Cũng chừng chục năm rồi, không còn nhớ rõ cái quán cafe nhỏ ấm cúng mà 2 vợ chồng tình cờ bước chân vào trong một tối mùa đông se lạnh, nhưng vẫn giữ được cảm giác khó quên bởi một không gian thơm nồng nàn - cái mùi thơm làm người ta xao xuyến không chịu nổi. Hỏi nhỏ chị chủ, chị ấy bảo rằng: "tinh dầu đấy, chị kết hợp gừng, hoa cam và oải hương".
Mình vốn dĩ không thích cái mùi thơm kiểu "quyến rũ quá đáng" của oải hương hay hồng, vậy mà chỉ cần kết hợp một chút này, một chút kia..., không ngờ lại dễ chịu đến thế.
Hồi còn ra ngoài đi làm, trong phòng làm việc riêng mình luôn để một bộ đèn đốt và vài chai tinh dầu "ruột". SG bốn mùa nắng lại thêm công việc căng thẳng, thích nhất là cái cảm giác lâng lâng khi tinh dầu vỏ cam theo máy lạnh tỏa ra mát rượi cả làn da.
Ở nhà mình ít đốt tinh dầu, bởi lúc nào cũng muốn mở tung cửa để đón gió trời, và muốn hít thở một bầu không khí tự nhiên hơn - kiểu như mùi hương hoa quả thật lan trong gió, thanh khiết và nhẹ nhàng. Nhưng không vì vậy mà thiếu tinh dầu trong nhà, bởi vì ngoài việc tạo hương nó còn được dùng để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.
Tinh dầu được chiết xuất từ nhiều loại vỏ, hoa, quả khác nhau; công dụng và giá cả từng loại cũng khác nhau. Thậm chí cùng một loại tinh dầu nhưng chất lượng cũng khác nhau tùy nguyên liệu, hãng SX, độ tinh khiết..., từ đó có giá khác nhau. Khi mua tinh dầu, các bạn cần phân biệt rõ các loại sau đây:
1. Tinh dầu thiên nhiên (Essential Oil)
Có lẽ chỉ có loại này mới nên được gọi là tinh dầu. Đây chính là tinh dầu thiên nhiên có tác dụng dược liệu. Tinh dầu nguyên chất không bao giờ tạo cảm giác đau đầu ngay cả khi bạn dí sát mũi mà ngửi. Chỉ có hương liệu hoặc tinh dầu đã qua pha chế (điều này rất phổ biến ở VN) mới gây ức chế thần kinh nếu sử dụng ở liều cao. Cũng chính vì lý do đó mà mình trừ tinh dầu tràm mua ở Huế, các loại tinh dầu khác mình đều mua của nước ngoài, hàng nguyên chất ngửi khác hẳn, thơm đậm và vẫn dịu, không hề gắt. Nguyên tắc chung đối với tinh dầu thiên nhiên nguyên chất là chỉ được dùng ngoài da sau khi đã pha với dầu nền hoặc dùng để xông; tuyệt đối không bôi trực tiếp lên da hoặc uống. Tinh dầu thiên nhiên thường được đựng trong những lọ thủy tinh tối màu (đen, nâu, xanh đậm...) để tránh ôxy hóa bởi ánh sáng.
Một số hãng sản xuất tinh dầu, ngoài loại tinh dầu nguyên chất còn có thêm tinh dầu đã pha với dầu nền theo công thức chuẩn, giúp bạn dễ dàng kết hợp với lotion để massage mà không cần phải "cân đong đo đếm". Pha kiểu này hoàn toàn không giống với hình thức pha cồn để giảm chi phí.
Một số bạn đam mê đồ uống có lẽ không lạ gì món nước chanh bạc hà mật ong của người Ai Cập. Đây là một thức uống không chỉ ngon mà còn cực kỳ tốt cho sức khỏe và sắc đẹp, lại dễ chế biến. Món này có tác dụng làm đẹp da, chống mụn, tăng sức đề kháng, kích thích tiêu hóa, giữ cơ thể cân đối thon thả và giúp trẻ lâu. Cách làm cũng đơn giản: vài lá bạc hà nghiền nhỏ rồi vắt nước cốt chanh vào, cho thêm nước và mật ong (hoặc đường), trời nóng thì uống lạnh mà trời lạnh thì uống nóng, đều tốt cả. Các bạn Tây thì còn tiện hơn, họ có chai dầu bạc hà (peppermint oil), mỗi lần pha nước chanh mật ong chỉ cần dùng 2 giọt. Mình cũng có một chai này của hãng Vitamin Wolrd, pha nước chanh mật ong uống rất phê. Tuy nhiên, mình dài dòng vậy là để các bạn phân biệt rõ: đây là dầu bạc hà dùng để pha nước uống như một loại thảo dược, không phải tinh dầu bạc hà (peppermint essential oil) - tinh dầu thì chỉ dùng để xông hoặc massage chứ không uống được.
Có hàng trăm loại tinh dầu nhưng chỉ vài chục loại là thông dụng với các tác dụng đặc trưng. Dưới đây là công dụng một số loại phổ biến:
- Oải hương (Lavender): Tác dụng kháng viêm, đẹp da, giảm căng thẳng, trị côn trùng cắn, trị mụn, chống cảm lạnh, chống co thắt, giúp ngủ ngon. Mình không phải là tín đồ của mùi hương lavender nguyên chất, vì mình thích kiểu hương thanh thoát nhẹ nhàng hơn là nồng nàn; nhưng mình rất kết tác dụng chăm sóc da cũng như khả năng phối hợp với các tinh dầu khác của em này. Một tuần vài lần đều đặn trộn 2 giọt oải hương và 1 giọt phong lữ trong vài muỗng yaourt để đắp mặt trong khoảng 15 phút sẽ giúp da sáng mịn khá hiệu quả đó.
- Khuynh diệp (Eucalyptus): Đây là loại tinh dầu khá phổ biến và được áp dụng nhiều trong các biện pháp dược liệu, có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, trị ho, giảm đau nhức, đem lại cảm giác tỉnh táo và tăng sự tập trung.
- Cúc La Mã (Chamomile Roman): tác dụng kháng viêm, giảm đau, giảm căng thẳng, giảm bứt rứt khó chịu cho bé trong thời kỳ mọc răng, kích thích tiêu hóa, hạ sốt (đây là ưu điểm chính của tinh dầu cúc la mã đối với em bé, giúp bé hạ sốt nhẹ nhàng khỏi phải dùng đến thuốc), trị côn trùng cắn, chống cảm lạnh, giúp ngủ ngon. Kết hợp tinh dầu cúc La Mã, oải hương và hoa hồng mỗi thứ 1 giọt để xông mặt hàng tuần thì da mềm đẹp. Tinh dầu cúc La Mã có giá rất cao, nên mình chỉ dùng để massage chăm sóc sức khỏe cho gia đình. Mình mua loại pha sẵn trong dầu jojoba theo công thức chuẩn để dùng với lotion cho tiện.
- Hương thảo (Rosemany): Giảm căng thẳng, đau nhức, các vấn đề về hô hấp; giúp chăm sóc da và tóc, phục hồi tóc hư tổn và ngăn rụng tóc; tăng cường trí nhớ. Cách dùng thông dụng là kết hợp với oải hương và dầu nền để massage khi cơ thể đau nhức, kết hợp với khuynh diệp cho vào nước nóng để tắm chống cảm cúm, cho vài giọt vào dầu gội hoặc lược chải khi tóc khô để chăm sóc tóc. Khi xông phòng, bạn dùng tinh dầu hương thảo, phong lữ và oải hương, mỗi thứ 1-2 giọt sẽ tạo ra một mùi hương rất "phê", đem lại cảm giác nhẹ nhàng và dễ ngủ.
- Bạc hà (Peppermint): Đây là loại tinh dầu xưa thiệt là xưa, và từ cổ chí kim đều công nhận tác dụng dược liệu của nó như: tốt cho hệ tiêu hóa, chữa cảm sốt, thông mũi, mát họng, giảm căng thẳng và mất ngủ, tăng sức đề kháng, giảm căng thẳng, trị gàu và trị côn trùng cắn. Cách dùng thông dụng là nhỏ vài giọt vào nước xông, nước tắm hoặc dầu gội.
- Chanh (Lemon): Tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống trầm cảm, ngừa mụn, giải độc, cải thiện trí nhớ, làm đẹp tóc. Cách dùng thông dụng là massage với dầu nền, xông hay nhỏ vào nước tắm.
- Vỏ cam (Orange): Tác dụng giảm căng thẳng, giúp tinh thần sảng khoái, tăng cường hệ miễn dịch, tạo bầu không khí trong lành thơm mát. Nếu dùng để xông phòng thì mình rất kết mùi hương dịu mát của em này. Mỗi buổi tối nhỏ 1-2 giọt tinh dầu vỏ cam vào ly nước nóng rồi đưa lên mũi, miệng hít hà sẽ ngăn ngừa cảm cúm, giúp chăm sóc hệ hô hấp và tinh thần thoải mái, dễ ngủ.
- Hoa cam (Neroli): Mùi hương dịu nhẹ ngọt ngào nhưng cá nhân mình vẫn thích mùi của vỏ cam hơn. Tác dụng chính: làm đẹp da, giảm co thắt trong những ngày khó chịu của chị em, giảm các vết rạn da do tăng cân
- Bưởi (Grapefruit): Tinh dầu này cũng có mùi hương thanh mát rất sảng khoái, dùng xông phòng okie lắm. Gội đầu xong xả tóc bằng nước có pha vài giọt tinh dầu bưởi giúp tóc mềm mại bóng mượt.
- Hoa nhài (Jasmine): Tác dụng chống trầm cảm, kháng khuẩn, hỗ trợ giảm sẹo và rạn da, chống co thắt, khó thở, chuột rút, đem lại cảm giác hưng phấn. Cách dùng thông thường là massage với dầu nền, nhỏ vào nước tắm hay xông phòng.
- Hoa hồng (Rose): Tác dụng chống trầm cảm, tăng hưng phấn, giảm sốt, tăng sức đề kháng, lưu thông máu, giảm đau đầu, giúp làn da tươi sáng và mờ vết thâm. Thường được dùng với dầu nền để massage hoặc pha vào nước tắm, xông mặt giúp làn da mịn màng tươi trẻ; kết hợp tốt với mật ong để chăm sóc da và tóc.
- Phong lữ (Geranium): Được xếp vào một trong năm nàng công chúa nổi tiếng của thế giới tinh dầu, phong lữ đem lại hương thơm sang trọng và ấm áp, giúp tinh thần hưng phấn, giảm căng thẳng, làm lành vết thương, tái tạo tế bào, đẹp da. Dùng vài giọt tinh dầu phong lữ pha vào nước tắm sẽ giúp cơ thể sảng khoái, thư giãn, da dẻ mềm mại.
- Quế (Cinnamon): Tác dụng chống khó tiêu, đầy hơi, cảm lạnh, kích thích hoạt động trí não, tăng sự tỉnh táo.
- Gừng (Ginger): Tác dụng điều trị các chứng bệnh đường hô hấp như ho, cảm cúm, giảm các cơn đau co thắt, chống viêm.
- Sả (Citronnela): Tác dụng khử mùi, diệt khuẩn và chống côn trùng. VN vốn nhiều muỗi, chỉ cần xông phòng bằng tinh dầu sả là muỗi không dám bén mảng lại gần. Pha loãng tinh dầu xức lên vết muỗi cắn cũng giảm đau ngứa.
- Tuyết tùng (Cedarwood): Đây là tinh dầu chiết xuất từ gỗ cây tuyết tùng, mùi hương gỗ rất ấm áp êm dịu giúp tinh thần sảng khoái, cảm giác bình yên. Mùi hương của nó cũng giúp xua đuổi côn trùng. Ngoài ra còn có tác dụng chống gàu, chống nhăn và giảm mỡ. Xông phòng hoặc pha nước tắm với tinh dầu tuyết tùng, oải hương và vỏ cam mỗi thứ một giọt sẽ rất thư giãn.
- Đàn hương (Sandarwood): Tinh dầu này cũng có mùi hương rất dễ thương, giản dị mà sang trọng, giúp tinh thần tỉnh táo, minh mẫn, giảm căng thẳng, cung cấp độ ẩm cho da khô.
- Hương trầm (Frankincense): Giúp cơ thể bớt mệt mỏi, phục hồi và tái tạo da, giúp tĩnh tâm và an thần, giảm stress.
- Tràm trà (Tea Trea): Công dụng kháng khuẩn và chăm sóc da, trị mụn, trị côn trùng cắn, làm sạch không khí ô nhiễm, ngừa cúm. Dùng vài giọt tinh dầu này cho vào nước xông khi cảm lạnh hoặc vào dầu gội đầu chống gàu rất tốt.
Nhìn chung không nên dùng tinh dầu cho phụ nữ mang thai và bé dưới 1 tuổi, trừ một số loại đặc biệt, VD như tinh dầu tràm (trà) và cúc La Mã được xem là lành tính, có thể dùng cho phụ nữ mang thai và em bé.
Chọn tinh dầu nào tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu của từng người. Ở nhà mình thì hầu như luôn có sẵn các tinh dầu thiên nhiên sau: vỏ cam, oải hương, cúc La Mã chiết xuất trong jojoba, sả, phong lữ và tràm.
2. Tinh dầu tạo hương (Fragrance Oil)
Nếu nói cho đúng thì cái này đáng ra phải được gọi là "dầu thơm", nhưng ở VN thì dầu thơm chính là nước hoa theo cách gọi của người miền Nam, còn fragrance oil vẫn được ăn gian là tinh dầu khiến nhiều người dễ nhầm lẫn. Fragrance Oil không phải là tinh dầu thiên nhiên mà là hương liệu nhân tạo có mùi giống với tinh dầu, không có tác dụng trị liệu và chỉ dùng để đốt cho thơm phòng, không dùng để xông hơi, massage hay pha chế mỹ phẩm làm đẹp. Tinh dầu của The Body Shop chính là tinh dầu tạo hương, vì thế cũng dễ hiểu một thương hiệu lớn như TBS nhưng giá 1 lọ tinh dầu chỉ khoảng $8 cho tất cả các mùi, mềm hơn tinh dầu thiên nhiên khá nhiều. Tinh dầu tạo hương thường được đựng trong các chai thủy tinh màu trắng hoặc sáng màu.
Mình ít khi dùng tinh dầu tạo hương, thỉnh thoảng cần thiết thì dùng một vài loại của TBS như gừng, lily...
3. Dầu nền (Base Oil, Carrier Oil)
Đây là dầu có nguồn gốc thực vật chứa nhiều vitamin và khoáng chất, dùng để massage trực tiếp trên da. Tinh dầu thiên nhiên phải pha với dầu nền thì mới dùng để massage được (thông thường 5-10 giọt tinh dầu kết hợp với 20ml dầu nền).
Có rất nhiều dầu thực vật được chế biến thành dầu nền massage để chăm sóc da và tóc, trong đó thông dụng là các loại sau:
- Oải hương (Lavender): Tác dụng kháng viêm, đẹp da, giảm căng thẳng, trị côn trùng cắn, trị mụn, chống cảm lạnh, chống co thắt, giúp ngủ ngon. Mình không phải là tín đồ của mùi hương lavender nguyên chất, vì mình thích kiểu hương thanh thoát nhẹ nhàng hơn là nồng nàn; nhưng mình rất kết tác dụng chăm sóc da cũng như khả năng phối hợp với các tinh dầu khác của em này. Một tuần vài lần đều đặn trộn 2 giọt oải hương và 1 giọt phong lữ trong vài muỗng yaourt để đắp mặt trong khoảng 15 phút sẽ giúp da sáng mịn khá hiệu quả đó.
- Khuynh diệp (Eucalyptus): Đây là loại tinh dầu khá phổ biến và được áp dụng nhiều trong các biện pháp dược liệu, có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, trị ho, giảm đau nhức, đem lại cảm giác tỉnh táo và tăng sự tập trung.
- Cúc La Mã (Chamomile Roman): tác dụng kháng viêm, giảm đau, giảm căng thẳng, giảm bứt rứt khó chịu cho bé trong thời kỳ mọc răng, kích thích tiêu hóa, hạ sốt (đây là ưu điểm chính của tinh dầu cúc la mã đối với em bé, giúp bé hạ sốt nhẹ nhàng khỏi phải dùng đến thuốc), trị côn trùng cắn, chống cảm lạnh, giúp ngủ ngon. Kết hợp tinh dầu cúc La Mã, oải hương và hoa hồng mỗi thứ 1 giọt để xông mặt hàng tuần thì da mềm đẹp. Tinh dầu cúc La Mã có giá rất cao, nên mình chỉ dùng để massage chăm sóc sức khỏe cho gia đình. Mình mua loại pha sẵn trong dầu jojoba theo công thức chuẩn để dùng với lotion cho tiện.
- Hương thảo (Rosemany): Giảm căng thẳng, đau nhức, các vấn đề về hô hấp; giúp chăm sóc da và tóc, phục hồi tóc hư tổn và ngăn rụng tóc; tăng cường trí nhớ. Cách dùng thông dụng là kết hợp với oải hương và dầu nền để massage khi cơ thể đau nhức, kết hợp với khuynh diệp cho vào nước nóng để tắm chống cảm cúm, cho vài giọt vào dầu gội hoặc lược chải khi tóc khô để chăm sóc tóc. Khi xông phòng, bạn dùng tinh dầu hương thảo, phong lữ và oải hương, mỗi thứ 1-2 giọt sẽ tạo ra một mùi hương rất "phê", đem lại cảm giác nhẹ nhàng và dễ ngủ.
- Bạc hà (Peppermint): Đây là loại tinh dầu xưa thiệt là xưa, và từ cổ chí kim đều công nhận tác dụng dược liệu của nó như: tốt cho hệ tiêu hóa, chữa cảm sốt, thông mũi, mát họng, giảm căng thẳng và mất ngủ, tăng sức đề kháng, giảm căng thẳng, trị gàu và trị côn trùng cắn. Cách dùng thông dụng là nhỏ vài giọt vào nước xông, nước tắm hoặc dầu gội.
- Chanh (Lemon): Tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống trầm cảm, ngừa mụn, giải độc, cải thiện trí nhớ, làm đẹp tóc. Cách dùng thông dụng là massage với dầu nền, xông hay nhỏ vào nước tắm.
- Vỏ cam (Orange): Tác dụng giảm căng thẳng, giúp tinh thần sảng khoái, tăng cường hệ miễn dịch, tạo bầu không khí trong lành thơm mát. Nếu dùng để xông phòng thì mình rất kết mùi hương dịu mát của em này. Mỗi buổi tối nhỏ 1-2 giọt tinh dầu vỏ cam vào ly nước nóng rồi đưa lên mũi, miệng hít hà sẽ ngăn ngừa cảm cúm, giúp chăm sóc hệ hô hấp và tinh thần thoải mái, dễ ngủ.
- Hoa cam (Neroli): Mùi hương dịu nhẹ ngọt ngào nhưng cá nhân mình vẫn thích mùi của vỏ cam hơn. Tác dụng chính: làm đẹp da, giảm co thắt trong những ngày khó chịu của chị em, giảm các vết rạn da do tăng cân
- Bưởi (Grapefruit): Tinh dầu này cũng có mùi hương thanh mát rất sảng khoái, dùng xông phòng okie lắm. Gội đầu xong xả tóc bằng nước có pha vài giọt tinh dầu bưởi giúp tóc mềm mại bóng mượt.
- Hoa nhài (Jasmine): Tác dụng chống trầm cảm, kháng khuẩn, hỗ trợ giảm sẹo và rạn da, chống co thắt, khó thở, chuột rút, đem lại cảm giác hưng phấn. Cách dùng thông thường là massage với dầu nền, nhỏ vào nước tắm hay xông phòng.
- Hoa hồng (Rose): Tác dụng chống trầm cảm, tăng hưng phấn, giảm sốt, tăng sức đề kháng, lưu thông máu, giảm đau đầu, giúp làn da tươi sáng và mờ vết thâm. Thường được dùng với dầu nền để massage hoặc pha vào nước tắm, xông mặt giúp làn da mịn màng tươi trẻ; kết hợp tốt với mật ong để chăm sóc da và tóc.
- Phong lữ (Geranium): Được xếp vào một trong năm nàng công chúa nổi tiếng của thế giới tinh dầu, phong lữ đem lại hương thơm sang trọng và ấm áp, giúp tinh thần hưng phấn, giảm căng thẳng, làm lành vết thương, tái tạo tế bào, đẹp da. Dùng vài giọt tinh dầu phong lữ pha vào nước tắm sẽ giúp cơ thể sảng khoái, thư giãn, da dẻ mềm mại.
- Quế (Cinnamon): Tác dụng chống khó tiêu, đầy hơi, cảm lạnh, kích thích hoạt động trí não, tăng sự tỉnh táo.
- Gừng (Ginger): Tác dụng điều trị các chứng bệnh đường hô hấp như ho, cảm cúm, giảm các cơn đau co thắt, chống viêm.
- Sả (Citronnela): Tác dụng khử mùi, diệt khuẩn và chống côn trùng. VN vốn nhiều muỗi, chỉ cần xông phòng bằng tinh dầu sả là muỗi không dám bén mảng lại gần. Pha loãng tinh dầu xức lên vết muỗi cắn cũng giảm đau ngứa.
- Tuyết tùng (Cedarwood): Đây là tinh dầu chiết xuất từ gỗ cây tuyết tùng, mùi hương gỗ rất ấm áp êm dịu giúp tinh thần sảng khoái, cảm giác bình yên. Mùi hương của nó cũng giúp xua đuổi côn trùng. Ngoài ra còn có tác dụng chống gàu, chống nhăn và giảm mỡ. Xông phòng hoặc pha nước tắm với tinh dầu tuyết tùng, oải hương và vỏ cam mỗi thứ một giọt sẽ rất thư giãn.
- Đàn hương (Sandarwood): Tinh dầu này cũng có mùi hương rất dễ thương, giản dị mà sang trọng, giúp tinh thần tỉnh táo, minh mẫn, giảm căng thẳng, cung cấp độ ẩm cho da khô.
- Hương trầm (Frankincense): Giúp cơ thể bớt mệt mỏi, phục hồi và tái tạo da, giúp tĩnh tâm và an thần, giảm stress.
- Tràm trà (Tea Trea): Công dụng kháng khuẩn và chăm sóc da, trị mụn, trị côn trùng cắn, làm sạch không khí ô nhiễm, ngừa cúm. Dùng vài giọt tinh dầu này cho vào nước xông khi cảm lạnh hoặc vào dầu gội đầu chống gàu rất tốt.
Nhìn chung không nên dùng tinh dầu cho phụ nữ mang thai và bé dưới 1 tuổi, trừ một số loại đặc biệt, VD như tinh dầu tràm (trà) và cúc La Mã được xem là lành tính, có thể dùng cho phụ nữ mang thai và em bé.
Chọn tinh dầu nào tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu của từng người. Ở nhà mình thì hầu như luôn có sẵn các tinh dầu thiên nhiên sau: vỏ cam, oải hương, cúc La Mã chiết xuất trong jojoba, sả, phong lữ và tràm.
2. Tinh dầu tạo hương (Fragrance Oil)
Nếu nói cho đúng thì cái này đáng ra phải được gọi là "dầu thơm", nhưng ở VN thì dầu thơm chính là nước hoa theo cách gọi của người miền Nam, còn fragrance oil vẫn được ăn gian là tinh dầu khiến nhiều người dễ nhầm lẫn. Fragrance Oil không phải là tinh dầu thiên nhiên mà là hương liệu nhân tạo có mùi giống với tinh dầu, không có tác dụng trị liệu và chỉ dùng để đốt cho thơm phòng, không dùng để xông hơi, massage hay pha chế mỹ phẩm làm đẹp. Tinh dầu của The Body Shop chính là tinh dầu tạo hương, vì thế cũng dễ hiểu một thương hiệu lớn như TBS nhưng giá 1 lọ tinh dầu chỉ khoảng $8 cho tất cả các mùi, mềm hơn tinh dầu thiên nhiên khá nhiều. Tinh dầu tạo hương thường được đựng trong các chai thủy tinh màu trắng hoặc sáng màu.
Mình ít khi dùng tinh dầu tạo hương, thỉnh thoảng cần thiết thì dùng một vài loại của TBS như gừng, lily...
3. Dầu nền (Base Oil, Carrier Oil)
Đây là dầu có nguồn gốc thực vật chứa nhiều vitamin và khoáng chất, dùng để massage trực tiếp trên da. Tinh dầu thiên nhiên phải pha với dầu nền thì mới dùng để massage được (thông thường 5-10 giọt tinh dầu kết hợp với 20ml dầu nền).
Có rất nhiều dầu thực vật được chế biến thành dầu nền massage để chăm sóc da và tóc, trong đó thông dụng là các loại sau:
- Dầu Jojoba: Dưỡng da rất tốt, dùng an toàn cho mọi đối tượng, giá thành khá cao
- Dầu hạnh nhân (Sweet Almond)
- Dầu hạt nho (Grape Seed)
- Dầu dừa (Coconut)
- Dầu ô liu (Olive)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét