China thưởng cho nhà khoa học như thế nào?


China là một nước đang lên trong khoa học.  Điều này thì không ai còn nghi ngờ gì nữa.  Hiện nay, đứng về mặt số lượng ấn phẩm khoa học, China đứng hàng thứ 2 (chỉ sau Mĩ).  Nhưng câu hỏi đặt ra là bằng cách nào mà họ có một bước “nhảy vọt” có thể nói là ngoạn mục như thế.  Câu trả lời ngắn gọn: tiền. 


Bước tiến ngoạn mục

Số liệu của Viện thông tin khoa học (ISI) cho thấy China hiện nay đứng hàng thứ hai trên thế giới về số ấn phẩm khoa học trên các tập san quốc tế (trong số 147 nước có công bố khoa học).  Tính từ tháng 1/2001 đến 31/8/2011 (10 năm và 8 tháng),  các nhà khoa học China công bố 836,255 bài báo khoa học, chỉ sau Mĩ (3,049,662 bài), nhưng vượt qua Đức (784,316), Nhật (771,548) và Anh (697,763). 

Số bài báo và tần số trích dẫn của 20 nước hàng đầu trên thế giới
Nước
Số bài báo khoa học
Số lần trích dẫn
Số trích dẫn trung bình trên mỗi bài báo
3,049,662
48,862,100
16.02
China
836,255
5,191,358
6.21
Đức
784,316
10,518,133
13.41
Nhật
771,548
8,084,145
10.48
Anh
697,763
10,508,202
15.06
Pháp
557,322
7,007,693
12.57
Canada
451,588
6,019,195
13.33
Ý
429,301
5,151,675
12.00
Tây Ban Nha
339,164
3,588,655
10.58
Úc
304,160
3,681,695
12.10
Ấn Độ
293,049
1,727,973
5.90
Hàn Quốc
282,328
2,024,609
7.17
Nga
265,721
1,282,281
4.83
Hà Lan
252,242
3,974,719
15.76
Ba Tây
212,243
1,360,097
6.41
Thuỵ Sĩ
181,636
3,070,458
16.9
Thuỵ Điển
179,126
2,686,304
15.0
Đài Loan
177,929
1,273,682
7.16
Thổ Nhĩ Kì
155,276
819,071
5.27
Ba Lan
154,016
1,036,062
6.73
Nguồn: Esssential Science Indicator của Thomson ISI, số liệu tính từ 2001 đến 8/2011.

Tuy đứng hạng 2 sau Mĩ, nhưng số lượng bài báo của China thì chỉ bằng 27% của Mĩ, và cũng không hơn Đức (hạng 3) bao nhiêu.  Cố nhiên, những con số này chưa được điều chỉnh cho dân số, hay quan trọng hơn là số nhà khoa học trong từng nước. 

Về phẩm chất thì có thể nói rằng các công trình của China nhìn chung còn thấp so với mặt bằng thế giới.  Mỗi bài báo của China được trích dẫn chỉ 6.21 lần; con số này chỉ cao hơn Nga (4.83), Thổ Nhĩ Kì (5.27), Ấn Độ (5.90), và Ba Lan (6.73).  So với các nước còn lại, chỉ số trích dẫn của các công trình China là thấp nhất, thấp hơn cả Hàn Quốc (7.17). 

Nhưng như đề cập trên, số lượng bài báo của China tăng rất nhanh trong thời gian gần đây.  Theo phân tích của các chuyên gia China [1], vào thập niên 1990, mỗi năm China chỉ công bố được 6000 bài báo khoa học.  Nhưng đến năm 2008 thì con số này tăng lên 270,924 bài, chiếm 11.5% số bài báo toàn cầu. 

Bằng cách nào mà China có một bước tiến ngoạn mục như thế?  Theo phân tích của các chuyên gia ngoại quốc, thì câu trả lời là tiền.  Trong thời gian 20 năm qua, China đầu tư rất nhiều để thiết lập những trung tâm họ gọi là “Key Laboratories” (nhóm nghiên cứu chính) trên toàn quốc.  Chính những nhóm nghiên cứu chủ lực này đã đóng góp cho sự tăng trưởng của số ấn phẩm khoa học của China trong thời gian qua.  Ngoài ra, China còn áp dụng một số chính sách / biện pháp chính là thưởng tiền, khuyến khích công bố trên tập san có IF cao, và quốc tế hoá tập san khoa học.

Áp dụng hệ thống đánh giá khoa học của phương Tây.  Ở China ngày nay, các chức danh khoa bảng như giáo sư, phó giáo sư, giảng viên, v.v. đều được đề bạt dựa vào số lượng công trình khoa học trên các tập san thuộc Science Citation Index (SCI), Engineering Index (EI), và Institute of Scientific and Technical Information of China (ISTC). 

Ngoài ra, các viện nghiên cứu và đại học có chính sách thưởng tiền cho các nhà khoa học nếu họ công bố công trình trên các tập san vừa đề cập.  Số tiền thưởng không phải cố định mà tuỳ thuộc vào chỉ số ảnh hưởng (impact factor – IF).  Bài trên các tập san có IF càng cao thì tiền thưởng cũng càng lớn.  Chẳng hạn như Trường Đại học Y Quảng Đông có chính sách thưởng cho giáo sư và giảng viên như sau:

Tiền thưởng cho tác giả theo chỉ số IF
Bài báo trên tập san có IF  
Sẽ được thưởng
Dưới 1 
3000 nhân dân tệ (~480 USD)
1 đến 2 
2400 USD
2 đến 3
4000 USD
3 đến 4
5600 USD
4 đến 5
7200 USD
5 đến 8
11,200 USD
8 đến 10
14,400 USD
10 đến 15
20,800 USD
Nature hay Science
32,000 USD cho tác giả đầu, và 50% cho tác giả 2, và giảm dần cho tác giả k.

Phải nói rằng số tiền thưởng còn cao hơn nhiều so với các nước phương Tây.  Ở Viện Garvan, chỉ có bài báo trên tập san với IF>10 mới được thưởng, và mỗi tác giả cũng chỉ được 1000 USD (còn China thì dám thưởng đến 14,400 USD).

Khuyến khích công bố trên tập san có IF cao.  Năm 2009, SCI có 7387 tập san khoa học, nhưng trong số này chỉ có 114 (1.5%) là từ China.  Những tập san từ China có IF thấp hơn 3. Chỉ có 3 tập san có IF cao hơn 3 (đó là Cell Research 8.151, Nano Research 4.37, và Fungal Diversity3.803).  Như phân tích trên cho thấy tầm ảnh hưởng và phẩm chất nghiên cứu của China vẫn còn rất thấp.  Do đó, Nhà nước khuyến khích các nhà nghiên cứu công bố nghiên cứu trên những tập san có IF càng cao càng tốt, với hi vọng sẽ cải tiến tần số trích dẫn.  

Quốc tế hoá tập san khoa học.  Một chiến lược khác của China là quốc tế hoá các tập san khoa học hiện hành.  “Quốc tế hoá” ở đây hiểu theo nghĩa dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính của tập san, ban biên tập có sự tham gia của các nhà khoa học ngoài China, và phấn đấu đưa vào hệ thống SCI hay ISI.  Hiện nay, China có khoảng 4800 tập san khoa học (con số năm 2010), nhưng 4600 viết bằng tiếng Hoa, và chỉ có 200 tập san dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức. 

Nhìn người nhưng cũng phải nhìn ta.  Hiện nay, mỗi năm các nhà khoa học Việt Nam công bố khoảng 1100 bài báo khoa học.  Con số này còn rất khiêm tốn so với China, nhưng có lẽ so sánh như thế không khách quan do khác biệt quá lớn về dân số.  Nhưng về mặt chất lượng nghiên cứu thì tần số trích dẫn của VN không kém, nếu không muốn nói là cao hơn, so với China.  Tuy nhiên, năng suất khoa học của VN vẫn còn quá thấp, nhất là trong bối cảnh có hơn 9000 giáo sư và phó giáo sư và hơn 24 ngàn tiến sĩ. 

China có thể tăng “sản lượng” khoa học, thì có lẽ VN cũng có thể.  Thật ra, những biện pháp của China cũng không hẳn là mới với ta.  Hơn 5 năm trước, người viết bài này cũng từng có những đề nghị như khuyến khích công bố trên tập san có IF cao, nên thưởng tiền cho nhà khoa học có công trình trên những tập san hàng đầu trong chuyên ngành [2], và quốc tế hoá tập san [3].  China đã cho chúng ta bằng chứng là những biện pháp này rất có hiệu quả.  Không có lí do gì chúng ta không áp dụng những biện pháp này để nâng cao sự hiện diện của khoa học VN trên trường quốc tế.

Tham khảo:

[1] Shao J, Shen H. The outflow of academic papers from China: why is it happening and can it be stemmed?  Learned Publishing 2011; 24:95-97.


Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét