Sử Dụng Facebook Fanpage Cho Mục Đích Kinh Doanh

1. Hãy tìm câu trả lời cho các câu hỏi
Why: Tại sao bạn lại sử dụng Facebook?
Không phái bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên sử dụng Facebook! Hãy tìm ra đâu là thị trường mục tiêu của bạn từ đó chọn một nền tảng sẽ mang lại nhiều lợi ích nhất.
What: Mục tiêu của bạn là gì?
Dưới đây là ví dụ của một số mục tiêu nên cân nhắc:
  • Nâng cao nhận thức về thương hiệu.
  • Xây dựng một cộng đồng.
  • Tăng tầm phủ sóng.
  • Tạo ra traffic đến với website.
  • Xây dựng các mối quan hệ mới.
  • Tăng doanh số bán ra …
Who: Ai là mục tiêu của bạn?
Hãy thiết lập cho một định hướng rõ ràng đâu là mục tiêu hướng đến của bạn trên Facebook. Càng hiểu rõ về điều này, những thông điệp của bạn càng hiệu qủa.
How: Bạn sẽ làm gì để đạt được những mục tiêu trên?
Cần đề ra chiến lược hợp lý. Những chiến lược này cần sự linh hoạt và cần sửa đổi khi cần thiết.
2. Tận dụng không gian hợp lý
  • Kích thước ảnh cover: 851 x 315 pixel và không quá 20% trong số đó là các dòng chữ.
  • Ảnh đại diện: 180 x 180 pixel.
  • Phần About ở dưới ảnh đại diện cho phép hiển thị 155 kí tự. Chắc chắn rằng trong số kí tự đó bạn đã đính kèm thêm website của công ty (nếu có).
3. Ảnh cover nên nói lên một điều gì đó
 sử dụng Facebook Fanpage cho mục đích kinh doanh
Ảnh Cover chiếm một không gian khá lớn trên Page và đó là một trong những điều đầu tiên một người sẽ nhìn vào khi ghé thăm trang của bạn. Ảnh Cover nên diễn tả được những gì doanh nghiệp của bạn đang hướng tới.
4. Hãy đăng bài thường xuyên và hợp lý.
Đăng bài một cách ngẫu nhiên và không thường xuyên có thể để lại một ấn tượng tiêu cực lên độc giả, từ đó, độ phủ sóng của Page sẽ giảm. Tuy nhiên, đăng bài quá nhiều trong một ngày cũng không không chắc mang lại hiệu quả cao. Hãy thử nghiệm và quan sát trong một thời gian để đo đếm mức độ tương tác sẽ thay đổi cùng nhịp độ bạn đăng bài ra sao từ đó rút ra tần suất phù hợp nhất cho riêng bạn.
5. Hiểu về nền tảng
EdgeRank
Không phải tất cả các fan sẽ nhìn thấy bài đăng của bạn. Trong thực tế, chỉ có khoảng 16% độc giả có thể làm được điều đó. Tại sao? Đây là lúc bạn cần tìm hiểu về EdgeRank, thuật toán quyết định việc một bài đăng có xuất hiện trên News Feed không.
Thuật toán này bao gồm các trọng số sau đây:
  • Affinity: Đo mức độ quan hệ giữa người đọc và người đăng bài. Quan hệ càng thân thiết, điểm càng cao.
  • Weight: Các loại bài đăng khác nhau sẽ có “trọng lượng” khác nhau (ảnh, video, trạng thái, … )
  • Time Decay: Khi “độ tuổi” một bài đăng tăng lên, điểm trọng số này sẽ giảm xuống.
Facebook Terms of Services (TOS)
Nếu bạn vi phạm các điều khoản của Facebook, Page sẽ bị đóng cửa thậm chí không cần thông báo. Hãy làm quen với TOS và thường xuyên cập nhật các thay đổi của nó tại địa chỉ https://www.facebook.com/policies.
Insights
Insights là một mục rất quan trọng để bạn theo dõi sự phát triển của Page và rút ra những gì bạn nên làm và không nên làm để đạt hiệu quả cao nhất.
Help Section
Facebook Help mà một mục có khá nhiều thông tin hữu ích, tuy nhiên, lại ít được người dùng chú ý tận dụng.
Địa chỉ: https://www.facebook.com/help/pages.
6. Sử dụng các tính năng
  • Post Target (Định hướng bài đăng)
  • Pinned Posts (Bài đăng đánh dấu)
  • Highlight Posts (Bài đăng nổi bật)
  • Events
  • Offers
  • Promoted Posts
  • Milestone
  • Questions …
7. Hồi đáp bình luận

Theo SocialBakers chỉ có 30% số trang doanh nghiệp trả lời các bình luận của fan. Hãy thường xuyên hồi đáp các comment và nhớ mở tính năng Message cho Page để có thể lắng nghe những gì khách hàng phản hồi về bạn.
8. Quảng bá chéo
Để tăng độ viral của Page, bạn cần kể cho mọi người về nó. Bạn có thể tận dụng các kênh sau đây để quảng bá Page:
  • Các mạng xã hội khác
  • Website
  • Sự kiện, bảng tin, …
  • Fanpage khác
9. Đừng ngần ngại đầu tư
Facebook ad đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược marketing của thương hiệu. Chúng có thể giúp tăng lượng fan, độ tương tác, giúp quảng bá hiệu quả hơn cũng như định hướng bài đăng tốt hơn đối tượng hướng đến.
10. Mang đến giá trị cho cộng đồng
Quy luật 80/20: Hãy đăng bài theo quy tắc 80% số lượng bài là các nội dung mang lại  lợi ích cho độc giả và 20% là các bài đăng mang tính chất quảng bá thương hiệu và sản phẩm.
Nội dung liên quan: Hãy đăng tải nhiều thông tin khác nhau nhưng nên xoay quanh sản phẩm của bạn. Thỉnh thoảng bạn cũng có thể đăng tải các bài đăng hơi “off-topic” một chút để tránh gây nhàm chán, nhưng đừng đi quá xa giới hạn.
Có gì cho độc giả: Dưới đây là các nội dung được độc giả quan tâm nhiều nhất:
  • Giảm giá hoặc khuyến mại
  • Thông báo thú vị
  • Mang tính giải trí
  • Tương tác và kết nối
  • Giáo dục
  • Hỗ trợ
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét