Hôm nay tôi có một tin vui: Hội đồng Giải thưởng Sách Hay (GTSH – www.sachhay.org) thông báo rằng cuốn “Đi vào nghiên cứu khoa học” của tôi đã được tuyển chọn trao giải Sách Hay 2013. Dĩ nhiên, đó là một sự khích lệ đối với tôi, và tôi muốn nhân dịp này cám ơn Ban tổ chức và Hội đồng GTSH đã quan tâm đến khoa học và chọn cuốn sách để trao giải thưởng.
Cuốn sách này, như tên gọi, có mục tiêu đơn giản là giới thiệu những ý tưởng và “luật chơi” trong khoa học. Sách có 2 phần: phần đầu bàn về câu hỏi nghiên cứu (kể cả cách đánh giá một câu hỏi), văn hoá khoa học, và đạo đức khoa học; phần hai bàn về việc công bố và trình bày báo cáo khoa học. Bạn đọc sẽ biết thế nào là một bài báo khoa học, chỉ số H, chỉ số ảnh hưởng (impact factor), v.v. là gì. Bạn đọc cũng sẽ có những “thông tin độc” về những lí do bài báo khoa học bị từ chối. Với những chủ đề đó, cuốn sách này tôi viết không chỉ cho sinh viên, nghiên cứu sinh, mà còn nhắm đến những người ngồi trong các hội đồng đánh giá nghiên cứu khoa học.
Tôi nghĩ chỉ khi nào nhà khoa học và những người ngồi trong hội đồng nói cùng một ngôn ngữ, cùng hiểu một khái niệm, cùng có văn hoá thì mới có thể đối thoại công bằng được. Thử tưởng tượng một hội đồng khoa học mà những người ngồi trong đó chưa từng biết inpact factor là gì và cách diễn giải ra sao thì làm sao có thể đánh giá chính xác thành tích của một nhà khoa học có công trình công bố trên các tập san quốc tế. Do đó, tôi cố gắng mô tả những chỉ số này một cách đơn giản để ai cũng có thể hiểu được. Tôi cũng đã tích cực giới thiệu cuốn sách đến các bạn và đồng nghiệp trong cách workshop do tôi thực hiện trong thời gian qua. Rất nhiều bạn đọc nói rằng họ thích cuốn sách vì qua đó họ đã rõ hơn về những điều mà cộng đồng khoa học hay nhắc đến. Ngay cả giới phóng viên cũng có người tìm đọc và nói rằng họ hiểu về khoa học và nhà khoa học hơn qua những thông tin trong sách. Do đó, hi vọng về lâu dài, qua cuốn sách cộng đồng khoa học sẽ hiểu nhau hơn và có cách thẩm định khách quan hơn.
Cuốn sách khởi phát từ Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Tôi là một cộng tác viên của TBKTSG, và toà soạn thường hay giúp in sách cho cộng tác viên. Hình thức giúp đỡ là biên tập và liên lạc chọn nhà xuất bản. Do đó, năm 2011, khi TBKTSG đề nghị tôi in 2 cuốn về giáo dục và khoa học thì tôi vui vẻ đồng ý ngay. Cuốn về giáo dục (“Giáo dục đại học nhìn dưới góc độ hội nhập”) và cuốn này (“Đi vào nghiên cứu khoa học”) gần như được in trong cùng một lúc. Kể từ khi in năm 2011, cả hai cuốn đều được tái bản 2 lần. Sự chào đón của các bạn đọc làm tôi … cảm động. Thời buổi sách dạy làm đẹp, sách dạy tiếng Anh, sách dạy kĩ năng sống đang lên ngôi mà vẫn còn bạn đọc quan tâm đến khoa học và giáo dục làm tôi cảm động và có phần phấn khích. Cuốn về giáo dục như tôi có lần thông báo là được Ban tuyên giáo trao giải khuyến khích với 3 triệu đồng thưởng vào năm ngoái.
Năm nay thì đến giải Sách Hay 2013. Tôi nghĩ trong giới có học trong và ngoài nước thì ai cũng biết đến Giải thưởng Sách Hay. Đây là giải thưởng hay nói đúng hơn là một sáng kiến do một nhóm nhân sĩ độc lập chủ trì. Đó là Nhà văn Nguyên Ngọc, Nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn, Ts Chu Hảo, Ts Quách Thu Nguyệt, ông Giản Tư Trung thuộc viện IRED. Đây là giải thưởng mang tính “dân lập”, hiểu theo nghĩa những người chủ trương không có dính dáng gì đến chính quyền. Chủ trương của nhóm là “mong muốn làm cái gì đó cho chuyện khai minh thông qua việc quảng bá sách hay và lan tỏa tri thức từ những cuốn sách hay này trong cộng đồng xã hội; đồng thời, mong rằng giải này cũng là một tác nhân (cùng với nhiều tác nhân khác) trong việc hình thành xã hội dân sự ở xứ mình, nhất là trong lĩnh vực văn hóa, khoa học và giáo dục.” Giải thưởng Sách Hay không có thưởng tiền. Nhưng tôi nghĩ những ai viết sách thì có bao giờ nghĩ đến chuyện tiền bạc.
Năm nay, tôi thấy Hội đồng trao giải cho vài cuốn sách tôi thích và đã từng có thời giới thiệu trên trang nhà cũ. Đó là cuốn “Biển và chim bói cá” của Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, cuốn “Thần, Người và Đất Việt” của nhà viết sử Tạ Chí Đại Trường, và cuốn “Tại sao các quốc gia thất bại” (bản dịch) mà tôi đã giới thiệu mấy tuần trước đây. Cả hai người đều là tác giả "favorite" của tôi. Trang web cũ của tôi còn dành hẳn một trang để giới thiệu Bùi Ngọc Tấn, người mà tôi nghĩ là Dostoievsky của Việt Nam. Đặc biệt tôi rất thích cuốn “Những giọt mực” của Lê Tất Điều, vì tôi đã đọc từ trước 1975 và đây là một trong những tác phẩm hay của một cây bút sắc sảo và tinh tế ở miền Nam thời đó. Sau này ra hải ngoại ông cũng sáng tác nhưng không nhiều. Hoá ra, những gì Hội đồng tuyển chọn cũng hợp gu cá nhân tôi. Tôi nghĩ trong giới trẻ ngày nay ít ai biết Nhà văn Lê Tất Điều, và đó là một thiếu sót; các bạn nên tìm đọc sáng tác của ông vì sẽ học rất nhiều điều trong đó.
Nhân dịp này, tôi cám ơn anh Nguyễn Vạn Phú (Thời báo Kinh tế Sài Gòn) đã gợi ý in cuốn sách, và tờ báo đã từng đăng tải nhiều bài viết của tôi về giáo dục và khoa học trong thời gian trên dưới 10 năm qua. Tôi cũng cám ơn anh Nguyễn Công Thắng, người đã bỏ ra nhiều thời để rà soát, chọn lọc, và biên tập cuốn sách. Bản thảo đầu của cuốn sách dài trên 500 trang, nhưng nhà xuất bản nghĩ rằng sách dài khó bán, nên giảm xuống còn 300 trang. Do đó, biên tập cuốn sách là một việc làm “gian truân”, nhất là với cách viết của tôi. Không có anh Nguyễn Công Thắng, cuốn sách đã không đến tay bạn đọc sớm được. Tôi cũng cám ơn Nhà xuất bản Tổng Hợp đã in và phát hành 4 cuốn sách của tôi trong vòng 2 năm qua.
Cuốn sách này, như tên gọi, có mục tiêu đơn giản là giới thiệu những ý tưởng và “luật chơi” trong khoa học. Sách có 2 phần: phần đầu bàn về câu hỏi nghiên cứu (kể cả cách đánh giá một câu hỏi), văn hoá khoa học, và đạo đức khoa học; phần hai bàn về việc công bố và trình bày báo cáo khoa học. Bạn đọc sẽ biết thế nào là một bài báo khoa học, chỉ số H, chỉ số ảnh hưởng (impact factor), v.v. là gì. Bạn đọc cũng sẽ có những “thông tin độc” về những lí do bài báo khoa học bị từ chối. Với những chủ đề đó, cuốn sách này tôi viết không chỉ cho sinh viên, nghiên cứu sinh, mà còn nhắm đến những người ngồi trong các hội đồng đánh giá nghiên cứu khoa học.
Tôi nghĩ chỉ khi nào nhà khoa học và những người ngồi trong hội đồng nói cùng một ngôn ngữ, cùng hiểu một khái niệm, cùng có văn hoá thì mới có thể đối thoại công bằng được. Thử tưởng tượng một hội đồng khoa học mà những người ngồi trong đó chưa từng biết inpact factor là gì và cách diễn giải ra sao thì làm sao có thể đánh giá chính xác thành tích của một nhà khoa học có công trình công bố trên các tập san quốc tế. Do đó, tôi cố gắng mô tả những chỉ số này một cách đơn giản để ai cũng có thể hiểu được. Tôi cũng đã tích cực giới thiệu cuốn sách đến các bạn và đồng nghiệp trong cách workshop do tôi thực hiện trong thời gian qua. Rất nhiều bạn đọc nói rằng họ thích cuốn sách vì qua đó họ đã rõ hơn về những điều mà cộng đồng khoa học hay nhắc đến. Ngay cả giới phóng viên cũng có người tìm đọc và nói rằng họ hiểu về khoa học và nhà khoa học hơn qua những thông tin trong sách. Do đó, hi vọng về lâu dài, qua cuốn sách cộng đồng khoa học sẽ hiểu nhau hơn và có cách thẩm định khách quan hơn.
Cuốn sách khởi phát từ Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Tôi là một cộng tác viên của TBKTSG, và toà soạn thường hay giúp in sách cho cộng tác viên. Hình thức giúp đỡ là biên tập và liên lạc chọn nhà xuất bản. Do đó, năm 2011, khi TBKTSG đề nghị tôi in 2 cuốn về giáo dục và khoa học thì tôi vui vẻ đồng ý ngay. Cuốn về giáo dục (“Giáo dục đại học nhìn dưới góc độ hội nhập”) và cuốn này (“Đi vào nghiên cứu khoa học”) gần như được in trong cùng một lúc. Kể từ khi in năm 2011, cả hai cuốn đều được tái bản 2 lần. Sự chào đón của các bạn đọc làm tôi … cảm động. Thời buổi sách dạy làm đẹp, sách dạy tiếng Anh, sách dạy kĩ năng sống đang lên ngôi mà vẫn còn bạn đọc quan tâm đến khoa học và giáo dục làm tôi cảm động và có phần phấn khích. Cuốn về giáo dục như tôi có lần thông báo là được Ban tuyên giáo trao giải khuyến khích với 3 triệu đồng thưởng vào năm ngoái.
Năm nay thì đến giải Sách Hay 2013. Tôi nghĩ trong giới có học trong và ngoài nước thì ai cũng biết đến Giải thưởng Sách Hay. Đây là giải thưởng hay nói đúng hơn là một sáng kiến do một nhóm nhân sĩ độc lập chủ trì. Đó là Nhà văn Nguyên Ngọc, Nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn, Ts Chu Hảo, Ts Quách Thu Nguyệt, ông Giản Tư Trung thuộc viện IRED. Đây là giải thưởng mang tính “dân lập”, hiểu theo nghĩa những người chủ trương không có dính dáng gì đến chính quyền. Chủ trương của nhóm là “mong muốn làm cái gì đó cho chuyện khai minh thông qua việc quảng bá sách hay và lan tỏa tri thức từ những cuốn sách hay này trong cộng đồng xã hội; đồng thời, mong rằng giải này cũng là một tác nhân (cùng với nhiều tác nhân khác) trong việc hình thành xã hội dân sự ở xứ mình, nhất là trong lĩnh vực văn hóa, khoa học và giáo dục.” Giải thưởng Sách Hay không có thưởng tiền. Nhưng tôi nghĩ những ai viết sách thì có bao giờ nghĩ đến chuyện tiền bạc.
Năm nay, tôi thấy Hội đồng trao giải cho vài cuốn sách tôi thích và đã từng có thời giới thiệu trên trang nhà cũ. Đó là cuốn “Biển và chim bói cá” của Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, cuốn “Thần, Người và Đất Việt” của nhà viết sử Tạ Chí Đại Trường, và cuốn “Tại sao các quốc gia thất bại” (bản dịch) mà tôi đã giới thiệu mấy tuần trước đây. Cả hai người đều là tác giả "favorite" của tôi. Trang web cũ của tôi còn dành hẳn một trang để giới thiệu Bùi Ngọc Tấn, người mà tôi nghĩ là Dostoievsky của Việt Nam. Đặc biệt tôi rất thích cuốn “Những giọt mực” của Lê Tất Điều, vì tôi đã đọc từ trước 1975 và đây là một trong những tác phẩm hay của một cây bút sắc sảo và tinh tế ở miền Nam thời đó. Sau này ra hải ngoại ông cũng sáng tác nhưng không nhiều. Hoá ra, những gì Hội đồng tuyển chọn cũng hợp gu cá nhân tôi. Tôi nghĩ trong giới trẻ ngày nay ít ai biết Nhà văn Lê Tất Điều, và đó là một thiếu sót; các bạn nên tìm đọc sáng tác của ông vì sẽ học rất nhiều điều trong đó.
Nhân dịp này, tôi cám ơn anh Nguyễn Vạn Phú (Thời báo Kinh tế Sài Gòn) đã gợi ý in cuốn sách, và tờ báo đã từng đăng tải nhiều bài viết của tôi về giáo dục và khoa học trong thời gian trên dưới 10 năm qua. Tôi cũng cám ơn anh Nguyễn Công Thắng, người đã bỏ ra nhiều thời để rà soát, chọn lọc, và biên tập cuốn sách. Bản thảo đầu của cuốn sách dài trên 500 trang, nhưng nhà xuất bản nghĩ rằng sách dài khó bán, nên giảm xuống còn 300 trang. Do đó, biên tập cuốn sách là một việc làm “gian truân”, nhất là với cách viết của tôi. Không có anh Nguyễn Công Thắng, cuốn sách đã không đến tay bạn đọc sớm được. Tôi cũng cám ơn Nhà xuất bản Tổng Hợp đã in và phát hành 4 cuốn sách của tôi trong vòng 2 năm qua.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét