Thăm nhà anh Đương
Nguyễn Ngọc Huân
Chiều 28/4/2013, chúng tôi đến thăm anh chị Đương. Ngôi nhà 3 tầng nằm tại số 02 ngõ 105/31 Xuân La, quận Tây Hồ khá khang trang, yên tĩnh. Đúng hẹn, 17:30, chúng tôi có mặt. Chị Hương, chủ nhà niềm nở: “Chào bác, mời bác vào”. Anh Đương ngó từ sân thượng giọng vui mừng:
- Anh à, chờ em tý. Rồi vội chạy xuống.
- Anh đúng giờ thật ! Đúng như ngoại giao. Đương nhận xét.
Mấy bữa trước, trời khá nóng, vào dịp nghỉ, tự nhiên mát mẻ. Cuối chân trời, mây đang đùn tới, báo hiệu sắp mưa. Lòng người cũng tự nhiên thấy dịu lại, khác hẳn cái ồn ã phố thị.
Phố này chắc của các công chức. Bởi nhà ai cũng cửa đóng then cài, không có cảnh bát nháo bán buôn, chen chúc, kèn cựa. Vài chiếc ô tô đậu nép vào vỉa hè trong cái an ninh, trật tự.
Thấy anh Đương bận việc, tôi bảo để tôi nhòm quanh một tý, rồi đảo xem các phòng, ngắm kiến trúc hợp lý của ngôi nhà mặt tiền 8 thước và sâu khoảng 4 thước. Tuy diện tích có hạn, nhưng nhờ bàn tay giỏi người thiết kế, cấu trúc khá hài hòa, công năng các phòng hợp lý, thiết bị và tiện nghi phù hợp.
- Hay anh lên sân thượng xem nhà em nướng thịt cừu ? Chị Hương gợi ý, và nhanh nhẹn đem một cái ghế lên mời khách ngồi, còn ông chủ thì mời nước mát. Thật là chu đáo.
Chị Hương người cao, mặt rạng ngời, đầy vẻ mãn nguyện. Chị đang công tác tại Phòng Giáo dục quận Ba Đình. Ba năm theo chồng sang Seul, mới về năm ngoái, sắp đi công tác với anh ở cương vị Đại sứ trong nhiệm kỳ tới. Có hậu phương vững như vậy, chắc anh yên tâm hoàn thành nhiệm vụ Nhà nước giao.
Hiện cháu trai lớn đang học tại Hàn Quốc, được giới thiệu cao 1,75 nặng 72kg, rất giỏi, hơn đứt cha. Cháu gái năm nay lớp 8, cao ngang mẹ, rất xinh xắn, ngoan ngoãn, lễ phép, học giỏi. Nhìn lớp con cháu, thấy giống nòi Việt ta vẻ vang; thế hệ ấy sao kém cạnh Nhật Bản, Hàn Quốc được?
Chúng tôi lên sân thượng. Hộc Than Hoa đặt chính giữa sân đang bốc khói, lửa hồng rừng rực tung từng ngọn nhỏ. Lửa Than Hoa nóng, thanh khiết khác hẳn đốt bằng gas, vừa tạp, vừa mùi. Cái nóng của than hồng bỏng rát cũng không giống cái của bếp nướng điện èo èo, uột uột, chỉ đủ làm miếng thịt chín mà không xém được. Thế mới hay, các cụ ta từ xưa sành ăn thật. Hai vỉ nướng giàn đều thịt cừu xèo xèo trên mặt hộc than, mùi thơm phức. Nghe tiếng xèo, ngửi mùi cừu tự nhiên thấy thèm, vị giác được phen kích thích, khiến ta chảy nước miếng ! Chợt hiện trong tôi vài hình ảnh sinh viên ngày xưa : một buổi nào picnic bên bờ sông Thol, mùi thơm từ bình sữa nướng thịt làm bật ra những tiếng xuýt xoa; các cuộc liên hoan, những dịp sinh nhật chiên nem Sài Gòn, trộn gỏi...không khí vui vẻ...
Quanh sân thượng, chủ nhà đặt các chậu cây cảnh tạo cho người ta cái cảm giác gần gũi, hòa quyện với thiên nhiên. Những lá cây đung đưa góp thêm gió lộng, thoáng đãng. Ở trên cao, tầm mắt không bị vướng, suy nghĩ người ta cũng khoáng đạt hơn, bớt đi cái chật chột, bon chen vốn đầy ở nơi phố phường.
Loáng cái, các vỉ nướng đã vàng suộm, các miếng thịt đã bén cạnh. Anh Đương dồn ủ vào cái nồi áp suất nhỏ để giữ cái nóng của lửa than lúc ăn.
Độ 30 phút sau, anh Hướng tới. Gần 24 năm sống ở Mông Cổ đang kỳ phất thì vợ điều về. Thẳng tính, đi ngay vào bản chất vấn đề, giống như người Mông, những câu chuyện của anh Hướng lôi cuốn chúng tôi về tính gãy góc, hiệu quả, không mầu mè, khoa trương, điển hình của lớp trẻ thành đạt. Chẳng gì, thì mỗi năm đều gửi đôi tỷ cho vợ tiêu, nhàn nhã kiểu như người ta bảo "phẩy cái tay trái", chẳng quá vất vả, hùng hục như thiên hạ. Nhưng mà vợ quá trẻ, vả lại cũng lo cho chồng nơi xa xôi thiếu thốn tình cảm, cứ mải kiếm tiền có ngày mà thành cái... máy sản xuất Đô-la cũng nên, thành ra không yên tâm. Người ta vốn tham, sân, si, kiểu gì cũng khổ: Nghèo thì khổ không tiền, lắm tiền thì khổ phải tiêu.
Chúng tôi vào bàn tiệc. Anh Hướng xách chai Chingis mấy chiến hữu mới gửi về cho, bảo uống với thịt cừu thì đúng sách. Nhưng anh Đương thì bê ra hũ rượu ngâm sâm và linh chi Hàn chính hiệu, bảo mời khách thưởng thức mùi cừu Úc với vị rượu Hàn sẽ tuyệt hơn.
Qua một tuần rượu, chi Tân vợ anh Phong tới. Không khí xôm tụ hơn. Chủ đề chuyển từ kỷ niệm thời sinh viên chuyển sang học thuyết Mác lúc nào không hay. Hóa ra, chị Tân cũng là đệ tử Mác đấy. Trong hơi men, cái ẩn nấp trong con người, được dịp bộc lộ, mới thấy xung quanh toàn những anh tài.
Tạm biệt anh chị Đương chúng tôi ra về, lòng vui vì đã làm xong một việc từ lâu mong đợi. Mừng cho anh chị thành đạt, khỏe mạnh, hạnh phúc, con cái giỏi giang, xinh đẹp. Mừng cho các chiến hữu an khang, thịnh vượng. Gió mát và mưa nhẹ đầu mùa xua tan ngột ngạt của cuộc sống. Hơi men còn làm tôi hưng phấn lên, thấy cuộc đời có thêm rất nhiều ý nghĩa.
Hà Nội tháng 4/2013
Anh chị Đương
Loáng cái, các vỉ nướng đã vàng suộm, các miếng thịt đã bén cạnh. Anh Đương dồn ủ vào cái nồi áp suất nhỏ để giữ cái nóng của lửa than lúc ăn.
Độ 30 phút sau, anh Hướng tới. Gần 24 năm sống ở Mông Cổ đang kỳ phất thì vợ điều về. Thẳng tính, đi ngay vào bản chất vấn đề, giống như người Mông, những câu chuyện của anh Hướng lôi cuốn chúng tôi về tính gãy góc, hiệu quả, không mầu mè, khoa trương, điển hình của lớp trẻ thành đạt. Chẳng gì, thì mỗi năm đều gửi đôi tỷ cho vợ tiêu, nhàn nhã kiểu như người ta bảo "phẩy cái tay trái", chẳng quá vất vả, hùng hục như thiên hạ. Nhưng mà vợ quá trẻ, vả lại cũng lo cho chồng nơi xa xôi thiếu thốn tình cảm, cứ mải kiếm tiền có ngày mà thành cái... máy sản xuất Đô-la cũng nên, thành ra không yên tâm. Người ta vốn tham, sân, si, kiểu gì cũng khổ: Nghèo thì khổ không tiền, lắm tiền thì khổ phải tiêu.
Anh Đương nướng thịt cừu trên sân thượng
Chúng tôi vào bàn tiệc. Anh Hướng xách chai Chingis mấy chiến hữu mới gửi về cho, bảo uống với thịt cừu thì đúng sách. Nhưng anh Đương thì bê ra hũ rượu ngâm sâm và linh chi Hàn chính hiệu, bảo mời khách thưởng thức mùi cừu Úc với vị rượu Hàn sẽ tuyệt hơn.
Qua một tuần rượu, chi Tân vợ anh Phong tới. Không khí xôm tụ hơn. Chủ đề chuyển từ kỷ niệm thời sinh viên chuyển sang học thuyết Mác lúc nào không hay. Hóa ra, chị Tân cũng là đệ tử Mác đấy. Trong hơi men, cái ẩn nấp trong con người, được dịp bộc lộ, mới thấy xung quanh toàn những anh tài.
Tạm biệt anh chị Đương chúng tôi ra về, lòng vui vì đã làm xong một việc từ lâu mong đợi. Mừng cho anh chị thành đạt, khỏe mạnh, hạnh phúc, con cái giỏi giang, xinh đẹp. Mừng cho các chiến hữu an khang, thịnh vượng. Gió mát và mưa nhẹ đầu mùa xua tan ngột ngạt của cuộc sống. Hơi men còn làm tôi hưng phấn lên, thấy cuộc đời có thêm rất nhiều ý nghĩa.
Hà Nội tháng 4/2013
0 nhận xét:
Đăng nhận xét