Có 1 thực tế rằng khi xây dựng backlink, chúng ta luôn đối mặt với việc gặp phải những liên kết có nội dung xấu hoặc không phù hợp, gây ảnh hưởng đến thứ hạng của website. Từ đó việc phân loại những liên kết này hoặc đơn giản hơn là việc xác định liên kết nào đem lại lợi ích cho website của bạn là vô cùng cần thiết.
Có hai loại backlinks: Dofollow và Nofollow.
dofollow và nofollow link trong kỹ thuật SEO
1. Vậy Dofollow là gì? Nofollow là gì?
dofollow, nofollow (hoặc external dofollow, external nofollow) là các thuộc tính rel=” của thẻ liên kết. VD:
abc
2. Google nói về rel=”nofollow”
“Nofollow” cung cấp cho quản trị web một cách để thông báo cho công cụ tìm kiếm “không theo các liên kết trên trang này” hoặc “không theo liên kết cụ thể này.”
Trước khi nofollow được sử dụng trên các liên kết riêng lẻ, việc ngăn cản không cho “robot” đi theo các liên kết riêng lẻ trên một trang đòi hỏi rất nhiều công sức (ví dụ: chuyển hướng liên kết đến một URL bị chặn trong robots.txt). Đó là lý do tại sao giá trị “nofollow” của thuộc tính rel được tạo ra. Điều này giúp cho quản trị web kiểm soát chi tiết hơn: thay vì thông báo cho công cụ tìm kiếm và các bot không đi theo bất kỳ liên kết nào trên trang đó, nó giúp bạn dễ dàng chỉ dẫn các robot không thu thập dữ liệu một liên kết cụ thể.
Với các liên kết “không được đi theo” đó Google sẽ không chuyển PageRank hoặc chuỗi ký tự liên kết qua những liên kết này.
3. Tầm quan trọng của dofollow và nofollow khi đi xây dựng backlink
Nodofollow SwitchKhi bạn xây dựng backlink cho website của bạn như post bài PR, tạo chữ kí, profile trên các forum, comment trên các blog thì bạn nên kiểm tra xem các liên kết này trỏ về website của bạn là dofollow hay nofollow vì chỉ có dofollow (hoặc không có thuộc tính rel=” nghĩa là mặc định dofollow) thì mới tính backlink còn nofollow bạn chỉ nhận được direct traffic.
4. Sử dụng “nofollow” cho liên kết trên trang của bạn
Có một số trường hợp sau đây bạn có thể cân nhắc để sự dụng thẻ rel=”nofollow” :
- Nội dung không tin cậy: những nội dung từ các liên kết tới website của bạn mà bạn không thể hoặc không muốn xác minh.
- Các liên kết được trả tiền: Theo Google, một số Công ty SEO và nhiều quản trị web tham gia quá trình mua và bán các liên kết đã đáp ứng được PageRank mà bỏ qua yếu tố chất lượng liên kết, các nguồn, việc này sẽ có ảnh hưởng lâu dài trên các trang web của họ. Việc mua hoặc bán các liên kết đã đáp ứng được PageRank với mục đích thao túng kết quả tìm kiếm là vi phạm các nguyên tắc quản trị trang web của Google. Vậy nên những liên kết này phải đặt trong thẻ với thuộc tính “nofollow”.
- Những comment, bài viết không qua kiểm soát của bạn về nội dung.
- Trang đăng ký, đăng nhập (bởi Google bots không thể đăng ký hoặc đăng nhập) hay những trang mà bạn cảm thấy không có giá trị tìm kiếm. VD:
Login
5. Cách kiểm tra Nofollow links
- Chuột phải vào liên kết và chọn “Inspect element”
- Sử dụng addon Firefox để kiểm tra: NoDofollow (những liên kết trên website được tô xanh nghĩa là dofollow, còn liên kết được bôi màu hồng là nofollow.)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét