Tại phiên thảo luận về chương trình xây dựng pháp luật, liên quan đến Luật Biểu tình, đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước phát biểu: “Khi đưa luật một cách gấp gáp như vậy là chúng ta đã tước đi quyền của người dân. Người dân cần thời gian tham khảo, tham chiếu, nghiên cứu, tìm hiểu, trao đổi, tranh luận về sự cần thiết của luật. Luật Biểu tình nếu có phải nghĩ đến trưng cầu ý dân”.
Thậm chí, ông Phước còn đề nghị phải hỏi ý kiến của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm y tế. Chỉ khi đã làm việc được với cơ quan này và đưa những nội dung này vào bảo hiểm thì chúng ta mới yên tâm và có Luật Biểu tình.
Ý kiến phát biểu của ông Hoàng Hữu Phước rất không thuyết phục.
Ông Hoàng Hữu Phước căn cứ vào đâu để cho rằng đưa Luật Biểu tình vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2014 là gấp gáp, là nôn nóng. Xin hỏi ĐB Phước, gấp gáp là sao khi biểu tình là quyền hiến định mà 68 năm qua chưa có luật để thực hiện? Nôn nóng là sao khi “món nợ” với dân chưa được trả qua bao nhiêu kỳ họp QH? Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đề xuất xây dựng Luật Biểu tình chắc chắn không hề xuất phát từ sự nôn nóng hay gấp gáp mà có nghiên cứu nghiêm túc về lý luận cũng như thực tiễn.
Ý kiến phát biểu của ông Hoàng Hữu Phước rất không thuyết phục.
Ông Hoàng Hữu Phước căn cứ vào đâu để cho rằng đưa Luật Biểu tình vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2014 là gấp gáp, là nôn nóng. Xin hỏi ĐB Phước, gấp gáp là sao khi biểu tình là quyền hiến định mà 68 năm qua chưa có luật để thực hiện? Nôn nóng là sao khi “món nợ” với dân chưa được trả qua bao nhiêu kỳ họp QH? Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đề xuất xây dựng Luật Biểu tình chắc chắn không hề xuất phát từ sự nôn nóng hay gấp gáp mà có nghiên cứu nghiêm túc về lý luận cũng như thực tiễn.
Ông Hoàng Hữu Phước chỉ cho QH phải đi hỏi các DN bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm y tế thì mới yên tâm và có Luật Biểu tình. Xây dựng pháp luật có các chuyên gia, dự thảo luật sẽ được công bố để lấy ý kiến toàn dân, chẳng ai làm luật mà xách gói đi hỏi từng DN!
Trước đây, trả lời báo Lao Động - cũng nội dung này- ông Phước nói: “Đối với việc biểu tình, tôi sợ kẻ xấu trà trộn, cầm bịch máu ném vào, rồi hô lên đàn áp biểu tình, chụp ảnh. Dân mình sợ bỏ chạy, giẫm đạp lên nhau”. Cái lo của ông Phước cho dân quả không thừa. Nhưng chuyện ai đó trà trộn vào quăng bịch máu làm cho đám đông lộn xộn dẫn đến giẫm đạp không thể lớn hơn quyền của công dân đã được hiến định.
ĐBQH đưa ra ý kiến tranh luận, phản biện, đề xuất là chuyện bình thường. Đối với việc xây dựng Luật Biểu tình cũng vậy, nhưng ý kiến đưa ra phải có lý lẽ, có sức thuyết phục. Cử tri bầu ĐBQH không phải để nghe họ nói những điều thiếu thuyết phục, thiếu thực tế cuộc sống, những đề xuất kém chất lượng và không phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
Rất may là không có ý kiến ủng hộ ông Phước, mà ngược lại, các ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội), Trương Trọng Nghĩa (TPHCM), Lê Nam (Thanh Hoá) đều thống nhất thời điểm này đã đủ điều kiện để ban hành Luật Biểu tình.
Lê Thanh Phong
(theo báo Lao Động ngày 7.6.2013)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét