BBT: Bài viết dưới đây là của Hồng Nga trên BBCNews, phản ánh một thực tế ở đất nước Mông Cổ thanh bình nhưgn bắt đầu chuyển động trên đường phát triển. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Bài hát của ban nhạc 4 Zug được khá nhiều người Mông Cổ biết đến mang tựa đề Buu Davar Khujaa Naraa (tạm dịch 'Bọn Tàu đừng đi quá giới hạn!') có những câu như thế này:
Trên đất nước chúng ta đầy rẫy dấu dép của chúng...
Chúng ta phải bắn chết tất cả bọn này cho tới khi không còn kẻ nào sót lại
Hãy gọi bọn Tàu lại đây và tiêu diệt chúng đi…’
Những lời lẽ quá khích như vậy không phải là hiếm thấy ở Mông Cổ, bằng chứng của một làn sóng bài Trung Quốc đang hiện hữu và lan rộng trong đất nước rộng lớn mà chỉ có chưa đầy ba triệu dân này.
Không tin Trung Quốc
Trên quảng trường Suukhbataar ở trung tâm thủ đô Ulaan Baatar, một nhóm bạn trẻ đang đùa nghịch và trò chuyện.
Tuguldur Gan-ochir là sinh viên, năm nay 18 tuổi. Khi được hỏi nghĩ thế nào về Trung Quốc, Tuguldur nói ngay không ngần ngừ:
"Tôi không thích người Trung Quốc, vì họ lúc nào cũng nhòm ngó đất đai của chúng tôi."
Tuguldur (bên trái) nói Trung Quốc luôn nhòm ngó đất đai của người Mông Cổ
"Họ còn cho rằng chúng tôi phụ thuộc vào họ về mọi mặt, đến văn hóa của chúng tôi họ cũng nhận là của họ. Thí dụ như Thành Cát Tư Hãn, nay họ cũng nói là vua của họ."
Nằm kẹp giữa hai nước lớn là Nga và Trung Quốc, với mật độ dân cư thấp nhất thế giới, quan ngại về sự xâm lăng từ bên ngoài của người Mông Cổ là điều dễ hiểu.
Hai trăm năm nằm dưới quyền thống trị của nhà Thanh Mãn Châu cũng khiến người Mông Cổ có sự nghi ngờ mang tính lịch sử đối với người Trung Quốc.
Giáo sư Orolmaa Munkhbat từ Đại học Quốc gia Mông Cổ giải thích:
"Đây là vấn đề rất tế nhị. Về mặt lịch sử, người Mông Cổ không mấy tin tưởng vào người Trung Quốc nhưng tôi nghĩ sự thiếu tin tưởng này hướng vào nhà cầm quyền Trung Quốc nhiều hơn là vào người dân Trung Quốc bình thường."
"Với chính sách kinh tế đối ngoại mạnh mẽ hiện thời của Trung Quốc, người Mông Cổ lại càng thêm e ngại trước sức mạnh ngày càng lớn của quyền lực cường quốc láng giềng."
Hiện diện của người Trung Quốc trong các lĩnh vực khai thác mỏ và xây dựng ở Mông Cổ ngày càng ồ ạt. Để thỏa mãn nhu cầu năng lượng trong nước, các công ty Trung Quốc vươn cánh tay sang các dự án dầu khí, khai thác than đá của quốc gia bên cạnh.
Hàng hóa và công nhân Trung Quốc có mặt ngày càng nhiều.
Song song với hiện diện của người Trung Quốc là sự xuất hiện của các tổ chức cực hữu, nhiều tổ chức chỉ nhằm vào người Trung Quốc.
Không có thống kê chính xác, nhưng tại Mông Cổ nay có hàng chục tổ chức theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa và bài Hoa.
Phong trào cực hữu
Dayar Mongol là một trong các phong trào dân tộc chủ nghĩa thuộc loại lớn nhất ở Mông Cổ, với con số thành viên tuy không công bố chính thức nhưng được cho là khoảng vài trăm người.
Ông Akhbaayar, phát ngôn viên của phong trào này, cho biết: "Chúng tôi có ba tôn chỉ chính trong hoạt động của mình: đó là giữ gìn sự thuần nhất của dòng máu Mông Cổ, giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng tôi và phục vụ cho phát triển và tiến bộ của Mông Cổ".
Phong trào Dayar Mongol chủ trương chống lại cái mà họ gọi là sự "đồng hóa" dòng giống Mông Cổ của người Trung Quốc, tiêu biểu là việc đàn ông Trung Quốc lấy vợ người Mông Cổ.
Thống kê của Dayar Mongol nói 70% các cuộc hôn nhân dị tộc ở nước này là giữa phụ nữ địa phương với đàn ông Trung Quốc, điều cần phải ngăn chặn và trừng trị.
Tổ chức này tuyên bố cạo trọc đầu những phụ nữ Mông Cổ nào lấy chồng Trung Quốc và tấn công đàn ông Trung Quốc mà họ cho là tán tỉnh phụ nữ địa phương.
Đã có một số vụ người Trung Quốc bị hành hung, năm 2009 có hai người bị đánh chết. Các vụ đụng độ trên đường phố và tại cộng đồng giữa dân bản địa và người Trung Quốc ngày càng nhiều.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong hướng dẫn du lịch nay phải khuyến cáo công dân gốc Á thận trọng đề phòng bị tấn công nhầm khi tới thăm Mông Cổ.
Bà Enkhee Dagva, một nhà nghiên cứu xã hội học ở Ulaan Baatar, cho rằng làn sóng dân tộc chủ nghĩa bắt đầu phát triển mạnh đột biến trong mấy năm gần đây sau khi Mông Cổ trở thành quốc gia dân chủ:
"Rất nhiều điều đã diễn ra trong những năm chuyển đổi sang thể chế dân chủ, nhưng yếu tố chính dẫn đến khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa quá khích là quyền tư hữu về đất đai."
"Trước kia, đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng nay tư nhân đã có thể sở hữu đất và điều này khiến nhiều người lo ngại đất đai của người Mông Cổ có thể lọt vào tay người nước ngoài."
"Yếu tố nữa là sự bùng nổ của ngành khai thác mỏ, và nó cũng dẫn tới đầu tư mạnh mẽ từ nước ngoài vào đất nước chúng tôi."
Tuy nhiên, bà Enkhee cũng như một số chuyên gia khác bác bỏ rằng chủ nghĩa dân tộc quá khích có ủng hộ sâu rộng của người dân Mông Cổ.
Theo họ, hiện đó vẫn chỉ là thiểu số rất nhỏ trong dân cư. Nhưng sự tồn tại của thiểu số này có nghĩa nguy cơ vẫn tiềm tàng và nếu không được giải quyết, sẽ gây bất ổn lớn trong xã hội.
Hồng Nga viết từ Ulan Bataar
Ông Akhbaayar, phát ngôn viên của phong trào này, cho biết: "Chúng tôi có ba tôn chỉ chính trong hoạt động của mình: đó là giữ gìn sự thuần nhất của dòng máu Mông Cổ, giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng tôi và phục vụ cho phát triển và tiến bộ của Mông Cổ".
Phong trào Dayar Mongol chủ trương chống lại cái mà họ gọi là sự "đồng hóa" dòng giống Mông Cổ của người Trung Quốc, tiêu biểu là việc đàn ông Trung Quốc lấy vợ người Mông Cổ.
Thống kê của Dayar Mongol nói 70% các cuộc hôn nhân dị tộc ở nước này là giữa phụ nữ địa phương với đàn ông Trung Quốc, điều cần phải ngăn chặn và trừng trị.
Tổ chức này tuyên bố cạo trọc đầu những phụ nữ Mông Cổ nào lấy chồng Trung Quốc và tấn công đàn ông Trung Quốc mà họ cho là tán tỉnh phụ nữ địa phương.
Đã có một số vụ người Trung Quốc bị hành hung, năm 2009 có hai người bị đánh chết. Các vụ đụng độ trên đường phố và tại cộng đồng giữa dân bản địa và người Trung Quốc ngày càng nhiều.
Bà Enkhee Dagva, một nhà nghiên cứu xã hội học ở Ulaan Baatar, cho rằng làn sóng dân tộc chủ nghĩa bắt đầu phát triển mạnh đột biến trong mấy năm gần đây sau khi Mông Cổ trở thành quốc gia dân chủ:
"Rất nhiều điều đã diễn ra trong những năm chuyển đổi sang thể chế dân chủ, nhưng yếu tố chính dẫn đến khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa quá khích là quyền tư hữu về đất đai."
"Trước kia, đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng nay tư nhân đã có thể sở hữu đất và điều này khiến nhiều người lo ngại đất đai của người Mông Cổ có thể lọt vào tay người nước ngoài."
"Yếu tố nữa là sự bùng nổ của ngành khai thác mỏ, và nó cũng dẫn tới đầu tư mạnh mẽ từ nước ngoài vào đất nước chúng tôi."
Tuy nhiên, bà Enkhee cũng như một số chuyên gia khác bác bỏ rằng chủ nghĩa dân tộc quá khích có ủng hộ sâu rộng của người dân Mông Cổ.
Theo họ, hiện đó vẫn chỉ là thiểu số rất nhỏ trong dân cư. Nhưng sự tồn tại của thiểu số này có nghĩa nguy cơ vẫn tiềm tàng và nếu không được giải quyết, sẽ gây bất ổn lớn trong xã hội.
Hồng Nga viết từ Ulan Bataar
0 nhận xét:
Đăng nhận xét