Gần đây có nhiều Quý Khách hàng gọi điện thắc mắc về giá bán căn hộ Hoàng Anh Gold House An Tiến tại sao có một số lời mời mua với giá bán thấp hơn 14,4 tr/m2 so với giá của sàn chính thức ACBRS bán? như 13,2tr hay 13,4 đến 13,8tr/m2 ...
Thực ra giá bán chính xác là 14,400,000 VNĐ/m2 (chưa bao gồm thuế VAT) do Công ty Dịch Vụ Địa Ốc ACB phân phối. Còn giá bán thấp hơn là những căn khách mua rồi muốn bán lại với giá thấp hơn. Giá thấp hơn là một lợi thế, tuy nhiên cũng có nhiều rủi ro cho Khách hàng mua. Sau đây là một số trường hợp có thể xảy ra về "Trường hợp ủy quyền và ghép tên cho căn hộ Gold House"
1. Trường hợp Ủy quyền mua căn hộ Gold House từ khách hàng bán lại:
Là trường hợp KH mua và KH bán cùng tự nguyện ký HĐ mua bán thông qua HĐ viết tay giữa hai bên, và Hợp Đồng Ủy Quyền (viết tắt là HĐUQ) (có chứng nhận của phòng Công Chứng) mục đích là để lách luật trong việc mua bán tài sản (cụ thể là BĐS) nhằm đảm bảo khi mua bán, mà trong trường hợp này Chủ Đầu Tư không cho sang tên chính thức qua lại cho KH mua với bất kỳ hình thức nào.
Từ những phân tích các tình huống như trên ta thấy KH mua chuyển nhượng lại nhà mà không mang tên được theo đúng quy định của Nghị Định 71/2010/NĐ-CP và Thông tư 16 năm 2010 của chính phủ gặp rất nhiều rủi ro trong giao dịch.
2. Trường hợp Ghép tên chung với nhân viên khi mua căn hộ Gold House:
Việc ghép tên chung với nhân viên cũng gặp rất nhiều rủi ro trong giao dịch này vì đây cũng là trường hợp lách luật giống như trường hợp trên, (lợi nhuận thì ít mà rủi ro rất nhiều đối với KH mua).
Tất cả trường hợp trên đều được quy định trong Bộ Luật Dân Sự Việt Nam 2005 (Về Quyền và Nghĩa vụ trong Hợp đồng dân sự)
Nói tóm lại, qua hai trường hợp phân tích như trên KH mua đều gặp rất nhiều rủi ro, là nhân viên tư vấn, nên và phải có trách nhiệm nói rõ để khách hàng có sự lựa chọn hợp lý nhất nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho Khách hàng của mình.
Thực ra giá bán chính xác là 14,400,000 VNĐ/m2 (chưa bao gồm thuế VAT) do Công ty Dịch Vụ Địa Ốc ACB phân phối. Còn giá bán thấp hơn là những căn khách mua rồi muốn bán lại với giá thấp hơn. Giá thấp hơn là một lợi thế, tuy nhiên cũng có nhiều rủi ro cho Khách hàng mua. Sau đây là một số trường hợp có thể xảy ra về "Trường hợp ủy quyền và ghép tên cho căn hộ Gold House"
TƯ VẤN VỀ TRƯỜNG HỢP ỦY QUYỀN VÀ GHÉP TÊN CHO CĂN HỘ GOLD HOUSE.
1. Trường hợp Ủy quyền mua căn hộ Gold House từ khách hàng bán lại:
Là trường hợp KH mua và KH bán cùng tự nguyện ký HĐ mua bán thông qua HĐ viết tay giữa hai bên, và Hợp Đồng Ủy Quyền (viết tắt là HĐUQ) (có chứng nhận của phòng Công Chứng) mục đích là để lách luật trong việc mua bán tài sản (cụ thể là BĐS) nhằm đảm bảo khi mua bán, mà trong trường hợp này Chủ Đầu Tư không cho sang tên chính thức qua lại cho KH mua với bất kỳ hình thức nào.
- Khách hàng mua chấp nhận mua căn hộ trong trường hợp HĐUQ sẽ có một chút ít về Quyền lợi (trước mắt là về Giá bán mua) (Giá thấp hơn ACBRS bán ra từ 800 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/m2)
- VD: KH A bán cho KH B 01 căn hộ Gold House diện tích 100m2 với giá 13,4tr/m2 (đã nhận nhà, không sang được tên tại Chủ Đầu Tư), trong đó ACBRS bán ra với giá 14,4tr/m2 và sang được tên bình thường. KH mua trước tiên sẽ thấy mình được lợi nhuận ròng là 100 triệu khi mua từ KH bán lại so với mua từ ACBRS bán ra (nhưng nếu tính kỹ lại KH mua chỉ lợi nhuận được khoảng 50 triệu vì sau này KH phải đóng một số phí, lệ phí khi làm thủ tục sang tên do nhà nước quy định như: Phí công chứng mua bán, thuế thu nhập cá nhân, thuế trước bạ, các loại thuế và chi phí phát sinh khác ...)
- Tuy nhiên sau đó KH mua có thể sẽ gặp thêm một số rủi ro trong giao dịch này, ví dụ như:
- Hợp đồng Gốc mua bán căn hộ không phải tên người mua mới mà là tên người bán.
- Người mua không thế chấp được tài sản trong ngân hàng.
- Kể từ ngày bàn giao nhà (khoảng +- 2 năm sau) Chủ Đầu Tư sẽ ra Chủ Quyền Hồng (viết tắt là CQH) cho KH bán, theo đúng quy định của pháp luật (dù trên thực tế người chủ sử dụng, sở hữu căn hộ này là người mua mới, đó mới chính là chủ căn hộ thực sự), sau đó vì một số nguyên nhân nào đó bên Bán không chịu làm HĐ mua bán chính thức tại phòng Công Chứng, để đi đóng thuế, Đăng bộ để sang tên Chủ Quyền Hồng cho KH mua thì sẽ phát sinh tranh chấp, trường hợp KH bán đã chuyển đi nơi khác ở (định cư nước ngoài, hoặc ở Tỉnh khác) cũng sẽ rất khó khăn khi chuyển chủ quyền cho bên mua.
- KH bán lấy lý do là ngày xưa bán lỗ quá giờ muốn KH bên Mua hỗ trợ thêm ít kinh phí mới chịu đi ra công chứng sang tên CQH cho bên mua nếu không đáp ứng thì xảy ra một số phản ứng không hay nào đó. (Đây là trường hợp gặp rất thường xuyên và khả năng xảy ra cao nếu bên bán có vấn đề về Uy tín cũng như tình hình bất động sản giá cả khó xác định như hiện nay).
- Nếu trong trường hợp bất khả kháng không lường trước được như bệnh tật, tai nạn ... mà làm KH Bán mất (chết) trong khi Chủ Quyền Hồng vẫn chưa ra thì HĐUQ giữa KH Mua và KH Bán mặc nhiên mất hết hiệu lực - vì việc mua bán này chỉ có hiệu lực khi giữa hai bên còn sống, nếu một trong hai bên mất thì HĐUQ coi như mất hiệu lực hoàn toàn trước pháp luật. Trường hợp xảy ra tiếp theo là sẽ có sự tranh chấp giữa KH mua và người thừa kế của KH Bán.
- Nếu KH Bán mà mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự (như bệnh tâm thân, bị tù ....) thì HĐUQ cũng xem như vô hiệu trước pháp luật.
Từ những phân tích các tình huống như trên ta thấy KH mua chuyển nhượng lại nhà mà không mang tên được theo đúng quy định của Nghị Định 71/2010/NĐ-CP và Thông tư 16 năm 2010 của chính phủ gặp rất nhiều rủi ro trong giao dịch.
2. Trường hợp Ghép tên chung với nhân viên khi mua căn hộ Gold House:
Việc ghép tên chung với nhân viên cũng gặp rất nhiều rủi ro trong giao dịch này vì đây cũng là trường hợp lách luật giống như trường hợp trên, (lợi nhuận thì ít mà rủi ro rất nhiều đối với KH mua).
- Hợp đồng gốc sẽ mang tên ghép hai người (Nhân viên và KH mua).
- Khó có thể thế chấp căn nhà mua vì khi vay tại các ngân hàng thì ngân hàng đòi hỏi phải có sự đồng ý cà chữ ký của nhân viên vào HĐ vay đó, vì tính pháp lý trong việc ký hợp đồng vay nên NV có thể không đồng ý.
- Trường hợp nếu sau này nhân viên không cam kết đúng với những gì hứa trước đó với KH mua của mình và đòi chia đôi căn hộ thì khi ra Tòa án, theo pháp luật bắt buộc căn hộ này phải chia đôi (Điều này không trái pháp luật Quy định vì CĐT khi ra chủ quyền Hồng đều ghi tên chung 2 người, nhân viên và KH mua trên đó), phát sinh tranh chấp.
- Nếu nhân viên chuyển công tác, chuyển sinh sống ở tỉnh khác thì việc sang tên qua cho KH mua không phải dễ dàng mà ngược lại là việc rất khó khăn (có thể KH mua sẽ tốn thêm chi phí để nhân viên đồng ý ra sang tên)
- Nếu tiến hành sang tên thì KH mua phải tốn thêm một số chi phí, lệ phí sau đây: Phí Công chứng mua bán, thuế thu nhập cá nhân, thuế trước bạ, thuế đăng bộ) (Vì Nhân viên sẽ không thể bò tiền túi ra để đóng tiền cho căn hộ không phải của họ).
- Trong trường hợp nhân viên mất trước khi ra làm thủ tục sang tên chủ Quyền Hồng cho KH mua thì gia đình của Nhân viên đó được thừa kế 1/2 căn hộ theo đúng pháp luật hiện hành của nước Việt Nam.
Tất cả trường hợp trên đều được quy định trong Bộ Luật Dân Sự Việt Nam 2005 (Về Quyền và Nghĩa vụ trong Hợp đồng dân sự)
Nói tóm lại, qua hai trường hợp phân tích như trên KH mua đều gặp rất nhiều rủi ro, là nhân viên tư vấn, nên và phải có trách nhiệm nói rõ để khách hàng có sự lựa chọn hợp lý nhất nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho Khách hàng của mình.
Trích từ tài liệu Tập huấn Chuyên viên Tư vấn
Phòng Pháp lý - Phòng Kinh Doanh - Phòng Dịch vụ
Công ty Dịch vụ Địa Ốc ACB (Ngân hàng ACB)
Để an tâm và tránh rủi ro. Sở hữu một căn hộ đẹp, khu vực gần Quận 7, tận dụng đầy đủ tiện ích trong khu căn hộ cao cấp Hoàng Anh Gold House An Tiến cũng như tiện ích ngay cạnh của Phú Mỹ Hưng với mức giá tốt nhất khu vực. Hoàng Anh An Tiến là một lựa chọn tuyệt vời cho quý khách hàng. Hãy liên hệ với các nhân viên nhiệt tình - tận tâm của ACBRS để - tìm hiểu - tham quan HAGold house An Tiến và đuợc tư vấn giải quyết các vấn đề của Quý Khách hàng.
Hỗ trợ - làm thủ tục giúp những khách hàng có nhu cầu vay ngân hàng.
Xem thêm:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét