Vinamon: Nhà văn Thúy Toàn viết: “Chính tiếng Nga đã mở rộng tầm mắt cho tôi, đưa tôi tới đất nước với những con người Mông Cổ chân thành, tài giỏi. Tôi biết ơn chính các bạn Mông Cổ, trong đó có anh Đashtsevel, một nhà Việt
Trong chuyến thăm Mông Cổ vừa qua, tham dự Liên hoan Thơ quốc tế lần thứ XXVI do Mông Cổ đăng cai nhân dịp kỷ niệm 800 năm Nhà nước Mông Cổ, dịch giả Thúy Toàn đã được Nhà nước Mông Cổ trao “Ngôi sao bạc hòa bình” và Hội Nhà văn Mông Cổ trao Huy chương và phần thưởng ghi công đóng góp giới thiệu và dịch văn học Mông Cổ tại Việt Nam.
Là một người gắn bó với nước Nga, yêu quý và đóng góp nhiều cho việc dịch và giới thiệu văn học Nga ở Việt Nam, đồng thời qua tiếng Nga từ lâu dịch giả Thúy Toàn cũng có nhiều bài giới thiệu và dịch các tác phẩm thơ văn Mông Cổ. VNCA xin giới thiệu bài viết của ông sau chuyến đi vừa qua.
Một trong những kỷ niệm đẹp sẽ còn in đậm mãi trong ký ức của tôi cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay hẳn là câu chuyện xảy ra với tôi đã một phần tư thế kỷ, vào đầu những năm 1980, trong một ngày đông tuyết ở Mátxcơva. Hôm ấy sau lớp tập huấn cao cấp ở Trường đại học In ấn xuất bản Mátxcơva, cùng một số bạn đồng môn đi mua sắm ở cửa hàng Bách hóa Trung tâm (XUM) ra, chúng tôi phải đứng nối vào hàng dài đợi xe taxi.
Trời lạnh, tuyết xuống dày, hàng người đợi càng kéo dài, mà xe đến thưa thớt. Thấy một người châu Á tầm thước đứng trước tôi, tưởng cũng là người Việt, tôi liền bắt chuyện: “Xin lỗi anh, anh đợi đã lâu chưa?”. Người kia cười và trả lời tôi, cũng bằng tiếng Việt khá sõi, tuy có chút lơ lớ: “Cũng lâu rồi. Nhưng xin lỗi anh, tôi không phải là người Việt, tôi là người Mông Cổ”.
Tôi liền chuyển sang tiếng Nga vui mừng hỏi tiếp: “Là người Mông Cổ hẳn anh phải biết anh Viên - Đashtsevel?”. Người ấy cười tươi: “Đashtsevel - Viên chính là tôi! Vậy anh có phải là Thúy Toàn không?”. Thế là dưới trời mưa tuyết Mátxcơva hôm ấy chúng tôi đã ôm nhau như hai người thân thiết từ lâu.
Mà đúng như vậy: chúng tôi đã biết nhau, từ lâu đã thư từ trao đổi với nhau nhưng chưa một lần gặp mặt.
Tôi bắt đầu “bén duyên” với văn học Mông Cổ từ đầu những năm 1960. Bấy giờ vừa học xong Khoa Ngữ văn Trường đại học Sư phạm Lênin ở Mátxcơva về, dạy học ở Trường trung cấp Ngoại ngữ Hà Nội, là cộng tác viên của tuần báo Văn học, nhân sắp đến ngày kỷ niệm Quốc khánh của nhân dân Mông Cổ, tôi được Ban biên tập báo đặt viết một bài giới thiệu về văn học Mông Cổ.
Tôi mới bắt đầu đi sâu vào văn học Nga để dịch văn thơ Nga, văn thơ Xôviết và đã có được một vài thành công nho nhỏ. Tuy vậy cũng chưa có ý thức chuyên sâu cho lắm, nên được gợi ý tôi hăng hái bắt tay vào hoàn thành “đơn đặt hàng”. Cũng phải mất vài ba tuần tôi mới hoàn thành nhiệm vụ và tuần báo Văn học, Cơ quan của Hội Nhà văn Việt
Dưới tiêu đề: “Nhân dịp kỷ niệm lễ Quốc khánh lần thứ 41 của nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ” là tít lớn Mấy bài thơ Mông Cổ, gồm hai cột báo giới thiệu đôi nét về thơ ca Mông Cổ và tiếp đó là bốn bản dịch sang tiếng Việt thơ của Nhiabunghii Nhiamđorgiơ (Sớm mai), Begơđiin Iavuukhulan (Buổi sáng trên thảo nguyên), Luikhandambun Khuusaan (Trở về Tổ quốc) và Xenghiin Erđene (Giấc mơ).
Để viết được vài dòng giới thiệu và có thơ Mông Cổ để dịch tôi đã tìm được ở thư viện của Hội Văn nghệ Việt Nam cuốn “Bút ký lịch sử văn học đương đại Mông Cổ” của G.I.Mikhailôv viết bằng tiếng Nga và tìm được mấy số tạp chí Văn học nước ngoài Liên Xô, báo Văn học Xôviết có đăng các chùm thơ dịch sang tiếng Nga của các nhà thơ Mông Cổ.
Số tài liệu, bản dịch của tôi chuẩn bị cho số báo khá phong phú - phải nhiều gấp ba số được sử dụng đưa lên báo lần ấy. Nhưng đối với một chàng trai vừa ra trường mà được báo dành cho gần cả trang thì quả là một điều hân hạnh lớn và điều ấy đã động viên tôi, ngoài văn học Nga, đi sâu thêm vào việc tìm hiểu văn học Mông Cổ.
Cùng với một số người Việt Nam cũng quan tâm đến văn học Mông Cổ, tôi tiếp tục tìm hiểu và dịch tác phẩm của văn học Mông Cổ. Ngoài thơ, tôi bắt đầu dịch cả văn xuôi Mông Cổ. Qua báo chí Xôviết được biết năm 1962, một trong những nhà văn kỳ cựu nhất của văn chương đương đại Mông Cổ Đonrôv Namđagơ được tặng thưởng giải thưởng Nhà nước Mông Cổ với tiểu thuyết “Những năm tháng sôi sục”, tôi đã tìm đọc bản dịch ra tiếng Nga mới được in trên báo chí Xôviết.
Câu chuyện miêu tả trong tác phẩm của Đ.Namđagơ rất gần gũi với thực tế lịch sử của Việt
Năm 1977, đi thăm Mông Cổ về, nhà văn Ma Văn Kháng đã gửi cho tôi một món quà thật quý: một tuyển tập thơ Mông Cổ bằng tiếng Nga. Ở bìa lót, giở ra tôi đọc thấy mấy lời gửi tặng tôi, người tặng ký tên là Đashtsevel. Thật bất ngờ! Anh cho tôi địa chỉ ở Ulan Bato, và đề nghị gửi cho anh cuốn “Sông Thami trong xanh”, đã được dịch ra tiếng Việt.
Vậy là từ đây tôi có một người bạn Mông Cổ tâm đắc. Tôi được biết anh đã học tiếng Việt và từ lâu đã tham gia dịch và giới thiệu văn học Việt
Chúng tôi liên lạc được với nhau bằng điện thoại, nhưng không gặp được nhau, vì thời gian tôi ở Mátxcơva quá ngắn. Song anh Đashtsevel cũng gửi được cho tôi một số sách: “Cánh tay nữ thần và một số truyện ngắn khác” của Rintsen, tiểu thuyết “Số phận vĩ đại” của nhà văn nữ X.Uđval và “Nguồn nước trắng” của Dorgiin Garma.
Quen biết nhau là như vậy, vì thế mà tình cờ gặp nhau lần ấy, có lẽ linh tính mách bảo mà chúng tôi đã nhận ra nhau ngay. Chính câu chuyện ấy là một trong những kỷ niệm không thể nào quên trong đời tôi. Tình bạn với anh Đashtsevel từ đó càng thúc đẩy tôi thực sự đến với văn học Mông Cổ. Nhờ có những tài liệu anh Đashtsevel cung cấp cũng như chính bản thân tôi sưu tầm tích lũy tôi đã dịch được tiểu thuyết “ánh sáng tâm hồn”, một tác phẩm xuất sắc viết về đề tài công nhân, được giải thưởng của Tổng Công đoàn Mông Cổ, đồng thời được giải ba trong cuộc thi văn học nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Cách mạng nhân dân Mông Cổ thành công.
Bản dịch của tôi đã được NXB Lao động xuất bản năm 1989 với số lượng lần đầu trên 10 nghìn bản. Tiếp theo là NXB An Giang, năm 1987 đã ấn hành bản dịch tập truyện ngắn “Cánh tay nữ thần” của Rintsen, một nhà văn lớp tiên phong của văn học Mông Cổ đương đại, gồm 10 truyện, dày gần 200 trang, cũng do tôi hoàn thành, với số lượng 40.000 bản; còn có dự kiến ra một tuyển truyện ngắn Mông Cổ cùng một tập thơ Mông Cổ mà tôi đã bắt tay vào dịch được khá nhiều, và trước mắt đã đưa công bố trên một số báo, tạp chí: các truyện ngắn “Bá tước Môngtê Cristô” của Trimitdorgin Natxadorgiơ, “Ngựa tía từ núi thần và Ma quỷ” của Xendiin Damdinxuren, “Miền quê thân yêu của tôi, nơi có Gađiama” của Xamgim Purép, “Cái đầu” của Dogiođoocgiơ (Đogiơghiin Đorgiơ)...; các chùm thơ của T.Lơkhanxuzen (Việt Nam chiến thắng), thơ văn xuôi của Lupsandanbin Dasinhian (Bài ca và cuộc đời) của Dogiơghiin Txeđep (Hơi thở của Gobi, Chỉ một lời)...
Tôi còn dịch được một tập truyện dân gian Mông Cổ cho xuất bản năm1990, bổ sung cho tập truyện dân gian Mông Cổ do Cao Thụy, NXB Kim Đồng ấn hành từ những năm 1956. Cùng với những bản dịch của một số người khác như “Điệu nhạc bị lãng quên” - kịch của D.Batboya do Đặng Trần Cần dịch, những chùm thơ nhiều bài của Đôgiôghiin Txedép, do Anh Ngọc dịch, của Damđisôôghin Xotnômdơgiơ do Hồng Diệu dịch, của Lôdôghin Xêgiơ do Nguyễn Việt Giang dịch, của Xêrenđacvưn Êđênêbilích do Nguyễn Quốc Minh, của Gichmit Doocgiơ xalantrila (Thông lệ) do Lê Hiệp dịch, Giasinvin Sagơđa (Trên lưng lạc đà) do Lê Hiệp dịch, của Trôigiưlưn Trimit (Đông lại tới mang theo hơi giá) do Hồng Thanh Quang dịch, của Dôngoran Nhiamov (Ba hòn đá) do Ngọc Nhật dịch, Tôômôi Ôtsikhu (Ta là con của núi cao, Chim én làm tổ, Bài thơ ở trạm nói chuyện điện thoại quốc tế) do Hồng Diệu dịch...; cũng như các truyện ngắn, bút ký như “Khách tự rừng già” của Nagiađưn Natmit do Nguyễn Đăng dịch, “Bay lại trên Antai” của X.Erơđênê do Hoàng Anh dịch... những bản dịch của tôi, đã ra thành sách hay mới đăng rải rác trên các mặt báo, tạp chí, hy vọng ít nhiều đã góp phần giới thiệu với bạn đọc rộng rãi của chúng ta nền văn học đương đại của Mông Cổ.
Được thế trước hết phải thực sự biết ơn tiếng Nga. Chính tiếng Nga đã mở rộng tầm mắt cho tôi, đưa tôi tới đất nước với những con người Mông Cổ chân thành, tài giỏi. Tôi biết ơn chính các bạn Mông Cổ, trong đó có anh Đashtsevel, một nhà Việt Nam học Mông Cổ, một người có công lớn trong việc giới thiệu văn học Việt Nam sang tiếng Mông Cổ, và các nhà văn Mông Cổ, một số người tôi từng có dịp tiếp xúc, nhưng phần đông, chưa một lần gặp mặt, vẫn gần gũi, thân tình, gửi sách và cho phép tôi dịch tác phẩm của mình.
Tôi còn ấp ủ, cùng với tuyển thơ, tuyển truyện ngắn Mông Cổ, một số tác phẩm mà các nhà văn Mông Cổ đã thân tình biếu tôi, từ nay đến cuối đời cố gắng hoàn thành công việc dịch tác phẩm cổ điển của văn học, văn hóa Mông Cổ. Tôi hy vọng vào tôi, tôi hy vọng vào tình bạn, trước hết tôi nghĩ đến người bạn Mông Cổ đã gắn bó khăng khít suốt mấy chục năm, anh Đashtsevel, có tên Việt Nam quen gọi là Viên
Thúy Toàn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét