Một số đại học Việt Nam có tham vọng được đứng trong hàng ngũ những đại học hàng đấu thế giới, có khi được hiểu như là những đại học đẳng cấp thế giới (world class university). Có một số nhóm chuyên xếp hạng đại học, trong đó các nhóm nổi tiếng phải kể đến nhóm Đại học Giao thông Thượng Hải, Leiden (Hà Lan), nhóm Quacquarelli Symonds (QS), và mới đây nhất có lẽ là SCImago (Tây Ban Nha). Chưa có một đại học Việt Nam nào được đứng trong các danh sách đại học hàng đầu thế giới của những nhóm này. Tuy nhiên, đọc qua danh sách mới nhất của QS cũng có thể cung cấp cho chúng ta một số đặc điểm đáng chú ý của các đại học hàng đầu trên thế giới. Bài đã đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn số tuần này.
Theo cách xếp hạng của QS năm 2012, danh tính của 10 đại học hàng đầu vẫn không thay đổi nhiều. Các đại học này chỉ thay đổi vị trí trong bảng. Năm nay (2012), Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mĩ đứng hạng 1, vượt qua Đại học Cambridge. Cần nói thêm rằng, ĐH Cambridge được xếp hạng 1 năm 2011. Sau MIT và Cambridge là 8 đại học quen thuộc (theo thứ tự): Harvard, UCL (University College London), Oxford, Imperial College, Yale, Chicago, Princeton, và Caltech. Hai nước có 10 đại học hàng đầu thế giới vẫn là Mĩ và Anh.
Đặc điểm
Có lẽ các đại học hàng đầu của Việt Nam còn rất lâu mới sánh được với 10 đại học hàng đầu thế giới, vì ngay cả các “cường quốc” giáo dục và khoa học như Đức và Pháp vẫn chưa có đại học Top 10. Do đó, chúng ta thử xem qua danh sách 400 đại học hàng đầu (sẽ viết tắt là “Top 400”) để xem qua sự phân bố và các đặc điểm của các đại học trong nhóm này.
Về phân bố theo vùng, có lẽ không ngạc nhiên khi thấy 70% các đại học Top 400 là Âu châu và Bắc Mĩ. Chỉ riêng Mĩ, có đến 83 trường (21% tổng số), Anh (45; 11%), Đức (35; 9%), Pháp (19; 5%), và Hà Lan (12; 3%) đã chiếm gần phân nửa đại học hàng đầu thế giới. Riêng Úc và Tân Tây Lan có 28 trường nằm trong nhóm Top 400 (Bảng 1).
Á châu có 65 trường nằm trong nhóm Top 400. Trong các nước Á châu, Nhật có 16 trường và China có 9 trường. Riêng khối khối ASEAN (10 nước), có 11 trường có tên trong danh sách Top 400. Mười một trường này thuộc 5 nước: Thái Lan (2), Mã Lai (5), Nam Dương (1), Phi Luật Tân (1), và Singapore (2).
Bảng 1: Phân bố các đại học Top 400 theo vùng, qui mô, tính đa dạng, nghiên cứu, và “tuổi”
Về qui mô, các đại học trong nhóm Top 400 thường là những trường có qui mô lớn (chiếm gần 60%). “Lớn” ở đây có thể hiểu là những đại học có trên 10 ngàn sinh viên. Chẳng hạn như Viện công nghệ Massachusetts có sỉ số sinh viên gần 11 ngàn, và trong số này 6500 là hậu đại học.
Tính đa ngành. Khoảng 90% các đại học trong nhóm Top 400 thường là đại học đa ngành. Ngay cả Học viện công nghệ Massachusetts dù danh là “công nghệ” nhưng trong thực tế có rất nhiều chuyên ngành, kể cả kinh tế, khoa học xã hội và nhân văn và y tế.
Về định hướng nghiên cứu khoa học, đại đa số (96%) các đại học trong nhóm Top 400 là những đại học có định hướng nghiên cứu khoa học cao hay rất cao.
Về tuổi, 82% phần trăm các đại học trong nhóm Top 400 có tuổi từ 30 trở lên. Thật ra, 64% đại học được xếp vào nhóm “lịch sử”, tức trên 100 tuổi. Ngay cả ĐH Quốc gia Singapore (hạng 25 trên thế giới) cũng gần 100 tuổi (thành lập từ 1905).
Tiêu chuẩn xếp hạng
Có thể nói rằng phương pháp đánh giá và xếp hạng của QS là dựa vào kết quả điều tra xã hội hơn là những thước đo khách quan như năng suất khoa học. Nhưng QS có vẻ thực tế hơn các nhóm đánh giá khác, vì họ chú ý đến cả hai khía cạnh của một đại học, đó là sự danh tiếng trong khoa học và hữu dụng cho kĩ nghệ. QS đánh giá và xếp hạng đại học qua 6 chỉ số như sau: danh tiếng về học thuật, danh tiếng trong giới tuyển dụng, tần số trích dẫn, tỉ lệ giảng viên là người nước ngoài, và tỉ lệ sinh viên người nước ngoài.
Danh tiếng về học thuật (academic reputation). Chỉ số này dựa trên kết quả của điều tra xã hội. Trong cuộc điều tra, các nhà nghiên cứu phân phối bộ câu hỏi đến các giảng viên và giáo sư khắp thế giới để hỏi họ nhận dạng và đánh giá đại học nào hiện nay có những nghiên cứu tốt nhất trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Cuộc điều tra được thực hiện vào năm 2012 trên 46,000 đối tượng, và kết quả thu thập qua 3 năm. Chỉ số này chiếm 40% trong tổng số điểm.
Danh tiếng trong nhà tuyển dụng (employer reputation). Chỉ số này dựa vào kết quả điều tra trực tuyến, cũng được thực hiện vào năm 2012 trên bình diện toàn cầu. Cuộc điều tra thu thập dữ liệu của trên 25,000 nhà tuyển dụng. Các nhà tuyể dụng được hỏi để nhận ra những đại học nào đã đào tạo ra những chuyên gia giỏi nhất trong ngành nghề của họ. Chỉ số này có trọng số 10%.
Tỉ số giáo sư – sinh viên (faculty-student ratio). Chỉ số này được tính toán đơn giản bằng cách lấy số giảng viên và giáo sư chia cho số sinh viên của mỗi trường. Trọng số của chỉ số này là 20%.
Tần số trích dẫn trung bình (citation per faculty). Chỉ số này được tính bằng cách lấy tổng số lần trích dẫn bài báo khoa học xuất phát từ trường chia cho tổng số giảng viên, giáo sư, và nhà khoa học. Chỉ số này phản ảnh một phần về chất lượng nghiên cứu khoa học của trường, do đó có trọng số đến 20%.
Tỉ lệ giảng viên và sinh viên nước ngoài. Các nhà nghiên cứu lí giải rằng những đại học thành công nhất là những trường thu hút những giảng viên và sinh viên tài năng nhất. Do đó, tỉ lệ số giảng viên và sinh viên đến từ nước ngoài được xem là một thước đo về khả năng thu hút nhân tài cũng như sự đa dạng của đại học. Tỉ lệ giảng viên ngoại quốc có trọng số là 5%, và tỉ lệ sinh viên ngoại quốc cũng có trọng số 5%.
Nhìn qua các tiêu chuẩn trên đây, chúng ta thấy nhóm QS đánh giá rất cao đến 2 tiêu chuẩn liên quan đến nghiên cứu khoa học. Chỉ riêng chỉ số về danh tiếng trong học thuật đã chiếm 40% trọng số của tổng số điểm. Tần số trích dẫn trung bình cũng phản ảnh chất lượng nghiên cứu khoa học, và có trọng số đến 20%. Do đó, tiêu chuẩn học thuật trong cách xếp hạng của QS có trọng số 60%! Tuy nhiên, hình như cách tính điểm chung của QS có một hệ số nào khác (1).
Như nói trên, khối ASEAN có 11 trường có tên trong danh sách Top 400. Do đó, chúng ta có thể xem qua các tiêu chuẩn và điểm của một số nước để biết đại học ASEAN mạnh và yếu ở điểm nào (Bảng 2).
Bảng 2: So sánh điểm của từng tiêu chuẩn
Các dữ liệu trên cho thấy các đại học ASEAN có điểm về danh tiếng trong học thuật chỉ trung bình (khoảng 56 trên điểm tối đa là 100). Tuy nhiên, đó là điểm trung bình, vì trong khối ASEAN, Singapore có điểm học thuật cao nhất (95), kế đến là Thái Lan (64), Mã Lai (47).
Một chỉ số khác phản ảnh chất lượng và tầm ảnh hưởng của nghiên cứu khoa học (“Trích dẫn”) thì khối ASEAN có điểm thấp hơn trung bình. Ngay cả ĐH Quốc gia Singapore là cao nhất trong vùng, nhưng điểm này chỉ 51 (trên tối đa 100) tức trung bình. Các nghiên cứu của Thái Lan và Mã Lai có chất lượng càng thấp hơn hai đại học Singapore.
Cơ hội cho Việt Nam?
Hiện nay, Việt Nam chưa có một đại học nào được xếp trong nhóm Top 400. Nhưng có kế hoạch đưa vài đại học Việt Nam đứng trong nhóm Top 200 vào năm 2020. Câu hỏi đặt ra là trong tương lai, hai đại học Quốc gia Hà Nội và TPHCM có cơ hội được đứng trong hàng ngũ các đại học hàng đầu thế giới. Một cách trả lời câu hỏi đó là đối chiếu những tiêu chuẩn trên với thực trạng.
Vì học thuật và nghiên cứu khoa học được xem là tiêu chuẩn hàng đầu, nên chúng ta cần xem qua thành tích nghiên cứu khoa học của hai đại học quốc gia. Theo dữ liệu của ISI (Viện thông tin khoa học) trong 5 năm (2006-2010), Đại học Quốc gia TPHCM công bố được khoảng 520 bài báo khoa học, mỗi năm chỉ công bố khoảng 100 bài. Đại học Quốc gia Hà Nội cũng có một năng suất tương tự. Trong cùng thời gian, ĐH Chulalongkorn của Thái Lan công bố khoảng 6000 bài, tức hơn hai đại học hàng đầu của Việt Nam gấp 10 lần! Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, chúng ta cần đến 50 năm sau để chỉ bằng năng suất của Chulalongkorn trong thời gian hiện nay.
Về tiêu chuẩn như tần số trích dẫn tính trên mỗi giảng viên, các đại học Việt Nam vẫn còn quá thấp. Với ~3000 giảng viên và nhà nghiên cứu, tính trung bình, 5 người công bố chỉ được 1 bài báo trong vòng 5 năm. Nói cách khác, năng suất là 1 cán bộ giảng dạy hoặc nghiên cứu cần 5 năm để công bố 1 bài báo khoa học. Năng suất khoa học của ĐHQG-HN cũng tương tự (1 công trình trong 5 năm cho mỗi cán bộ khoa học). Ở Chulalongkorn, năng suất trung bình là mỗi giảng viên công bố 1 bài trong 2 năm, tức cao hơn hai đại học quốc gia hơn 2 lần.
Số giảng viên và sinh viên từ nước ngoài ở các đại học Việt Nam còn rất ít. Thêm vào đó là có nhiều sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm, do đó, có thể tiên đoán rằng danh tiếng của hai đại học quốc gia trong giới kĩ nghệ không cao.
Dựa vào những tiêu chuẩn trên, có thể đoán rằng khả năng các đại học Việt Nam được đứng trong hàng ngũ Top 400 của QS (hay bất cứ danh sách uy tín nào) là rất thấp. Nhìn như thế không phải để thờ dài một cách bó tay, mà cần nhận ra lĩnh vực yếu để các đại học phấn đấu. Theo tôi, lĩnh vực yếu nhất hiện nay và cũng là lĩnh vực cần đẩy mạnh là nghiên cứu khoa học. Chỉ có nghiên cứu khoa học với chất lượng cao các đại học Việt Nam mới có thể rút ngắn thời gian trong cuộc cạnh tranh trong vùng và toàn cầu.
Chú thích:
(1) Tuy nhiên, hình như nhóm QS còn có một hệ số điều chỉnh nào khác, chứ không chỉ dựa vào những trong số trên. Lí do cho nhận xét trên là vì sau khi tôi áp dụng các trọng số trên thì không có kết quả giống như những gì họ trình bày trên website. Chẳng hạn như ĐH Harvard, điểm tính toán từ trọng số là 98.1, nhưng QS báo cáo là 99.2. Tương tự, ĐH Quốc gia Singapore, điểm chung theo trọng số là 86.3, nhưng điểm QS báo cáo là 87.2. Nói chung, cách tính của QS có xu hướng cao hơn điểm dựa vào trọng số, nhưng sự khác biệt không đáng kể.
So sánh điểm dựa vào trọng số và điểm QS trình bày trong báo cáo
Biểu đồ 1: Mối tương quan giữa điểm chung (dùng cho xếp hạng) và các chỉ tiêu. Academic: danh tiếng học thuật; Employers: đánh giá của nhà tuyển dụng; Citation: ảnh hưởng của nghiên cứu khoa học; Student: tỉ số giảng viên trên sinh viên; IntFaculty: số giảng viên ngoại quốc; IntStudent: số sinh viên ngoại quốc.
Theo cách xếp hạng của QS năm 2012, danh tính của 10 đại học hàng đầu vẫn không thay đổi nhiều. Các đại học này chỉ thay đổi vị trí trong bảng. Năm nay (2012), Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mĩ đứng hạng 1, vượt qua Đại học Cambridge. Cần nói thêm rằng, ĐH Cambridge được xếp hạng 1 năm 2011. Sau MIT và Cambridge là 8 đại học quen thuộc (theo thứ tự): Harvard, UCL (University College London), Oxford, Imperial College, Yale, Chicago, Princeton, và Caltech. Hai nước có 10 đại học hàng đầu thế giới vẫn là Mĩ và Anh.
Đặc điểm
Có lẽ các đại học hàng đầu của Việt Nam còn rất lâu mới sánh được với 10 đại học hàng đầu thế giới, vì ngay cả các “cường quốc” giáo dục và khoa học như Đức và Pháp vẫn chưa có đại học Top 10. Do đó, chúng ta thử xem qua danh sách 400 đại học hàng đầu (sẽ viết tắt là “Top 400”) để xem qua sự phân bố và các đặc điểm của các đại học trong nhóm này.
Về phân bố theo vùng, có lẽ không ngạc nhiên khi thấy 70% các đại học Top 400 là Âu châu và Bắc Mĩ. Chỉ riêng Mĩ, có đến 83 trường (21% tổng số), Anh (45; 11%), Đức (35; 9%), Pháp (19; 5%), và Hà Lan (12; 3%) đã chiếm gần phân nửa đại học hàng đầu thế giới. Riêng Úc và Tân Tây Lan có 28 trường nằm trong nhóm Top 400 (Bảng 1).
Á châu có 65 trường nằm trong nhóm Top 400. Trong các nước Á châu, Nhật có 16 trường và China có 9 trường. Riêng khối khối ASEAN (10 nước), có 11 trường có tên trong danh sách Top 400. Mười một trường này thuộc 5 nước: Thái Lan (2), Mã Lai (5), Nam Dương (1), Phi Luật Tân (1), và Singapore (2).
- Thái Lan: ĐH Mahidol (hạng 225) và Chulalongkorn (hạng 201);
- Malaysia: Universiti Malaya (156), Universiti Kebangsaan Malaysia (261), Universiti Sains Malaysia (326), Universiti Teknologi Malaysia (358), Universiti Putra Malaysia (360);
- Indonesia: University of Indonesia (273);
- Philippines: University of the Philippines (348);
- Singapore: National University of Singapore (25), Nanyang Technological University (47).
Bảng 1: Phân bố các đại học Top 400 theo vùng, qui mô, tính đa dạng, nghiên cứu, và “tuổi”
Số trường trong top 400 | Phần trăm (%) | |
Vùng | ||
Úc và Tân Tây Lan | 28 | 7.0 |
Á châu | 65 | 16.2 |
Âu châu | 184 | 46.0 |
Bắc Mĩ | 99 | 24.7 |
Nam Mĩ | 13 | 3.2 |
Trung Đông | 9 | 2.2 |
Phi châu | 2 | 0.5 |
Qui mô của đại học | ||
Lớn | 231 | 57.8 |
Trung bình | 73 | 18.3 |
Nhỏ | 11 | 2.8 |
Tính đa ngành | ||
Rất đa ngành | 264 | 66.0 |
Đa ngành | 97 | 24.3 |
Ít đa ngành | 30 | 7.5 |
Chuyên ngành | 9 | 2.2 |
Định hướng nghiên cứu | ||
Rất cao | 295 | 75.5 |
Cao | 84 | 21.5 |
Trung bình | 9 | 2.3 |
Thấp | 3 | 0.8 |
Tuổi | ||
Trên 100 năm (lịch sử) | 257 | 64.3 |
Dưới 100 năm (mature) | 72 | 18.0 |
Dưới 30 năm (established) | 57 | 14.3 |
Dưới 25 năm (young) | 14 | 3.5 |
Về qui mô, các đại học trong nhóm Top 400 thường là những trường có qui mô lớn (chiếm gần 60%). “Lớn” ở đây có thể hiểu là những đại học có trên 10 ngàn sinh viên. Chẳng hạn như Viện công nghệ Massachusetts có sỉ số sinh viên gần 11 ngàn, và trong số này 6500 là hậu đại học.
Tính đa ngành. Khoảng 90% các đại học trong nhóm Top 400 thường là đại học đa ngành. Ngay cả Học viện công nghệ Massachusetts dù danh là “công nghệ” nhưng trong thực tế có rất nhiều chuyên ngành, kể cả kinh tế, khoa học xã hội và nhân văn và y tế.
Về định hướng nghiên cứu khoa học, đại đa số (96%) các đại học trong nhóm Top 400 là những đại học có định hướng nghiên cứu khoa học cao hay rất cao.
Về tuổi, 82% phần trăm các đại học trong nhóm Top 400 có tuổi từ 30 trở lên. Thật ra, 64% đại học được xếp vào nhóm “lịch sử”, tức trên 100 tuổi. Ngay cả ĐH Quốc gia Singapore (hạng 25 trên thế giới) cũng gần 100 tuổi (thành lập từ 1905).
Tiêu chuẩn xếp hạng
Có thể nói rằng phương pháp đánh giá và xếp hạng của QS là dựa vào kết quả điều tra xã hội hơn là những thước đo khách quan như năng suất khoa học. Nhưng QS có vẻ thực tế hơn các nhóm đánh giá khác, vì họ chú ý đến cả hai khía cạnh của một đại học, đó là sự danh tiếng trong khoa học và hữu dụng cho kĩ nghệ. QS đánh giá và xếp hạng đại học qua 6 chỉ số như sau: danh tiếng về học thuật, danh tiếng trong giới tuyển dụng, tần số trích dẫn, tỉ lệ giảng viên là người nước ngoài, và tỉ lệ sinh viên người nước ngoài.
Danh tiếng về học thuật (academic reputation). Chỉ số này dựa trên kết quả của điều tra xã hội. Trong cuộc điều tra, các nhà nghiên cứu phân phối bộ câu hỏi đến các giảng viên và giáo sư khắp thế giới để hỏi họ nhận dạng và đánh giá đại học nào hiện nay có những nghiên cứu tốt nhất trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Cuộc điều tra được thực hiện vào năm 2012 trên 46,000 đối tượng, và kết quả thu thập qua 3 năm. Chỉ số này chiếm 40% trong tổng số điểm.
Danh tiếng trong nhà tuyển dụng (employer reputation). Chỉ số này dựa vào kết quả điều tra trực tuyến, cũng được thực hiện vào năm 2012 trên bình diện toàn cầu. Cuộc điều tra thu thập dữ liệu của trên 25,000 nhà tuyển dụng. Các nhà tuyể dụng được hỏi để nhận ra những đại học nào đã đào tạo ra những chuyên gia giỏi nhất trong ngành nghề của họ. Chỉ số này có trọng số 10%.
Tỉ số giáo sư – sinh viên (faculty-student ratio). Chỉ số này được tính toán đơn giản bằng cách lấy số giảng viên và giáo sư chia cho số sinh viên của mỗi trường. Trọng số của chỉ số này là 20%.
Tần số trích dẫn trung bình (citation per faculty). Chỉ số này được tính bằng cách lấy tổng số lần trích dẫn bài báo khoa học xuất phát từ trường chia cho tổng số giảng viên, giáo sư, và nhà khoa học. Chỉ số này phản ảnh một phần về chất lượng nghiên cứu khoa học của trường, do đó có trọng số đến 20%.
Tỉ lệ giảng viên và sinh viên nước ngoài. Các nhà nghiên cứu lí giải rằng những đại học thành công nhất là những trường thu hút những giảng viên và sinh viên tài năng nhất. Do đó, tỉ lệ số giảng viên và sinh viên đến từ nước ngoài được xem là một thước đo về khả năng thu hút nhân tài cũng như sự đa dạng của đại học. Tỉ lệ giảng viên ngoại quốc có trọng số là 5%, và tỉ lệ sinh viên ngoại quốc cũng có trọng số 5%.
Nhìn qua các tiêu chuẩn trên đây, chúng ta thấy nhóm QS đánh giá rất cao đến 2 tiêu chuẩn liên quan đến nghiên cứu khoa học. Chỉ riêng chỉ số về danh tiếng trong học thuật đã chiếm 40% trọng số của tổng số điểm. Tần số trích dẫn trung bình cũng phản ảnh chất lượng nghiên cứu khoa học, và có trọng số đến 20%. Do đó, tiêu chuẩn học thuật trong cách xếp hạng của QS có trọng số 60%! Tuy nhiên, hình như cách tính điểm chung của QS có một hệ số nào khác (1).
Như nói trên, khối ASEAN có 11 trường có tên trong danh sách Top 400. Do đó, chúng ta có thể xem qua các tiêu chuẩn và điểm của một số nước để biết đại học ASEAN mạnh và yếu ở điểm nào (Bảng 2).
Bảng 2: So sánh điểm của từng tiêu chuẩn
Điểm | ASEAN | Thái Lan | Malaysia | Singapore | China |
Học thuật | 56 | 64 | 47 | 95 | 73 |
Tuyển dụng | 50 | 44 | 34 | 92 | 62 |
Trích dẫn | 51 | 10 | 5.3 | 39 | 39 |
Tỉ số giảng viên/sinh viên | 54 | 59 | 56 | 83 | 56 |
Giảng viên quốc tế | 51 | 19 | 45 | 100 | 32 |
Sinh viên quốc tế | 49 | 5 | 56 | 98 | 19 |
Điểm chung | 54 | 45 | 40 | 83 | 57 |
Các dữ liệu trên cho thấy các đại học ASEAN có điểm về danh tiếng trong học thuật chỉ trung bình (khoảng 56 trên điểm tối đa là 100). Tuy nhiên, đó là điểm trung bình, vì trong khối ASEAN, Singapore có điểm học thuật cao nhất (95), kế đến là Thái Lan (64), Mã Lai (47).
Một chỉ số khác phản ảnh chất lượng và tầm ảnh hưởng của nghiên cứu khoa học (“Trích dẫn”) thì khối ASEAN có điểm thấp hơn trung bình. Ngay cả ĐH Quốc gia Singapore là cao nhất trong vùng, nhưng điểm này chỉ 51 (trên tối đa 100) tức trung bình. Các nghiên cứu của Thái Lan và Mã Lai có chất lượng càng thấp hơn hai đại học Singapore.
Cơ hội cho Việt Nam?
Hiện nay, Việt Nam chưa có một đại học nào được xếp trong nhóm Top 400. Nhưng có kế hoạch đưa vài đại học Việt Nam đứng trong nhóm Top 200 vào năm 2020. Câu hỏi đặt ra là trong tương lai, hai đại học Quốc gia Hà Nội và TPHCM có cơ hội được đứng trong hàng ngũ các đại học hàng đầu thế giới. Một cách trả lời câu hỏi đó là đối chiếu những tiêu chuẩn trên với thực trạng.
Vì học thuật và nghiên cứu khoa học được xem là tiêu chuẩn hàng đầu, nên chúng ta cần xem qua thành tích nghiên cứu khoa học của hai đại học quốc gia. Theo dữ liệu của ISI (Viện thông tin khoa học) trong 5 năm (2006-2010), Đại học Quốc gia TPHCM công bố được khoảng 520 bài báo khoa học, mỗi năm chỉ công bố khoảng 100 bài. Đại học Quốc gia Hà Nội cũng có một năng suất tương tự. Trong cùng thời gian, ĐH Chulalongkorn của Thái Lan công bố khoảng 6000 bài, tức hơn hai đại học hàng đầu của Việt Nam gấp 10 lần! Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, chúng ta cần đến 50 năm sau để chỉ bằng năng suất của Chulalongkorn trong thời gian hiện nay.
Về tiêu chuẩn như tần số trích dẫn tính trên mỗi giảng viên, các đại học Việt Nam vẫn còn quá thấp. Với ~3000 giảng viên và nhà nghiên cứu, tính trung bình, 5 người công bố chỉ được 1 bài báo trong vòng 5 năm. Nói cách khác, năng suất là 1 cán bộ giảng dạy hoặc nghiên cứu cần 5 năm để công bố 1 bài báo khoa học. Năng suất khoa học của ĐHQG-HN cũng tương tự (1 công trình trong 5 năm cho mỗi cán bộ khoa học). Ở Chulalongkorn, năng suất trung bình là mỗi giảng viên công bố 1 bài trong 2 năm, tức cao hơn hai đại học quốc gia hơn 2 lần.
Số giảng viên và sinh viên từ nước ngoài ở các đại học Việt Nam còn rất ít. Thêm vào đó là có nhiều sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm, do đó, có thể tiên đoán rằng danh tiếng của hai đại học quốc gia trong giới kĩ nghệ không cao.
Dựa vào những tiêu chuẩn trên, có thể đoán rằng khả năng các đại học Việt Nam được đứng trong hàng ngũ Top 400 của QS (hay bất cứ danh sách uy tín nào) là rất thấp. Nhìn như thế không phải để thờ dài một cách bó tay, mà cần nhận ra lĩnh vực yếu để các đại học phấn đấu. Theo tôi, lĩnh vực yếu nhất hiện nay và cũng là lĩnh vực cần đẩy mạnh là nghiên cứu khoa học. Chỉ có nghiên cứu khoa học với chất lượng cao các đại học Việt Nam mới có thể rút ngắn thời gian trong cuộc cạnh tranh trong vùng và toàn cầu.
Chú thích:
(1) Tuy nhiên, hình như nhóm QS còn có một hệ số điều chỉnh nào khác, chứ không chỉ dựa vào những trong số trên. Lí do cho nhận xét trên là vì sau khi tôi áp dụng các trọng số trên thì không có kết quả giống như những gì họ trình bày trên website. Chẳng hạn như ĐH Harvard, điểm tính toán từ trọng số là 98.1, nhưng QS báo cáo là 99.2. Tương tự, ĐH Quốc gia Singapore, điểm chung theo trọng số là 86.3, nhưng điểm QS báo cáo là 87.2. Nói chung, cách tính của QS có xu hướng cao hơn điểm dựa vào trọng số, nhưng sự khác biệt không đáng kể.
So sánh điểm dựa vào trọng số và điểm QS trình bày trong báo cáo
Điểm | Trọng số | ĐH Harvard | ĐH Oxford | ĐH Quốc gia Singapore |
Học thuật | 0.4 | 100.0 | 100.0 | 100.0 |
Tuyển dụng | 0.1 | 100.0 | 100.0 | 99.4 |
Trích dẫn | 0.2 | 100.0 | 89.4 | 51.1 |
Tỉ số giảng viên/sinh viên | 0.2 | 98.6 | 100.0 | 81.4 |
Giảng viên quốc tế | 0.05 | 90.0 | 98.0 | 100.0 |
Sinh viên quốc tế | 0.05 | 78.4 | 95.8 | 98.2 |
Điểm chung (tính toán) | 98.1 | 97.6 | 86.3 | |
Điểm chung (báo cáo) | 99.2 | 98.6 | 87.2 |
Biểu đồ 1: Mối tương quan giữa điểm chung (dùng cho xếp hạng) và các chỉ tiêu. Academic: danh tiếng học thuật; Employers: đánh giá của nhà tuyển dụng; Citation: ảnh hưởng của nghiên cứu khoa học; Student: tỉ số giảng viên trên sinh viên; IntFaculty: số giảng viên ngoại quốc; IntStudent: số sinh viên ngoại quốc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét