Scientometrics mới công bố một phân tích rất thú vị về so sánh năng suất khoa học giữ hai đại học của Nga và một số đại học phương Tây. Bài báo có vài thông tin quí, nên tôi thu thập và trích dẫn ra đây để chúng ta cùng tham khảo. Nói chung, kết quả so sánh cho thấy 2 đại học Nga (HSE và MSU) không khá hơn so với những đại học “làng nhàng” của phương Tây.
Trong bài này, tác giả so sánh các chỉ số về đầu ra của nghiên cứu khoa học giữa 6 đại học. Đó là các trường Higher School of Economics (HSE), Lomonosov Moscow State University (MSU), University of Mississippi, University of Newfoundland, Université de Nantes, và Leibniz Universitat Hannover. Tác giả thu thập dữ liệu về số giảng viên / giáo sư, thư viện, và ấn phẩm khoa học công bố trong năm 2009 của từng đại học.
Ở Nga mới xuất hiện một đại học có tên là Higher School of Economics (HSE). Sau khi xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ và Liên bang Xô Viết bị tan rã, một nhóm giáo sư và học giả (tuổi trung niên) đứng ra soạn đề cương và lập ra trường vào năm 1992. Mục tiêu của trường là rập khuôn các trường kinh tế ở phương Tây. Có lẽ cách đặt tên chịu ảnh hưởng của London School of Economics.
Đại học Quốc gia Moscow là đại học lâu đời nhất, và chắc là uy tín nhất của Nga. Được thành lập từ 1755 như là một “đại học liên bang” (hiểu theo nghĩa ngân sách do chính phủ liên bang quyết định). MSU xem họ có sứ mệnh gìn giữ và đặt chuẩn mực học thuật cho các đại học Nga.
Đại học Mississippi là đại học tầm trung bình, đứng hạng 143 (trong số 262) của Mĩ trong bảng xếp hạng đại học của Mĩ US News and World Report. Đại học Newfoundland cũng có vị trí tương tự như Mississippi.
Câu hỏi mà nhà nghiên cứu đặt ra là sau 20 năm cải cách, 2 đại học hàng đầu của Nga có thành tựu như thế nào so với các đại học tầm trung của phương Tây. Tác giả không so sánh với các đại học hàng đầu của phương Tây, vì nghĩ rằng hai đại học của Nga chưa ở tầm vóc hàng đầu thế giới. Kết quả so sánh có thể tóm lược trong bảng dưới đây:
Bảng 1: So sánh một số chỉ tiêu đầu vào và đầu ra về nghiên cứu khoa học
Chú thích: HSE = Higher School of Economics; MSU = Lomonosov Moscow State University; UMiss = University of Mississippi; MUN = University of Newfoundland; Nantes = Université de Nantes; Hannover = Leibniz Universitat Hannover. Nguồn: (1).
Tuy mới thành lập, trường HSE có đến 1491 giảng viên / giáo sư (sẽ viết tắt là giảng viên). Mỗi năm thu nhập gần 200 triệu USD, nhưng mỗi năm chỉ công bố được 45 bài báo khoa học. Tính trung bình, số bài báo khoa học trên mỗi giảng viên chỉ 0.03.
Đại học MSU có năng suất cao hơn. Với 5923 giảng viên và thu nhập 1 tỉ USD, trường này công bố được 3587 bài báo khoa học năm 2009. Năng suất khoa học trung bình cho mỗi giảng viên là 0.61, cao hơn HSE rất nhiều.
Nhưng năng suất khoa học của MSU vẫn còn rất thấp so với Đại học Mississippi. Đại học Mississippi chỉ có 729 giảng viên, nhưng ngân sách 1 tỉ USD, và công bố được 1382 bài báo khoa học. Tính trung bình mỗi giảng viên công bố gần 2 bài báo khoa học mỗi năm, và năng suất này cao nhất trong số 6 trường cùng đẳng cấp được so sánh. Năng suất khoa học của Mississippi cao gần gấp 2 lần so với ĐH Hannover, và 4 lần so với ĐH Nante của Pháp.
Thật ra, qua số liệu này và so sánh với các trường trong vùng Đông Nam Á chúng ta dễ dàng thấy năng suất khoa học của trường MSU của Nga chỉ tương đương với ĐH Mahidol, Chulalongkorn và Malaya. Nhưng MSU còn kém hơn khá xa khi so với ĐHQG Singapore (mỗi năm công bố trên 5000 bài, cao hơn MSU khoảng 40%). Tuy nhiên, chưa thể so sánh chất lượng nghiên cứu vì bài báo không đề cập đến. Nhưng bài báo có đề cập đến tình trạng tự trích dẫn (self-citation) rất cao trong giới khoa học Nga, dù công trình của họ ít được đồng nghiệp ngoại quốc trích dẫn.
Các đại học Nga (như MSU và HSE) đã dùng chuẩn mực của phương Tây trong việc đánh giá nghiên cứu khoa học sau khi Liên Xô sụp đổ. Bài báo này muốn hỏi rằng sau một thời gian dài “làm theo Tây” như thế, họ có cải tiến gì hay không? Tác giả kết luận rằng không thành công (“Efforts to adapt Western standards of academic management as exemplified by the HSE have not been successful so far.”)
Tham khảo:
(1) Oleinik A. Publication patterns in Russia and the West compared. Scientometric 2012; 93:533-51.
Trong bài này, tác giả so sánh các chỉ số về đầu ra của nghiên cứu khoa học giữa 6 đại học. Đó là các trường Higher School of Economics (HSE), Lomonosov Moscow State University (MSU), University of Mississippi, University of Newfoundland, Université de Nantes, và Leibniz Universitat Hannover. Tác giả thu thập dữ liệu về số giảng viên / giáo sư, thư viện, và ấn phẩm khoa học công bố trong năm 2009 của từng đại học.
Ở Nga mới xuất hiện một đại học có tên là Higher School of Economics (HSE). Sau khi xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ và Liên bang Xô Viết bị tan rã, một nhóm giáo sư và học giả (tuổi trung niên) đứng ra soạn đề cương và lập ra trường vào năm 1992. Mục tiêu của trường là rập khuôn các trường kinh tế ở phương Tây. Có lẽ cách đặt tên chịu ảnh hưởng của London School of Economics.
Đại học Quốc gia Moscow là đại học lâu đời nhất, và chắc là uy tín nhất của Nga. Được thành lập từ 1755 như là một “đại học liên bang” (hiểu theo nghĩa ngân sách do chính phủ liên bang quyết định). MSU xem họ có sứ mệnh gìn giữ và đặt chuẩn mực học thuật cho các đại học Nga.
Đại học Mississippi là đại học tầm trung bình, đứng hạng 143 (trong số 262) của Mĩ trong bảng xếp hạng đại học của Mĩ US News and World Report. Đại học Newfoundland cũng có vị trí tương tự như Mississippi.
Câu hỏi mà nhà nghiên cứu đặt ra là sau 20 năm cải cách, 2 đại học hàng đầu của Nga có thành tựu như thế nào so với các đại học tầm trung của phương Tây. Tác giả không so sánh với các đại học hàng đầu của phương Tây, vì nghĩ rằng hai đại học của Nga chưa ở tầm vóc hàng đầu thế giới. Kết quả so sánh có thể tóm lược trong bảng dưới đây:
Bảng 1: So sánh một số chỉ tiêu đầu vào và đầu ra về nghiên cứu khoa học
Chỉ tiêu | HSE | MSU | UMiss | MUN | Nantes | Hannover |
Nước | Nga | Nga | Mĩ | Canada | Pháp | Đức |
Số giảng viên | 1491 | 5923 | 729 | 1047 | 1569 | 1120 |
Thu nhập (revenues, triệu USD) | 199.4 | ~1000 | 1005 | 337.5 | 378.4 | 398.5 |
Thư viện: số ấn phẩm | ~74,000 | ~10 triệu | 1.9 triệu | ~1.9 triệu | 500,000 | 8.2 triệu |
Số công trình công bố ISI năm 2009 | 45 | 3587 | 1382 | 826 | 860 | 1105 |
Số công trình trên mỗi giảng viên | 0.03 | 0.61 | 1.90 | 0.79 | 0.55 | 0.97 |
Số công trình về kinh tế | 5 | 3 | 46 | 11 | 22 | 36 |
Tuy mới thành lập, trường HSE có đến 1491 giảng viên / giáo sư (sẽ viết tắt là giảng viên). Mỗi năm thu nhập gần 200 triệu USD, nhưng mỗi năm chỉ công bố được 45 bài báo khoa học. Tính trung bình, số bài báo khoa học trên mỗi giảng viên chỉ 0.03.
Đại học MSU có năng suất cao hơn. Với 5923 giảng viên và thu nhập 1 tỉ USD, trường này công bố được 3587 bài báo khoa học năm 2009. Năng suất khoa học trung bình cho mỗi giảng viên là 0.61, cao hơn HSE rất nhiều.
Nhưng năng suất khoa học của MSU vẫn còn rất thấp so với Đại học Mississippi. Đại học Mississippi chỉ có 729 giảng viên, nhưng ngân sách 1 tỉ USD, và công bố được 1382 bài báo khoa học. Tính trung bình mỗi giảng viên công bố gần 2 bài báo khoa học mỗi năm, và năng suất này cao nhất trong số 6 trường cùng đẳng cấp được so sánh. Năng suất khoa học của Mississippi cao gần gấp 2 lần so với ĐH Hannover, và 4 lần so với ĐH Nante của Pháp.
Thật ra, qua số liệu này và so sánh với các trường trong vùng Đông Nam Á chúng ta dễ dàng thấy năng suất khoa học của trường MSU của Nga chỉ tương đương với ĐH Mahidol, Chulalongkorn và Malaya. Nhưng MSU còn kém hơn khá xa khi so với ĐHQG Singapore (mỗi năm công bố trên 5000 bài, cao hơn MSU khoảng 40%). Tuy nhiên, chưa thể so sánh chất lượng nghiên cứu vì bài báo không đề cập đến. Nhưng bài báo có đề cập đến tình trạng tự trích dẫn (self-citation) rất cao trong giới khoa học Nga, dù công trình của họ ít được đồng nghiệp ngoại quốc trích dẫn.
Các đại học Nga (như MSU và HSE) đã dùng chuẩn mực của phương Tây trong việc đánh giá nghiên cứu khoa học sau khi Liên Xô sụp đổ. Bài báo này muốn hỏi rằng sau một thời gian dài “làm theo Tây” như thế, họ có cải tiến gì hay không? Tác giả kết luận rằng không thành công (“Efforts to adapt Western standards of academic management as exemplified by the HSE have not been successful so far.”)
Tham khảo:
(1) Oleinik A. Publication patterns in Russia and the West compared. Scientometric 2012; 93:533-51.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét