Khả năng soạn văn bản quá kém

Khả năng soạn văn bản quá kém

Bộ Giáo dục & Đào tạo vừa công bố dự thảo chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở và các báo đồng loạt đưa tin “Sẽ đưa tiếng Hoa vào dạy ở bậc tiểu học và THCS”.

Đưa tin như thế là không đầy đủ và gây hiểu nhầm. Việc dạy tiếng Hoa theo chương trình nói trên là chỉ dành cho học sinh người Việt gốc Hoa chứ không phải dạy tiếng Hoa đại trà cho tất cả học sinh ở khắp cả nước.

Cũng khó trách các báo đưa tin thiếu chính xác vì đọc dự thảo thông tư, và dự thảo chương trình, phải đọc kỹ mới xác định được chuyện này. Lẽ ra trong dự thảo phải có ngay một mục lớn “Đối tượng học sinh” và ghi rõ đối tượng nào thì chịu ảnh hưởng của thông tư này như mọi văn bản đều ghi thì đâu có chuyện hiểu nhầm.

Phải đến trang 28 của dự thảo chương trình, đến phần “Cơ sở pháp lý xây dựng chương trình” mới biết chương trình dựa vào Nghị định số 82/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ “quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên”.

Văn bản soạn kém sẽ dễ dẫn đến hiểu sai, bình luận sai như thực tế đang diễn ra.

Cập nhật:

Đúng như rằng, đến chiều ngày 14-3, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phải “nói lại cho rõ”: “Chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở được sử dụng để biên soạn tài liệu dạy và học cho học sinh dân tộc Hoa ở Việt Nam”. Lần này sợ chưa rõ nữa nên thông báo ghi thêm: “Môn tiếng Hoa là môn học tự chọn dành cho học sinh dân tộc Hoa”. Thật tình là một cách viết lúng túng, không rõ ràng, lại vừa thừa vừa thiếu. Tại sao không ghi như dự thảo thông tư ở bên dưới (một dự thảo mà vừa mới đưa ra hai ngày đã phải sửa): “Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở, sử dụng để biên soạn tài liệu dạy và học môn học tự chọn cho học sinh dân tộc Hoa ở Việt Nam”.


Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét