Một bản tin ngắn trên tập san Science tuần qua cho biết bà Annette Schavan, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đức đang bị điều tra vì nghi vấn đạo văn trong luận án tiến sĩ của bà hơn 30 năm trước. Thế là thêm một bộ trưởng Đức có nguy cơ bị mất chức vì đạo văn. Sự việc có ý nghĩa đến chính sách đào tạo tiến sĩ và hình thức thích hợp cho một luận án tiến sĩ.
Mấy năm gần đây, việc truy tìm luận án của các chính khách Đức và Âu châu trở thành một loại thể thao học thuật của giới báo chí. Theo báo chí, đã có hơn 6 chính trị gia Đức phải rời chức vụ vì đạo văn. Còn nhớ trước đây cựu bộ trưởng Bộ Quốc phòng Karl-Theodor zu Guttenberg cũng phạm tội đạo văn, và từ chức vì tội này. Một số chính khách khác cũng chịu sự săm soi của các “activist” (qua trang web VroniPlag) về nạn đạo văn và đã kết cục xấu. Chẳng hạn như Jorgo Chatzimarkakis và Silvana Koch-Mehrin, cả hai là thành viên của Hạ nghị viện Châu Âu và là đảng viên của Đảng tự do, cũng bị cáo buộc đạo văn. Riêng Koch-Mehrin phải từ chức phó chủ tịch Hạ nghị viện Đức sau khi Đại học Heidelberg rút lại bằng tiến sĩ vì luận án có quá nhiều đạo văn.
Nay thì đến trường hợp của bà Annette Schavan. Bà là đương kim bộ trưởng Bộ Giáo dục Đức, chức vụ bà giữ từ năm 2005 cho đến nay. Bà tốt nghiệp tiến sĩ năm 1980 với luận án “Person and conscience – studies on conditions, need and requirements of today’s conscience” từ Đại học Dusseldorf. Chuyên ngành của bà là khoa học giáo dục, triết học và thần học. Bà được xem là một bộ trưởng có tài, và được Đại học Free trao tặng chức danh giáo sư danh dự. Luận án của bà được đồng nghiệp đánh giá là một “formidable accomplishment.”
Tuy nhiên, vào tháng 5/2012, có người qua một trang web cáo buộc rằng luận án tiến sĩ của bà có dấu hiệu đạo văn. Website vừa đề cập liệt kê 50 ví dụ trong luận án 351 trang mà tác giả cho là không được trích dẫn hay ghi nhận một cách thích hợp. Đại học Dusseldorf lập tức mở cuộc điều tra, nhưng không nói bao giờ sẽ công bố kết quả. Bà Bộ trưởng thì tuyên bố dứt khoát rằng bà không đạo văn, và sẽ bảo vệ quan điểm đó đến cùng. Tuy nhiên, Science tiết lộ rằng một nguồn tin riêng cho biết có lẽ đại học sẽ có quyết định bất lợi cho bà bộ trưởng.
Tuy nhiên, theo Science, trường hợp của bà Annette Schavan có lẽ không nghiêm trọng như của zu Guttenberg. Nhưng sự việc vẫn có thể gây tổn hại đến sự nghiệp của bà. Tạp chí Der Spiegel cho biết trường đại học đã thẩm định xong luận án và có đề nghị rút lại văn bằng tiến sĩ của bà, nhưng trường chưa quyết định sẽ tuyên bố vào lúc nào.
Qua những vụ việc này, có lẽ bài học là luận án tiến sĩ nên công bố quốc tế để tránh tình trạng cáo buộc đạo văn. Một khi nội dung nghiên cứu của luận án được công bố thì đó cũng là hình thức acid test để cộng đồng khoa học đánh giá. Còn không công bố thì rất khó biết luận án có nội dung gì mới hay xứng đáng với văn bằng được trao. Nhớ ngày xưa khi còn mài ghế nhà trường làm nghiên cứu, tôi rất bận tâm đến luận án, nhưng thầy hướng dẫn tôi không bao giờ nghĩ đến luận án. Ông nói (và tôi dịch nôm na): lo công bố kết quả đi, luận án mày viết ra để ai đọc hả? Nó ở trên cái giá sách đó kìa, mà chính mày cũng chẳng thèm đọc. Cứ mỗi lần có nghiên cứu sinh mới vào thì ông lại nói câu này. Không cần lâu tôi đã nhận ra ngay là công bố bài báo khoa học quan trọng hơn luận án.
Hiện nay, các trường đại học Úc có 3 xu hướng chính về luận án tiến sĩ. Xu hướng thứ nhất mang tính cổ điển trong giới khoa học xã hội, mà theo đó nghiên cứu sinh viết một monograph vài trăm trang mà không công bố quốc tế. Xu hướng thứ hai là nửa monograph, nửa papers. Theo xu hướng này, nghiên cứu sinh công bố vài bài báo khoa học và dùng đó như là những chương trong phần kết quả, cộng với những nghiên cứu chưa công bố làm thành một luận án. Xu hướng thứ ba là theo phong cách Bắc Âu, tức là nghiên cứu sinh tập hợp 4 bài (ít nhất là 3 bài) thành một luận án và đệ trình để bảo vệ. Xu hướng 2 và 3 là phổ biến nhất, đặc biệt là trong các ngành khoa học tự nhiên và y sinh học; còn xu hướng 1 thì chỉ tồn tại phần lớn trong các ngành “soft science”. Phần lớn những chính khách làm nghiên cứu xã hội học, và luận án của họ ít khi nào được công bố, nên dẫn đến tình trạng như hiện nay.
Mấy năm gần đây, việc truy tìm luận án của các chính khách Đức và Âu châu trở thành một loại thể thao học thuật của giới báo chí. Theo báo chí, đã có hơn 6 chính trị gia Đức phải rời chức vụ vì đạo văn. Còn nhớ trước đây cựu bộ trưởng Bộ Quốc phòng Karl-Theodor zu Guttenberg cũng phạm tội đạo văn, và từ chức vì tội này. Một số chính khách khác cũng chịu sự săm soi của các “activist” (qua trang web VroniPlag) về nạn đạo văn và đã kết cục xấu. Chẳng hạn như Jorgo Chatzimarkakis và Silvana Koch-Mehrin, cả hai là thành viên của Hạ nghị viện Châu Âu và là đảng viên của Đảng tự do, cũng bị cáo buộc đạo văn. Riêng Koch-Mehrin phải từ chức phó chủ tịch Hạ nghị viện Đức sau khi Đại học Heidelberg rút lại bằng tiến sĩ vì luận án có quá nhiều đạo văn.
Nay thì đến trường hợp của bà Annette Schavan. Bà là đương kim bộ trưởng Bộ Giáo dục Đức, chức vụ bà giữ từ năm 2005 cho đến nay. Bà tốt nghiệp tiến sĩ năm 1980 với luận án “Person and conscience – studies on conditions, need and requirements of today’s conscience” từ Đại học Dusseldorf. Chuyên ngành của bà là khoa học giáo dục, triết học và thần học. Bà được xem là một bộ trưởng có tài, và được Đại học Free trao tặng chức danh giáo sư danh dự. Luận án của bà được đồng nghiệp đánh giá là một “formidable accomplishment.”
Tuy nhiên, vào tháng 5/2012, có người qua một trang web cáo buộc rằng luận án tiến sĩ của bà có dấu hiệu đạo văn. Website vừa đề cập liệt kê 50 ví dụ trong luận án 351 trang mà tác giả cho là không được trích dẫn hay ghi nhận một cách thích hợp. Đại học Dusseldorf lập tức mở cuộc điều tra, nhưng không nói bao giờ sẽ công bố kết quả. Bà Bộ trưởng thì tuyên bố dứt khoát rằng bà không đạo văn, và sẽ bảo vệ quan điểm đó đến cùng. Tuy nhiên, Science tiết lộ rằng một nguồn tin riêng cho biết có lẽ đại học sẽ có quyết định bất lợi cho bà bộ trưởng.
Tuy nhiên, theo Science, trường hợp của bà Annette Schavan có lẽ không nghiêm trọng như của zu Guttenberg. Nhưng sự việc vẫn có thể gây tổn hại đến sự nghiệp của bà. Tạp chí Der Spiegel cho biết trường đại học đã thẩm định xong luận án và có đề nghị rút lại văn bằng tiến sĩ của bà, nhưng trường chưa quyết định sẽ tuyên bố vào lúc nào.
Qua những vụ việc này, có lẽ bài học là luận án tiến sĩ nên công bố quốc tế để tránh tình trạng cáo buộc đạo văn. Một khi nội dung nghiên cứu của luận án được công bố thì đó cũng là hình thức acid test để cộng đồng khoa học đánh giá. Còn không công bố thì rất khó biết luận án có nội dung gì mới hay xứng đáng với văn bằng được trao. Nhớ ngày xưa khi còn mài ghế nhà trường làm nghiên cứu, tôi rất bận tâm đến luận án, nhưng thầy hướng dẫn tôi không bao giờ nghĩ đến luận án. Ông nói (và tôi dịch nôm na): lo công bố kết quả đi, luận án mày viết ra để ai đọc hả? Nó ở trên cái giá sách đó kìa, mà chính mày cũng chẳng thèm đọc. Cứ mỗi lần có nghiên cứu sinh mới vào thì ông lại nói câu này. Không cần lâu tôi đã nhận ra ngay là công bố bài báo khoa học quan trọng hơn luận án.
Hiện nay, các trường đại học Úc có 3 xu hướng chính về luận án tiến sĩ. Xu hướng thứ nhất mang tính cổ điển trong giới khoa học xã hội, mà theo đó nghiên cứu sinh viết một monograph vài trăm trang mà không công bố quốc tế. Xu hướng thứ hai là nửa monograph, nửa papers. Theo xu hướng này, nghiên cứu sinh công bố vài bài báo khoa học và dùng đó như là những chương trong phần kết quả, cộng với những nghiên cứu chưa công bố làm thành một luận án. Xu hướng thứ ba là theo phong cách Bắc Âu, tức là nghiên cứu sinh tập hợp 4 bài (ít nhất là 3 bài) thành một luận án và đệ trình để bảo vệ. Xu hướng 2 và 3 là phổ biến nhất, đặc biệt là trong các ngành khoa học tự nhiên và y sinh học; còn xu hướng 1 thì chỉ tồn tại phần lớn trong các ngành “soft science”. Phần lớn những chính khách làm nghiên cứu xã hội học, và luận án của họ ít khi nào được công bố, nên dẫn đến tình trạng như hiện nay.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét