Đuổi "giặc" cúm

Hôm trước viết bài phòng chống cảm cúm xong thì lăn ra cúm luôn, đúng là ghét của nào trời trao của ấy. Đã vậy, hôm nay mình “nhiều chuyện” thêm về việc trị cúm nha. Dù sao thì cảm cúm cũng là một trong mười bệnh thường gặp nhất ở nước mình mà.

Khi đã bị cúm, tốt nhất nên có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt. Mình đã từng biết có những trường hợp cảm cúm nặng biến chứng sang viêm phổi, viêm xoang cấp hay viêm tai giữa cấp. Vậy nên nhất thiết phải đuổi giặc cúm ngay khi nó vừa mon men tấn công cơ thể. Ngoài một số biện pháp trị bệnh dân gian, việc dùng thuốc đúng cách sẽ giúp trị dứt bệnh sớm và hiệu quả. Đáng tiếc là vì bệnh cảm cúm rất thường gặp nên nhìn chung mọi người khá chủ quan, và không ít người có thói quen ra hiệu thuốc mua đại một loại chống cảm cúm nào đó về uống. Điều trị kiểu này mang tính may rủi khá cao, chưa kể có một số nhà thuốc còn cho nhiều loại thuốc quá mức cần thiết, vì vậy mình nghĩ tự bản thân mỗi người phải trang bị kiến thức y học thường thức để hiểu triệu chứng và điều trị triệu chứng.

Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh

Ở bài trước có bạn comment là không biết cách phân biệt cảm cúm với cảm lạnh, rồi lại có bạn nói cảm cúm là do virus còn cảm lạnh chỉ đơn thuần do thời tiết. Mình muốn đính chính thêm chỗ này một chút. Thực ra, cảm cúm và cảm lạnh đều do virus gây ra, tuy nhiên cảm cúm nguy hiểm hơn. Ở bệnh cảm lạnh, virus có thể là Rhinoviruses, các virus khác xác định được hoặc không xác định được. Ở bệnh cảm cúm thì virus có thể là tuýp A, B hoặc C; trong đó tuýp A và B có thể gây biến chứng và đại dịch. Vấn đề là bản thân chúng ta không biết được mình nhiễm con virus nào, nên cách phân biệt đơn giản nhất là căn cứ vào triệu chứng. Mình có tài liệu này của bên Panadol giúp phân biệt khá rõ bệnh cảm cúm và cảm lạnh nên post lên cho các bạn tham khảo:


Cũng cần lưu ý là thời gian cảm lạnh thường dài hơn cảm cúm, nhưng cảm cúm lại làm chúng ta mệt mỏi kéo dài hơn.

Phân biệt mức độ cảm cúm

Muốn trị cúm hiệu quả thì phải biết được chúng ta đang nhiễm bệnh ở mức độ nào. Nhìn chung, cảm cúm được chia thành 2 mức độ: thông thường và nặng. Nói một cách khái quát, cảm cúm thông thường có 3 biểu hiện đặc trưng:

- Hắt hơi
- Sổ mũi, nghẹt mũi
- Đau đầu nhẹ

Cảm cúm nặng có 6 biểu hiện đặc trưng:

- Hắt hơi
- Sổ mũi, nghẹt mũi
- Đau đầu, đau nhức mình mẩy
- Ho có đàm
- Đau họng
- Sốt

Biết được chúng ta bị cảm cúm dạng nào là cơ sở để xác định loại thuốc cần dùng.

Dùng thuốc như thế nào?

Thuốc trị bệnh là thứ không nên dùng tùy tiện mà cần có ý kiến bác sĩ. Tuy nhiên, bây giờ mà phỏng vấn mười người thì chắc có tới chín người… rưỡi tự đi mua thuốc về uống khi bị cúm chứ không đi bác sĩ, trong đó có mình, hehe. Thực ra mình thấy trong một số trường hợp bị nhiễm các chứng bệnh thông thường như cảm cúm mà không có điều kiện đi bác sĩ thì chúng ta có thể tự điều trị, điều quan trọng là phải lựa chọn đúng thuốc và tuân thủ các nguyên tắc khoa học. Nên chuẩn bị sẵn thuốc chống cảm cúm trong tủ thuốc gia đình vì bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Khi mua và dùng thuốc, cần am hiểu về các thành phần để trị theo triệu chứng, những thành phần này đều được liệt kê trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

- Trị các triệu chứng về mũi (hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi): dùng thuốc có thành phần Phenylephedrine

- Trị các triệu chứng nhức đầu, đau mỏi cơ thể: dùng thuốc có hoạt chất paracetamol

- Thông thường cảm cúm cũng như thuốc trị cảm cúm hay gây buồn ngủ, ảnh hưởng đến lịch làm việc và sinh hoạt cá nhân. Trong trường hợp này có thể dùng thuốc có hỗ trợ caffeine.

Trong trường hợp cúm nặng thì ngoài các thành phần trị những triệu chứng trên còn cần thêm những thành phần sau.

- Noscapine có tác dụng giảm ho

- Terpine hydrate làm loãng đàm

- Vitamin C tăng sức đề khác

Mình liệt kê rõ các thành phần như trên chỉ để các bạn có thêm thông tin khi chọn thuốc, chứ trên thực tế khi bệnh ít ai nhớ được thành phần gì trị chứng gì mà mua cho đúng. Chưa kể là nếu lưu trữ đủ loại paracetamol, thuốc trị ho, đau họng, sổ mũi… cũng chật tủ thuốc mà có khi chưa xài đã hết hạn sử dụng, với lại mỗi lần cảm cúm uống một mớ thuốc cũng oải. Vì vậy mình thì thường dùng Panadol 3 (viên màu cam) và Panadol 6 (viên màu vàng nhạt) – tức là thuốc 3 thành phần trị cảm cúm thông thường và thuốc 6 thành phần trị cảm cúm nặng, vừa đầy đủ vừa dễ nhớ (dạo này bắt đầu hay quên nên cứ muốn chọn cái gì vừa đơn giản vừa hiệu quả). Trên thị trường có khá nhiều thuốc với các thành phần tương đương, bạn có thể chọn loại phù hợp với gia đình mình, có nhãn hiệu uy tín và lưu ý hạn sử dụng. Đối với trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai và cho con bú thì nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Cũng cần lưu ý là trước và sau khi dùng thuốc không nên dùng trà xanh, cà phê, bia, rượu… vì những thức uống này sẽ ảnh hưởng đến các thành phần của thuốc. Tốt nhất, nên kết hợp với các liệu pháp thiên nhiên để tăng hiệu quả trị bệnh như uống nước nóng có gừng, súc họng bằng nước muối, nhỏ mũi bằng nước tỏi (nhánh tỏi giã nhỏ cho vào nước ấm, nhỏ trực tiếp vào mũi 1-2 giọt), bổ sung vitamin C cho cơ thể và tăng cường nghỉ ngơi. Mình thì hay dùng tỏi và uống chanh muối nóng, giảm được chứng cảm cúm và cảm lạnh khá hiệu quả.


Cảm cúm là bệnh rất bình thường nhưng lại không thể coi thường. Vì vậy, chống được thì chống, không chống được thì phải trị. Nhiều người chỉ vì ngại chữa hoặc chủ quan mà tặc lưỡi bỏ qua, cuối cùng bệnh ngày càng nặng gây ra nhiều hậu quả xấu. Chưa kể kiến thức về cảm cúm không phải ai cũng rành trong khi khá nhiều người cứ tưởng mình hiểu rõ. Để bảo vệ sức khỏe gia đình, cũng nên tìm hiểu thấu đáo về nó. À, nói đến đây mới nhớ, thứ Sáu tuần này trên dantri.com có giao lưu trực tuyến về vấn đề phòng chống và trị cúm, bạn nào quan tâm thì có thể tham gia nghen.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét