Giá vàng thế giới, những yêu tố hỗ trợ đắc lực

Sự phục hồi của nền kinh tế đang làm cho giá vàng tăng thế giới lâm vào cảnh khốn đốn, nhưng khi đi đến cuối con đường ánh sáng sẽ lóe lên. Vậy đâu là yếu tố hỗ trợ cho giá vàng

Lần đầu tiên kể từ năm 2007, nhu cầu đầu tư vàng đã giảm đi trong năm ngoái bởi lực cầu tại Trung Quốc có phần chững lại và giới đầu tư phương Tây bắt đầu nghi ngờ về đà tăng 12 năm của thị trường này. Các nhà đầu tư tỷ phú George Soros và Louis Moore Bacon cũng cắt giảm cổ phần của mình tại ETP trong quý 4 năm 2012 còn John Paulson tiếp tục duy trì trạng thái vàng của mình. Có lẽ chu kỳ tăng giá 12 năm liên tiếp của thị trường đã chuyển hướng bởi đà hồi phục của nền kinh tế đang nhận được nhiều động lực mới trong khi nhu cầu nắm giữ vàng lại suy yếu đi. Mới đây, Goldman Sachs cũng điều chỉnh dự báo Giá vàng thế giới trong năm 2013 và 2014 của mình.

vang-the-gioi

Bất chấp những quan điểm bi quan, vẫn còn đó những yếu tố có thể hỗ trợ thị trường đi lên:

1. Vai trò tài sản dự trữ gia tăng

Theo OMFIF, thế giới có vẻ đang hướng tới chế độ dự trữ đa tiền tệ lâu dài, có nghĩa là đồng dollar Mỹ sẽ chia sẻ vai trò quan trọng của mình với hàng loạt các loại tiền tệ khác. Cả Đức và Nhật đều không muốn đồng tiền của mình trở thành đồng tiền dự trữ quan trọng. Ngược lại, chính quyền Trung Quốc lại sẵn sàng chia sẻ khao khát biến đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ thế giới. Với mục tiêu đi đầu về chính trị và kinh tế, Trung Quốc chắn chắn sẽ không hài lòng với sự giàu có nhưng chỉ đơn giản là các khoản nợ đến từ các quốc gia khác của mình.

Vai trò của vàng trong và sau thời điểm chuyển sang hệ thống dự trữ đa tiền tệ sẽ là một đề tài quan trọng. Vàng có thể sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong giai đoạn chuyển tiếp này. Ngoài ra, đây cũng sẽ là một khoảng thời gian đầy biến động trong giá trị tiền tệ khi những “diễn viên” trên thị trường cố gắng tìm kiếm một trạng thái cân bằng mới. Đây cũng là thời điểm mà sự hấp dẫn của vàng tăng lên với tính chất vô chính trị, với vai trò giảm thiểu các biến động ngoại hối. Đối với các ngân hàng trung ương quan tâm nhiều tới giá trị cất trữ và bất ổn chính trị thì vàng sẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho một nơi trú ẩn an toàn trước các cơn bão tiền tệ.

2. Chiến tranh tiền tệ có nghĩa là sử dụng vàng như một hàng rào ngoại hối

Tiền tệ ngày càng trở thành một chủ đề quan trọng trong các buổi tranh luận về chính sách trên thế giới. Đồng yên Nhật Bản (JPY) là trường hợp rõ ràng nhất và sự suy giảm mạnh mẽ của đồng tiền này có thể gây nên những tác động lớn nên chính sách tiền tệ toàn cầu. Chính phủ mới của Nhật Bản có vẻ sẽ đặt mục tiêu thoát khỏi giảm phát lên hàng ưu tiên với phạm vi và mức độ của các biện pháp sắp được áp dụng. Đồng yên suy yếu là một chiến lược quan trọng đối với Nhật Bản nhằm làm sống lại nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Nhật Bản đã bắn đi những loạt đạn đầu tiên trên mặt trận này và có thể dẫn đến một cuộc đối đầu lớn từ các nước khác trên thế giới. Fed, ECB và BoE (với các chương trình nới lỏng tiền tệ nhằm kích thích tăng trưởng), cùng với các thị trường mới nổi khác có thể sẽ làm theo thông qua các biện pháp can thiệp bằng lời nói, kiểm soát vốn và cắt giảm lãi suất. Theo kịch bản hiện tại, sự suy yếu của JPY không nên được xem như là một sự kiện ngắn hạn, mà là một chiến lược bền vững kéo dài được mở rộng qua nhiều năm sau nữa.

Đồng yên yếu sẽ là cốt lõi trong kế hoạch làm sống lại thị trường xuất khẩu của Nhật Bản. Và khi đó, nguy cơ chiến tranh tiền tệ sẽ ngày càng gia tăng. Với tốc độ tăng trưởng toàn cầu khá èo uột và nhu cầu còn chậm chạp, bất kỳ sự hồi sinh nào trong thị trường xuất khẩu Nhật Bản đều khiến thị phần của các nước khác bị thu hẹp.

Cũng cần phải thừa nhận rằng, phá giá cạnh tranh là một trong những lý do chính để lạc quan về vàng. Trong những năm qua, các quốc gia trên khắp thế giới đã sử dụng vàng và các kim loại quý khác để bảo vệ sức mua của họ trước nguy cơ phá giá tiền tệ.

3. Vàng ETF của Trung Quốc hỗ trợ lực cầu

Nhiều người chờ đợi vàng ETFs tại Trung Quốc đã trở thành hiện thực, nếu vậy, sẽ kích hoạt một làn sóng mới trong nhu cầu kim loại quý. Có thể thấy, sản phẩm vàng ETFs này đã thành công ở nhiều nơi khác trên thế giới, góp phần vào sự tăng vọt của gia vang the gioi kể từ khi ra mắt vào năm 2003. Sự kiện này có thể là dấu hiệu khả quan trong quá trình tự do hóa thị trường vàng của Trung Quốc sau khi nhu cầu đầu tư tăng tới 274 tấn vào năm ngoái (so với 15 tấn trong năm 2006).

Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét