Lúng túng chuyện giá
Dai dẳng mấy tháng nay, giới đầu tư nước ngoài ở Việt
Nguồn gốc chuyện kiểm soát giá
Căn nguyên của chuyện kiểm soát giá là bản dự thảo một thông tư do Bộ Tài chính soạn thảo nhằm thay thế Thông tư 104 được ban hành từ cuối năm 2008. Trong khi Thông tư 104 quy định khá chi tiết các điều kiện áp dụng các biện pháp bình ổn giá đối với một số mặt hàng (ví dụ đối với sữa: “Trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục, giá bán lẻ sữa tăng từ 20 % trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động”) thì dự thảo chi ghi những điều kiện chung chung như “mức giá tăng cao hơn so với mức giá đã đăng ký, đã kê khai trước đó với cơ quan có thẩm quyền”… Với các loại hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá, Thông tư 104 chỉ giới hạn vào các doanh nghiệp có trên 50% vốn sở hữu nhà nước trong khi dự thảo mở rộng ra tất cả doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuộc danh mục phải đăng ký giá, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Việc đưa ra một dự thảo mới thay thế cho Thông tư 104 là do Thông tư này đã không làm được nhiệm vụ bình ổn giá như mục tiêu đề ra. Ví dụ trong năm 2009 dư luận xã hội nóng lên chuyện giá sữa tăng liên tục, nhiều người bất bình vì có loại sữa giá ở thị trường Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các thị trường khác trong khu vực. Thế nhưng Thông tư 104 đã không cung cấp cho các cơ quan nhà nước cũng như chính quyền địa phương một công cụ để bình ổn giá vì đã quy định chỉ áp dụng các biện pháp bình ổn giá khi giá bán lẻ sữa tăng từ 20% trở lên trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục. Trở ngại tương tự cũng xảy ra với các mặt hàng khác như gạo, thuốc chữa bệnh, đường… Nếu giá các mặt hàng này tăng dưới mức quy định trong Thông tư thì các cấp quản lý cũng đành chịu.
Lập luận của giới đầu tư nước ngoài
Nay khi dự thảo đưa vào diện đăng ký giá, kê khai giá cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngay lập tức giới đầu tư nước ngoài phản ứng. Lần lượt các hiệp hội doanh nhân nước ngoài như EuroCham, AmCham đã gởi thư cho Bộ Tài chính, Chính phủ, trả lời báo chí nước ngoài và tổ chức hội thảo để phản đối các quy định kiểm soát giá.
Họ không hiểu vì sao Việt
Các nhà đầu tư cũng cho rằng với khả năng có chuyện kiểm soát giá như thế, các dự án FDI vào các lãnh vực sản xuất hàng hóa trong danh mục như sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất dầu thực vật, phân bón, và sữa sẽ lưỡng lự trước khi quyết định đầu tư vì không nhà đầu tư nào muốn sản phẩm của mình phải chịu áp đặt giá. Họ cũng đặt vấn đề liệu kiểm soát giá như thế có trái với các cam kết WTO hay không bởi các văn bản gia nhập có cam kết: “kể từ ngày gia nhập WTO, Việt
Vấn đề tâm lý
Sự bất lực của cơ quan quản lý giá đối với một số mặt hàng như sữa, đường hay tân dược trong năm 2009 là yếu tố thuận lợi cho việc ra đời dự thảo thay thế cho Thông tư 104. Việc loại bỏ các điều kiện cụ thể trước khi có thể áp dụng các biện pháp bình ổn giá được kỳ vọng sẽ giúp cơ quan quản lý kiểm soát được giá sữa, giá thuốc chữa bệnh bất kể giá có tăng dưới 20% (sữa) hay dưới 15% (thuốc chữa bệnh). Buộc đăng ký giá đối với tất cả các khâu từ sản xuất, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ cho đến đại lý cũng được kỳ vọng sẽ lấp khe hở của Thông tư 104 khi trong thực tế năm 2009, các doanh nghiệp kinh doanh sữa hay thuốc chữa bệnh ở Việt Nam là nhà phân phối cho các hãng nước ngoài, không thuộc diện đăng ký giá. Chính vì thế mà đã từng có những kiến nghị Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư 104 theo hướng “tất cả doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ Nhà nước bình ổn giá phải thực hiện đăng ký giá theo quy định pháp luật”.
Bối cảnh những tháng đầu năm 2010 cũng thuận lợi cho dự thảo khi nhiều mặt hàng liên tục tăng giá, trong đó có nhiều mặt hàng là đầu vào cho dây chuyền sản xuất của nhiều doanh nghiệp khác. Bởi vậy, doanh nghiệp trong nước giữ im lặng trước dự thảo là điều dễ hiểu. Mặt khác, cũng có phỏng đoán, giới doanh nghiệp trong nước hiểu rõ tính bất khả thi của các biện pháp kiểm soát giá nên giữ thái độ im lặng vì cho rằng mọi việc rồi sẽ “đâu vào đó”. Chuyện giá xăng tăng liên tục bất kể nhiều quy định chặt chẽ là một minh họa điển hình.
Nhưng quan trọng hơn là tính khả thi
Việc kiểm soát giá chưa bao giờ là một vấn đề mang tính khả thi cao. Giả dụ theo tinh thần của dự thảo, để áp dụng biện pháp bình ổn giá, Bộ Tài chính có thể quy định giá tối đa và giá tối thiểu cho một sản phẩm, nhà cung cấp sẽ giữ lại không đưa mặt hàng này vào thị trường nữa và ngay lập tức thị trường sẽ hình thành những loại “chợ đen” buôn bán “chui” các sản phẩm này với giá thật sự theo cung cầu thị trường. Biện pháp kiểm soát hàng tồn kho của doanh nghiệp là sự can thiệp quá mức vào việc kinh doanh, sẽ vấp phải sự chống đối cao hơn nữa.
Kiểm soát giá sẽ dẫn đến sự khan hiếm giả tạo như thời kỳ bao cấp, phải mua hàng hóa bằng tem phiếu và sau cùng giá cả sẽ trở nên đắt đỏ, lạm phát cao sẽ quay trở lại – những hệ quả hoàn toàn trái ngược mục tiêu của dự thảo mong muốn đạt được.
Dự thảo có nhiều đoạn mang tính mơ hồ không định lượng được như “biến động một cách bất thường”, “giá tăng quá cao hoặc quá thấp không hợp lý”, “những yếu tố hình thành giá không hợp lý”. Làm sao để doanh nghiệp biết được thế nào là bất thường, thế nào là không hợp lý thì không thấy dự thảo hướng dẫn hay giải thích. Thử hỏi với quy định như thế này “giá do các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định giá không đúng các yếu tố hình thành giá theo quy định của pháp luật” làm sao doanh nghiệp hiểu để tuân thủ?
Bộ máy hành chính phục vụ công việc kiểm soát giá cũng không thể nào kham nổi khối lượng công việc khổng lồ, tiếp nhận đăng ký giá, theo dõi biến động giá, hiệp thương giá… vì giá chịu rất nhiều yếu tố đầu vào khác nhau tác động như tỷ giá, giá thế giới, giá xăng dầu, giá điện, lương, chi phí sản xuất… Không thể nào tưởng tượng nổi chuyện doanh nghiệp sản xuất một mặt hàng trong diện đăng ký giá, mỗi khi thay đổi giá thì phải thực hiện đúng quy trình thực hiện phương án điều chỉnh giá phức tạp mới được tăng hay giảm giá bán. Có những quy định mới nhìn vào đã thấy không thể nào thực hiện được, không hiểu sao dự thảo vẫn đưa vào. Ví dụ, Sở Tài chính sẽ là nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá của các thành phần kinh tế khác (ngoài doanh nghiệp do Nhà nước nắm 51% vốn điều lệ trở lên – đăng ký ở Bộ Tài chính) nhưng làm sao một sở ở một địa phương có đủ nguồn lực để biết doanh nghiệp đăng ký giá như thế nhưng có thực hiện đúng giá đã đăng ký không ở trên các thị trường khắp cả nước. Làm sao doanh nghiệp, mặc dù đã đăng ký giá, có thể kiểm soát được việc bán đúng giá đã đăng ký tại hàng chục ngàn hay thậm chí hàng trăm ngàn điểm bán lẻ trên khắp cả nước.
Biện pháp thay thế
Cứ vài ba năm, lại rộ lên một chuyện nào đó với cộng đồng đầu tư nước ngoài. Cách đây mấy năm là chuyện hiểu nhầm phải ghi tên công ty bằng tiếng Việt, rồi trước đó nữa hai giá. Nay vấn đề kiểm soát giá thật sự là một chuyện không hay ho gì cho việc quảng bá môi trường kinh doanh của Việt
Thông tư 104 với đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp nhà nước nắm cổ phần chi phối mà cũng không triển khai được trong thực tế thì dự thảo thay thế với đối tượng mở rộng ra nhiều lần cũng sẽ khó lòng thực thi. Tại sao không sử dụng các Luật đã có như Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ người tiêu dùng và quan trọng nhất là quy luật thị trường để kiểm soát giá. Riêng với các mặt hàng “nhạy cảm” với công luận như sữa, thuốc chữa bệnh thì nên có những nghiên cứu riêng để áp dụng. Điều quan trọng đối với vai trò của các cơ quan nhà nước trong quản lý giá là tính minh bạch, là thông tin rõ ràng trong các khâu phân phối để người tiêu dùng tự mình quyết định. Chính họ là nguồn áp lực lớn nhất buộc nhà sản xuất phải điều chỉnh giá cho phù hợp với cung cầu thị trường. Vai trò đó cũng là tạo một môi trường kinh doanh có cạnh tranh lành mạnh chứ không phải là dùng các biện pháp hành chính, càng làm méo mó thị trường, càng tạo điều kiện cho đầu cơ giá.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét