Những mẩu tin đáng lưu ý
Tốc độ tăng trưởng GDP thực sự ở Việt Nam là bao nhiêu? Không ai có câu trả lời chính xác. Nếu nhìn vào con số báo cáo chính thức thì GDP sáu tháng đầu năm 2011 đã tăng 5,57% nhưng đi một vòng các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, đâu đâu cũng thấy chuyện phá sản, nợ nần, thua lỗ, bế tắt.
Trong bối cảnh đó, có những mẩu tin rất đáng lưu ý vì chúng gián tiếp cho thấy bức tranh thật về sự tăng trưởng GDP của Việt Nam.
- Petrolimex cho biết từ tháng 6 đến nay lượng tiêu thụ xăng dầu trong nước giảm mạnh do lực cầu yếu. Ước tháng 7 mức tiêu thụ chỉ bằng 64% của thời điểm tháng 2-2011. Để cân đối nguồn cung cho tháng 8 và những tháng cuối năm, Petrolimex đã đẩy mạnh tái xuất xăng dầu, dãn, hoãn các chuyến tàu nhập xăng dầu miễn sao đừng bị phạt.
- Bangladesh cho biết họ sẽ nhập khẩu 120.000 tấn sản phẩm xăng dầu từ Việt Nam (mua của Petrolimex) trong thời điểm từ tháng 7 đến tháng 12-2011.
- Bộ Công thương cho hay lượng điện phục vụ cho sản xuất của bảy tháng đầu năm tăng chậm, chỉ đạt 9,4% thay cho mức 15% cùng kỳ năm trước. Vì thế các doanh nghiệp sản xuất điện ngoài ngành điện đang bị ế, không bán được điện.
-------------------------
Cập nhật:
Anh Lê Hồng Giang có viết một entry về chuyện này:
Nhà báo
Nguyễn Vạn Phú nghi ngờ số liệu tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm không phù hợp với số liệu sản lượng điện và xăng dầu. Lấy số liệu từ
website của TCTK, tôi tính tốc độ tăng trưởng sản lượng điện và khí đốt (TCTK không cung cấp số liệu riêng cho ngành điện) rồi so sánh với tốc độ tăng trưởng GDP (tất cả đều tính theo giá 1994). Sau đó tính trung bình tỷ lệ tăng trưởng điện và khí so với GDP trong giai đoạn 1996-2010 cho kết quả là 2.07 lần. Như vậy tốc độ tăng trưởng sản xuất/tiêu thụ điện 9.4% sẽ tương đương với tăng trưởng GDP bằng 4.7% (giả sử khí đốt cũng tăng trưởng tương đương với điện). Như vậy so với số liệu của TCTK (GDP tăng 5.57%) thì số liệu ước tính này thấp hơn gần 1%.
Một điểm thú vị là nếu lấy
số liệu GDP của ngành điện/khí/nước chia cho sản lượng thì tỷ lệ này giảm liên tục từ năm 1995 đến nay (ngoại trừ năm 1998). Điều này cho thấy chi phí đầu vào của ngành điện/khí/nước so với giá bán ngày càng tăng, có thể do tỷ lệ nhiệt điện/thủy điện tăng nhưng cũng có thể do efficiency/productivity giảm.
Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét