Đêm 24 tháng 12 hằng năm trở thành thời điểm trọng đại của thế giới: Lễ Giáng sinh. Với hàng triệu triệu người theo đạo Thiên chúa, lễ càng trở nên cực kỳ linh thiêng.
Dịp này không chỉ các con chiên mà cả những người ngoại đạo vẫn nồng nhiệt đón chào lễ Giáng sinh. Mỗi giáo phái cũng như từng chủ nghĩa đều có ngọn cờ tinh thần. Bà con thiên chúa giáo có một niềm tin bất tử, đó là Chúa. Sẽ là phản nhân văn và phi khoa học nếu ép buộc những người đang miệt mài hướng về mặt trời mọc phải quay lại đi về phía hoàng hôn. Thế giới như một ngôi nhà. Đành rằng sống chung trong ngôi nhà ấy, khi ra khỏi nhà, đi về hướng nào là quyền lựa chọn của từng người.
Có ý kiến cho rằng, chỉ những người bị mất lòng tin mới tìm đến Chúa. Người ta lý sự theo kiểu nói lấy được: tin vào Chúa là niềm tin vu vơ. Nói như vậy là vu oan giá họa. Không hiếm những nhà khoa học lừng danh vẫn tin vào Chúa cơ mà. Mất lòng tin mà trở thành nhà khoa học cự phách của thế giới (thậm chí được giải Nobel) thì đó là những người biết vứt bỏ những cái không đáng tin, chứ không phải bị mất lòng tin. Hàng triệu triệu người trên khắp hành tinh vẫn đời này, kiếp khác theo Chúa đến cùng. Các nước phát triển, ở đó thật sự có dân giàu nước mạnh, thiên chúa giáo rất thịnh hành. Thờ Chúa mà nước và dân được như thế, tin rằng con đường ấy không sai.
Tổng thống Mỹ sang thăm Việt Nam, dù thời gian rất ngắn, ngoài những cuộc gặp xã giao, ông đến nhà thờ lớn nhất Hà Nội với tư cách con chiên. Mỹ chiếm ngôi vị số 1 thế giới về nhiều phương diện. Người đứng đầu nước Mỹ tôn thờ Chúa, tin vào Chúa. Sự lựa chọn ấy ai dám bảo ngược lối, sai đường. Tổng thống Mỹ cũng quá đáng. Khi sang thăm Việt Nam, chẳng thấy ông ta mở mồm bày cho Việt Nam cách làm để có được vị thế như họ.
Đêm Giáng sinh. Cho dù không theo đạo thiên chúa, nhiều đôi trai gái vẫn tay trong tay nồng nàn trọn đêm chào đón lễ mừng Chúa ra đời. Họ không đến (hoặc chưa đến) nhà thờ nhưng trong sâu thẳm tâm linh có niềm tin như là Chúa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét