở dưới, xin giới thiệu bài tóm tắt báo cáo của WB.
Kích cầu ở Việt
Trong báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam mang tên “Điểm lại” do Ngân hàng Thế giới (WB) biên soạn nhằm phục vụ cho Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam tổ chức vào đầu tuần này tại Buôn Ma Thuột, số liệu chỉ được cập nhật đến hết quí 1-2009. Vì thế trong bài này, chúng tôi tập trung nhiều hơn vào các dự báo và khuyến nghị chính sách cho thời gian tới của báo cáo.
Sau khi đánh giá cao những phản ứng nhanh lẹ của Chính phủ trước hai cú sốc kinh tế: tình trạng phát triển quá nóng cuối năm 2007, đầu năm 2008 và sự suy giảm kinh tế sáu tháng cuối năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, báo cáo đã nêu lên những thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đương đầu trong năm 2009 này.
Đầu tiên là tình trạng thất nghiệp mà theo báo cáo “có thể không cao tới mức như nhiều người lo ngại nhưng thực tế mất việc làm đã trở nên phổ biến đối với lao động phổ thông và mang tính thời vụ, trong khi nhiều người lao động tuy có việc làm nhưng thu nhập giảm và không có thu nhập thêm ngoài giờ”.
Báo cáo cho rằng: “Cắt giảm việc làm là tình trạng phổ biến ở các khu công nghiệp giai đoạn cuối năm 2008, đầu năm 2009, song ít khi diễn ra dưới hình thức cho nghỉ việc công khai. Phổ biến hơn là không ký lại hợp đồng và khuyến khích tự nghỉ việc. Lao động thời vụ và lao động có hợp đồng ngắn hạn bị mất việc nhiều hơn.
Nhiều doanh nghiệp ở các khu công nghiệp đã lưu ý những khó khăn trong việc tuân thủ chính sách bảo hiểm xã hội và hệ thống bảo hiểm thất nghiệp mới được áp dụng. Kể cả tại những doanh nghiệp được ghi nhận là đã phục hồi sản xuất, công nhân cũng thường chỉ được tính giờ làm việc bình thường và làm ca, không có làm thêm giờ.
Không có lương làm ngoài giờ khiến công nhân phải cắt giảm chi tiêu, đặc biệt ở TPHCM và các vùng lân cận, do chi phí sinh hoạt cao. Cũng vì lý do này mà tiền gửi về quê cho gia đình cũng bị ảnh hưởng”.
Về cán cân thanh toán, báo cáo nhận định “Kinh tế phục hồi cũng là thời điểm gây áp lực lên cán cân thương mại trong những tháng còn lại của năm khi nhập khẩu ước sẽ gia tăng”. Các tác giả sau khi đưa ra những kịch bản dự báo cho tình hình xuất nhập khẩu, kiều hối và giải ngân FDI đã viết: “Những thông tin về kiều hối, luồng vốn FDI và các biến động về nguồn gốc quốc tế khác không đầy đủ nên rất khó đưa ra được một dự báo đáng tin cậy về cán cân thanh toán.
Tuy nhiên, dựa trên những thông tin đã có, mức thâm hụt tài khoản vãng lai vào khoảng 5% GDP không phải là không có cơ sở. Về tài khoản vốn, bên cạnh dự báo sụt giảm luồng vốn FDI cũng cần nhắc tới dự báo về việc luồng vốn ồ ạt chảy ra cho cả năm. Phần lớn, nếu không phải tất cả luồng vốn chảy ra này đã diễn ra vào đầu năm 2009, khi các nhà đầu tư nước ngoài bán trái phiếu chính phủ và cố gắng chuyển thành tiền các cổ phiếu của họ trên thị trường chứng khoán. Với quy mô thị trường tài chính “mỏng manh” của Việt
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, báo cáo nhận xét: “Do chính sách hỗ trợ lãi xuất giai đoạn 1 chủ yếu đi kèm với việc tái cơ cấu nợ nên tổng tín dụng không tăng trưởng nhiều trong quí 1-2009. Các khoản vay theo chính sách này lên đến gần 200.000 tỉ đồng tính đến cuối tháng 3-2009, song tổng nợ xấu của ngân hàng chỉ tăng 6% kể từ cuối năm 2008”.
Báo cáo cho rằng tháng 4-2009, chương trình hỗ trợ lãi suất mở rộng đối tượng vay từ vốn lưu động sang vốn đầu tư và thời hạn dài hơn, từ chín tháng tăng lên hai năm. Tính hợp lý của chương trình hỗ trợ lãi suất giai đoạn 2 này làm nhiều người băn khoăn hơn. Tín dụng ngân hàng đến lúc đó vẫn luân chuyển tốt.
Điều quan trọng hơn là hỗ trợ lãi suất có nhiều điểm giống như chức năng “cho vay chính sách” vốn đã bị các ngân hàng thương mại hủy bỏ và chuyển sang những ngân hàng chuyên biệt cách đây vài năm, như một phần trong nỗ lực cải cách ngành tài chính ngân hàng.
Cho vay chính sách rất dễ bị thiên vị, có thể làm cho việc phân bổ nguồn lực thiếu hiệu quả và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng danh mục đầu tư của ngân hàng. Vì thế, báo cáo kết luận: “Cơ chế hỗ trợ lãi xuất vay vốn tín dụng dù đã có tác dụng thiết thực trong giai đoạn đầu của chính sách kích cầu nhưng giờ đây cũng gây nhiều quan ngại khi cơ chế này có thể làm nảy sinh tình trạng thiếu hiệu quả cho vay chính sách trong điều kiện lưu chuyển tín dụng của hệ thống ngân hàng đã được khai thông trở lại”.
Việc nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách hỗ trợ lãi suất giai đoạn 2 cho đến nay đã làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng nhanh. Các tác giả dự báo, “Vì tổng phương tiện thanh toán lại tăng trở lại, và giá cả hàng hóa hầu như cũng đã chạm đáy, nên lạm phát sẽ có thể tăng trở lại vào sáu tháng cuối năm 2009”.
Phần có nhiều thông tin nhất của báo cáo tập trung vào chính sách kích cầu của Việt
“Do 143.000 tỉ đồng lên đến gần 8,7% GDP dự kiến đạt được trong năm 2009, kế hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm cho nhiều người băn khoăn. Cộng thêm 8,7% GDP này vào với mức thâm hụt ngân sách tổng thể 8,3% đồng nghĩa với việc kế hoạch ngân sách đã phê duyệt trong năm 2008 sẽ bị thâm hụt 17% GDP.
Nếu điều này xảy ra, gói kích cầu của Việt
Báo cáo nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý về gói kích cầu này: “Thứ nhất, “kế hoạch 143.000 tỉ đồng” có nhiều nội dung trùng lắp. Một số mục được liệt kê cả trong gói kích cầu đợt 1; một số biện pháp khác xuất hiện cả trong kế hoạch ngân sách đã được phê duyệt vào cuối năm 2008. Thứ hai, “kế hoạch 143.000 tỉ đồng” đã trộn lẫn các biện pháp làm giảm số thu thuế với các biện pháp nhằm huy động thêm nguồn lực.
Mặc dù tính hai nhóm biện pháp đầu vào thâm hụt ngân sách là hợp lý, song nhóm biện pháp thứ ba lại là một mục cấp tài chính chứ không phải là nguyên nhân gây tăng thâm hụt. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là một số biện pháp đưa vào trong kế hoạch 143.000 tỉ đồng chắc chắn sẽ gây tổn thất cho xã hội, song việc chi phí đó rơi vào ngân sách lại hoàn toàn không rõ ràng”.
Vì thế, báo cáo cho rằng: “Gói kích cầu 143.000 tỉ đồng hiện đang được xin ý kiến Quốc hội có thể đẩy thâm hụt ngân sách tới mức không đủ đáp ứng về nguồn vốn trong bối cảnh hiện nay”.Vấn đề thực sự cần giải quyết tại thời điểm này là: gói kích cầu bao nhiêu là đủ, và làm thế nào để có nguồn lực cho nó. Đây không phải là chuyện nhỏ.
Vào thời điểm đã có những dấu hiệu phục hồi rõ rệt, và giai đoạn lạm phát thấp và thị trường tiền tệ suy thoái sắp chấm dứt, thì một mức thâm hụt ngân sách quá lớn là không thể biện hộ được. Khi thị trường còn chưa có gì chắc chắn, một gói kích cầu thiếu nguồn tài chính đầy đủ có thể mang lại kết quả ngược với mong đợi. Vì tất cả những lý do đó, các biện pháp được đề xuất trong “kế hoạch 143.000 tỉ đồng” vẫn đang chờ phê duyệt cần phải được cân nhắc một cách thận trọng, các tác giả khuyến cáo.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét