Thế là cô hoa hậu Võ Mỹ Xuân, người bị tội bán dâm và môi giới bán dâm, bị phạt 30 tháng tù. Đọc tường trình của giới báo chí và nhìn qua những bức hình trong phiên toà, tôi thấy phiên toà của Mỹ Xuân rất khác với các phiên toà liên quan đến Trần Huỳnh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ, và Phương Uyên. Những phiên toà liên quan đến chống Tàu, thì cảnh sát dày đặt, sóng điện thoại bị mất một cách huyền bí, loa bị rè một cách khó giải thích, hay khi bị cáo lên tiếng nói thì loa có khi bị mất tiếng, v.v. Nhưng phiên toà liên quan đến sex thì tất cả những “yếu tố nhiễu” trên đều không có. Phóng viên chụp hình thoải mái. Những phiên toà liên quan đến chống Tàu thì báo chí chỉ đưa tin sau khi tuyên án, còn phiên toà liên quan đến sex thì báo chí đưa tin rầm rộ trước và sau khi tuyên án. Những khác biệt rất thú vị này cho thấy Nhà nước VN vẫn còn rất “tế nhị” với những vụ án chống Tàu và rất thoải mái với sex, có lẽ sex vui hơn chống Tàu.
Tôi tò mò làm một bảng so sánh về thời gian ngồi tù của những người được báo chí nhắc đến nhiều trong thời gian qua thì thấy như sau:
Võ Mỹ Xuân (bán dâm): 2.5 năm tù.
Nguyễn Thanh Thuý (bán dâm): 2.5 năm tù
Nguyễn Thuý Hằng (bán dâm): 3 năm tù
Sầm Đức Sương (mua dâm): 9 năm tù
Nguyễn Trường Tô (mua dâm): 0 năm tù – thật ra ông này không ra toà.
Ngô Tuấn Dũng (hiếp dân): 2 năm tù
Trần Huỳnh Duy Thức (chính trị): 16 năm tù
Nguyễn Tiến Trung (chính trị): 7 năm tù
Cù Huy Hà Vũ (chính trị, chống Tàu): 7 năm tù
Nguyễn Phương Uyên (chống Tàu): 6 năm tù
Đinh Nguyên Kha (chống Tàu) 10 năm tù
Phạm Thanh Bình (kinh tế): 20 năm tù giam
Huỳnh Ngọc Sĩ (kinh tế): 20 năm tù giam
Trương Ngọc Quyền (trộm vịt): 5 năm tù
Vy Hoàng Bảo Hưng (trộm vịt): 4 năm tù
Vy Kim Long (trộm vịt): 4 năm tù
Thân Văn Vĩnh (trộm trâu): 14 năm tù
Lê Văn Quyền (trộm trâu): 14 năm tù
Bùi Xuân Hương (trộm trâu): 12 năm tù
Bảng trên cho thấy một vài xu hướng thú vị. Tội kinh tế hình như bị phạt nặng nhất. Người mang tội bán dâm có thời gian ngồi tù ngắn hơn những người mang tội chính trị và kinh tế. Đặc biệt là chống Tàu cũng là một tội, và hai sinh viên Phương Uyên và Nguyên Kha bị phạt tổng cộng 16 năm tù! Chống Tàu có án phạt nặng hơn ội bán dâm.
Nhưng ngạc nhiên là ăn cắp vịt (để nhậu) mà tội còn nặng hơn cả tội bán dâm. Đó trường hợp của 3 người tên Quyền, Bảo và Long, bị phạt tổng cộng 13 năm tù. Do đó, báo chí có lần kêu lên rằng “một con vịt đổi 132 tháng tù giam”. Ăn cắp trâu tội thậm chí còn nặng hơn ăn cắp vịt, có người bị phạt đến 14 năm tù!
Dĩ nhiên, những con số trên đây không nói lên hết tình tiết và hoàn cảnh đằng sau mỗi vụ án và những qui định của luật pháp. Nhưng những con số trên đây cho thấy mức độ án phạt của toà án Việt Nam có vấn đề, vì khoảng cách quá lớn giữa các hình phạt, đặc biệt là tội trộm cắp. Ở nước ngoài, những khác biệt về án phạt được gọi là sentencing disparity, và là một đề tài nghiên cứu của giới khoa học xã hội.
Ở Mĩ, ngay cả cùng một ông chánh án và cùng một tội danh và tình tiết mà mức độ án phạt cũng khác nhau từ 6-12 tháng! Mức độ khác biệt giữa các chánh án thì còn lớn hơn nữa. Có người thốt lên rằng khi phạm nhân ra toà thì mức độ phạt cũng chịu tác động bởi yếu tố ngẫu nhiên. Yếu tố ngẫu nhiên có thể là do tâm tính, suy nghĩ, quan điểm, v.v. của người xử án ngay thời điểm xử hay đơn giản là con người “nhân vô thập toàn”. Ở Mĩ mà còn như thế thì ở VN, nơi mà các chánh án và luật sư chưa được đào tạo bài bản và toàn là người của đảng, thì các “yếu tố ngẫu nhiên” chắc còn có tác động kinh hơn nữa, và hệ quả là phạm nhân phải chịu bất công. Chưa thấy ai làm nghiên cứu (như ở ngoài này) về mối tương quan giữa mức độ phạt tù và tội phạm, và tính reproducibility (độ tin cậy, tái lập) của các chánh án. Tôi nghĩ một phân tích như thế rất cần thiết và có thể cung cấp những dữ liệu dẫn đến cải cách.
Tôi tò mò làm một bảng so sánh về thời gian ngồi tù của những người được báo chí nhắc đến nhiều trong thời gian qua thì thấy như sau:
Võ Mỹ Xuân (bán dâm): 2.5 năm tù.
Nguyễn Thanh Thuý (bán dâm): 2.5 năm tù
Nguyễn Thuý Hằng (bán dâm): 3 năm tù
Sầm Đức Sương (mua dâm): 9 năm tù
Nguyễn Trường Tô (mua dâm): 0 năm tù – thật ra ông này không ra toà.
Ngô Tuấn Dũng (hiếp dân): 2 năm tù
Trần Huỳnh Duy Thức (chính trị): 16 năm tù
Nguyễn Tiến Trung (chính trị): 7 năm tù
Cù Huy Hà Vũ (chính trị, chống Tàu): 7 năm tù
Nguyễn Phương Uyên (chống Tàu): 6 năm tù
Đinh Nguyên Kha (chống Tàu) 10 năm tù
Phạm Thanh Bình (kinh tế): 20 năm tù giam
Huỳnh Ngọc Sĩ (kinh tế): 20 năm tù giam
Trương Ngọc Quyền (trộm vịt): 5 năm tù
Vy Hoàng Bảo Hưng (trộm vịt): 4 năm tù
Vy Kim Long (trộm vịt): 4 năm tù
Thân Văn Vĩnh (trộm trâu): 14 năm tù
Lê Văn Quyền (trộm trâu): 14 năm tù
Bùi Xuân Hương (trộm trâu): 12 năm tù
Bảng trên cho thấy một vài xu hướng thú vị. Tội kinh tế hình như bị phạt nặng nhất. Người mang tội bán dâm có thời gian ngồi tù ngắn hơn những người mang tội chính trị và kinh tế. Đặc biệt là chống Tàu cũng là một tội, và hai sinh viên Phương Uyên và Nguyên Kha bị phạt tổng cộng 16 năm tù! Chống Tàu có án phạt nặng hơn ội bán dâm.
Nhưng ngạc nhiên là ăn cắp vịt (để nhậu) mà tội còn nặng hơn cả tội bán dâm. Đó trường hợp của 3 người tên Quyền, Bảo và Long, bị phạt tổng cộng 13 năm tù. Do đó, báo chí có lần kêu lên rằng “một con vịt đổi 132 tháng tù giam”. Ăn cắp trâu tội thậm chí còn nặng hơn ăn cắp vịt, có người bị phạt đến 14 năm tù!
Dĩ nhiên, những con số trên đây không nói lên hết tình tiết và hoàn cảnh đằng sau mỗi vụ án và những qui định của luật pháp. Nhưng những con số trên đây cho thấy mức độ án phạt của toà án Việt Nam có vấn đề, vì khoảng cách quá lớn giữa các hình phạt, đặc biệt là tội trộm cắp. Ở nước ngoài, những khác biệt về án phạt được gọi là sentencing disparity, và là một đề tài nghiên cứu của giới khoa học xã hội.
Ở Mĩ, ngay cả cùng một ông chánh án và cùng một tội danh và tình tiết mà mức độ án phạt cũng khác nhau từ 6-12 tháng! Mức độ khác biệt giữa các chánh án thì còn lớn hơn nữa. Có người thốt lên rằng khi phạm nhân ra toà thì mức độ phạt cũng chịu tác động bởi yếu tố ngẫu nhiên. Yếu tố ngẫu nhiên có thể là do tâm tính, suy nghĩ, quan điểm, v.v. của người xử án ngay thời điểm xử hay đơn giản là con người “nhân vô thập toàn”. Ở Mĩ mà còn như thế thì ở VN, nơi mà các chánh án và luật sư chưa được đào tạo bài bản và toàn là người của đảng, thì các “yếu tố ngẫu nhiên” chắc còn có tác động kinh hơn nữa, và hệ quả là phạm nhân phải chịu bất công. Chưa thấy ai làm nghiên cứu (như ở ngoài này) về mối tương quan giữa mức độ phạt tù và tội phạm, và tính reproducibility (độ tin cậy, tái lập) của các chánh án. Tôi nghĩ một phân tích như thế rất cần thiết và có thể cung cấp những dữ liệu dẫn đến cải cách.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét