Đến 5 giờ chiều thì xe chúng tôi vào Thành phố Siem Reap. Hai bên đường có vẻ trù phú hơn và cây cối cũng xanh tươi hơn các tỉnh chúng tôi mới đi qua. Thành phố Siem Reap là thủ phủ của tỉnh Siem Reap (cùng tên), nằm hướng tây bắc của CPC. Người hướng dẫn đoàn nói Siem Reap từng là kinh đô của vương quốc CPC ngày xưa, làm tôi liên tưởng đến Hoa Lư là kinh đô cổ của Việt Nam. Vì là kinh đô, nên Siem Reap có một lịch sử lâu đời và đầy màu sắc chiến tranh. Nhưng ngày nay thì Siem Reap là một khu đô thị êm đềm, và theo tôi, cũng có một cái “duyên dáng” của một thành phố cổ, nhất là nằm bên cạnh Biển Hồ.
Siem Reap
Tên của Siem Reap cũng có một lịch sử thú vị. Siam hay Siem dĩ nhiên có nghĩa là Thái Lan. Reap có nghĩa là đánh bại. Do đó, chữ Siem Reap có nghĩa là đánh bại Thái Lan. Thành phố có tên Siem Reap từ thế kỉ 16, khi vua Ang Chan đánh bại quân xâm lược Thái Lan, bắt sống hơn 10 ngàn quân Thái, và bắn chết thái tử Ong của Thái Lan ngay trên lưng voi. Để kỉ niệm chiến công hiển hách này, vua Ang Chan cho đổi tên tỉnh thành Siem Reap. Tôi hỏi đùa anh hướng dẫn đoàn là cách đặt tên như thế có đụng chạm đối với du khách Thái Lan đến đây không, thì anh ấy cười và nói khi hướng dẫn đoàn Thái Lan anh ấy đề cập đến Siem Reap bằng một cái tên khác “trung dung” hơn.
Bằng chứng khảo cổ học cho thấy Siem Reap đã có người định cư từ 1000 năm trước Công nguyên. Người dân Siem Reap thời đó cũng canh tác lúa, cũng ăn gạo, cũng có những công trình chống lũ lụt như người dân thời nay. Từ thế kỉ 9 đến 13, vương triều Khmer ngự trị Siem Reap, và đã cho xây dựng những công trình kiến trúc kì vĩ vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay. Vào thời cực thịnh đó, Siem Reap có khoảng 600 ngàn đến 1 triệu cư dân. Nhưng người dân Siem Reap phải liên tục chống trả những cuộc xâm lăng từ người Thái và Việt. Một người bạn Khmer của tôi thường đùa rằng CPC rất bất hạnh vì phải sống giữa một bên là con rắn (chỉ Thái Lan) và một bên là con rồng (chỉ Việt), lúc nào cũng chờ chực nuốt chững nước CPC bé nhỏ. Cách ví von này làm tôi nghĩ đến Việt Nam cũng là một nước bất hạnh vì phải sống bên cạnh một con rồng khổng lồ nhưng nổi tiếng xấu tính.
Quay lại câu chuyện lịch sử Siem Reap, trong thời gian 1362 đến 1392, Siem Reap kinh qua một mùa khô hạn lớn. Đến năm 1415 và 1440, Siem Reap lại trải qua hai mùa khô hạn nữa! Những thiên tai này làm cho vương triều Khmer suy yếu, và thừa cơ hội, Thái Lan tấn công kinh thành Angkor. Vì nghĩ rằng những trận hạn hán và xâm lăng của Thái Lan là trời trừng phạt, nên triều đình quyết định dời đô về Phnom Penh. Thế là Siem Reap và các đền Angkor Thom, Angkor Wat, v.v. bị bỏ hoang (chỉ có các nhà sư ở lại), nhưng người Khmer không bao giờ quên những công trình này.
Siem Reap và Angkor Thom - Angkor Wat chỉ “hồi sinh” từ thế kỉ 19. Năm 1863, người Pháp bắt đầu có mặt ở CPC. Vào thế kỉ 19, Siem Reap chỉ là một cái làng thưa thớt cư dân. Qua những ghi chép của các thừa sai người Pháp, thế giới mới biết được những công trình kiến trúc vĩ đại của người Khmer, và Siem Reap bắt đầu thu hút du khách phương Tây. Ngày nay, Siem Reap là một điểm đến của rất nhiều du khách khắp thế giới. Đến CPC mà chưa đến Siem Reap là một thiếu sót lớn. Do đó, trên đường phố Siem Reap lúc nào cũng có bóng dáng người Âu Mĩ, và dĩ nhiên là người Việt. Cùng với du lịch, Siem Reap có nhiều khách sạn sang trọng. Chỉ cần đi dọc theo lộ chính tôi đã đếm được cả 5 khách sạn 5 sao với những thương hiệu nổi tiếng như Sofitel, Raffle, Meridien, v.v.
Theo số liệu chính thức thì tỉnh Siem Reap ngày nay có khoảng 890 ngàn dân, nhưng thành phố Siem Reap thì chỉ có 174 ngàn dân. Đường phố Siem Reap cũng chẳng khác đường phố Việt Nam bao nhiêu. Ở đây cũng có xe Honda chạy bên cạnh xe hơi. Thật ra, xe hơi xem ra còn nhiều hơn xe gắn máy. Tôi thấy rất nhiều xe hiệu Lexus và Toyota, nhưng rất ít các hiệu khác như Honda hay Mazda, và càng hiếm Mitshubishi. Nghe nói giá một chiếc Lexus ở đây chỉ khoảng 5000 USD, nên những người có tiền rất thích loại xe này. Nhưng ở Siem Reap không có nạn kẹt xe như ở các thành phố lớn của Việt Nam.
Hai bên đường phố Siem Reap cũng thỉnh thoảng xuất hiện những toà nhà xây theo biệt thự đời Pháp để lại. Cũng những dây điện giăng kính mặt tiền của nhà và các bản hiệu.
Một điểm nổi bật và đáng kính ở Siem Reap là tất cả nhà và building ở đây đều thấp thấp. Thật ra đó là luật. Giới chức CPC không cho phép toà nhà nào xây cao quá 65 m. Tại sao con số 65? Tại vì đền cao nhất trong quần thể phế tích Angkor Thom và Angkok Wat cao 65 m. Do đó, để tỏ lòng tôn kính di tích, tất cả cấu trúc ở đây không được xây cao hơn 65 m. Luật này có cái hay là nó tạo nên một cảnh quan đẹp và thứ tự, không có tình trạng nhô lên thụt xuống như ở các thành phố Việt Nam.
Đoàn chúng tôi đã đặt phòng ở một khách sạn 3 sao, rất cổ kính. Đây là một villa của một gia đình rất giàu có ngày xưa ở thành phố Siem Reap. Phòng ốc đều làm bằng gỗ rất đẹp. Tuy hơn 100 năm rồi, nhưng chất lượng vẫn còn cực kì tốt. Khách sạn có đầy đủ tiện nghi, kể cả internet và wifi. Bên trái khách sạn là một quán cà phê Pháp, nơi tôi hay ngồi nhâm nhi đọc sách. Bên phải khách sạn là một quán bán hủ tíu, nơi tôi thưởng thức món hủ tíu Nam Vang mỗi sáng.
Nụ cười Angkor
Mới nhận phòng xong thì tôi biết đêm nay (31/12) có show diễn Nụ cười Angkor – Smile of Angkok. Nhân viên tiếp tân khách sạn cho biết sô diễn này rất hoành tráng, khách đến đây đều xem qua và rất ấn tượng. Thế là đoàn chúng tôi quyết định đi. Chúng tôi chỉ có 35 phút để đi đến nơi, nhưng người tài xế nói ok, chẳng có gì phải lo!
Anh tài xế nói đúng, vì từ khách sạn đến rạp hát chỉ 20 phút. Rạp hát hay đúng hơn là hí viện rất lớn nằm giữa đồng không, y như hí viện tôi từng ghé ở Pattaya vậy. Khi đoàn chúng tôi đến thì đã có hàng chục xe bus với hàng trăm du khách đang chờ. Chúng tôi mua vé, mỗi vé tốn 38 USD đến 48 USD, tuỳ theo hạng ghế. Tôi rất ấn tượng với cách tổ chức ở đây. Từ cổng vào đến cổng ra, tất cả đều được thiết kế rất logic để tránh tình trạng lộn xộn. Vào rạp thì đã có người hướng dẫn chỉ ghế ngồi, đâu ra đó, không có tình trạng ồn ào và vô lối như ở Việt Nam.
Nụ cười Angkor quả là một show văn nghệ hoành tráng. Đạo diễn của show văn nghệ là nghệ sĩ trứ danh Trương Nghệ Mưu. Nghe nói khi Trương Nghệ Mưu ghé thăm Siem Reap mấy năm trước, và đọc được lịch sử của thành phố cùng những phế tích nổi tiếng ở đây, ông có ý định dựng show Nụ cười Angkok. Cái tên này có lẽ lấy cảm hứng từ những bức tượng 4 mặt ở đền Bayon trong quần thể Angkor Thom. Đó là những gương mặt có nụ cười bí hiểm, giông giống như nụ cười của Mona Lisa, nhưng phảng phất triết lí vô thường của Phật giáo. Chẳng những dựng show văn nghệ, ông còn huấn luyện và tài trợ cho chương trình. Ông xem đó là một món quà ông cho người dân CPC.
Show diễn gồm 5 phần: hỏi thần, vương quốc huy hoàng, sự hồi sinh của những vị thần, khuấy biển thành sữa, lời nguyện cầu cho cuộc sống, và kết thúc với show diễn nụ cười Angkor. Tất cả năm vỡ kịch được dàn dựng dựa trên truyền thuyết và văn hoá Khmer. Xem qua show tạp kĩ này, chúng ta cũng có thể hình dung một cách khái quát về lịch sử hình thành của vương quốc Khmer, và lịch sử đấu tranh chống những thế lực xâm lăng. Show diễn còn cho chúng ta thấy nền văn minh sáng chói của Khmer, qua những công trình kiến trúc vĩ đại như Angkor Wat và Angkor Thom. Nghe nói show tạp kĩ này được đánh giá là hoành tráng nhất và lớn nhất Đông nam Á.
Show diễn có sự tham gia của những nghệ sĩ số 1 và những vũ công Apsara hàng đầu của CPC. Điều đáng nói là trong nhóm vũ công, có một số là trẻ mồ côi, một số là những người thân của các nạn nhân bom mìn trong thời chiến tranh. Do đó, khi các vũ công xuống chào khách sau show diễn, chúng ta dễ nhận ra những nét “chân đất” của họ. Do đó, đến đây thưởng thức một show hoành tráng nhưng cũng là một cách giúp đỡ người Khmer. Tất cả trang phục đều dựa trên mô hình của những hoa văn, phù điêu hay thấy trong Angkok Wat.
Show tạp kĩ dùng những kĩ thuật tân kì nhất như đèn LED, tia laser, ánh sáng, khói, màn nước. Kĩ thuật này không khác gì những show nhạc của Thuý Nga Paris by Night. Với màn hình rất lớn cùng âm thanh 3 chiều tạo cho khán giả cảm giác đang sống trong môi trường của 1000 năm về trước. Trong hơn 1 tiếng đồng hồ, khán giả hào hứng theo dõi những show diễn cực kì điêu luyện và hào hứng. Những vũ điệu truyền thống của những vũ công cùng những hoạt hình sống động làm cho khán giả không thể nào chợp mắt theo dõi những diễn biến quan trọng của sự hình thành Angkor Thom và Angkor Wat.
Tôi đã có hơn một giờ rất ấn tượng ở đây. Điều làm tôi chú ý là phần phụ đề có 4 tiếng theo thứ tự: Tàu, Anh, Việt, Hàn. Tôi tự hỏi tại sao tiếng Tàu lại đứng đầu ở đây? Có phải vì người dựng show là người gốc Tàu, hay vì CPC chịu ảnh hưởng của Tàu quá nhiều? Sau này tôi mới hiểu rằng show diễn có sự tài trợ của Bộ Văn hoá và Thông tin của Tàu. Show diễn này có thể xem như là một màn dạo đầu cho chương trình tham quan Angkor Thom và Angkor Wat.
Về đến khách sạn, tôi mới chợt nhớ đêm nay là đêm giao thừa năm mới. Nhưng lạ thay, cả thành phố không có gì để gọi là chào mừng năm mới cả. Hỏi người hướng dẫn tôi mới biết là thông thường thì người dân ở đây cũng ăn mừng năm mới (Tây), nhưng năm nay vì vua Norodom Sihanouk mới băng hà, nên người dân không ăn mừng năm mới như là một cách tỏ lòng thương tiếc nhà vua.
Norodom Sihanouk là một nhân vật chính trị rất thú vị. Tôi từng đọc sách về ông hoàng này và thấy cuốn hút theo sự nghiệp của ông. Sihanouk sinh ngày 31/10/1922, và qua đời ngày 15/10/2012, thọ 89 tuổi. Thưở nhỏ, ông theo học tại trường trung học Chasseloup – Laubat ở Sài Gòn. Năm 1941, sau khi vua Monivong qua đời, Norodom Sihanouk lên ngôi vua lúc mới 19 tuổi. Trong suốt thời gian từ 1941 đến cuối thể kỉ 20, ông đã trải qua những vai trò như vua, thủ tướng, nhà cách mạng chống cộng sản, lãnh tụ lưu vong, và đến năm 2004 thì lại trở thành vua một lần nữa. Theo sách CPC thì vào thập niên 1950s, ông Ngô Đình Nhu từng tổ chức ám sát ông Sihanouk, nhưng sự việc không thành. Ông Sihanouk có lần xem ông Hồ Chí Minh như là “cha”, nhưng ông cũng sẵn sàng chống cộng sản, hay thân cộng sản. Ông cũng có khi chống Mĩ, nhưng sau này thì thân Mĩ. Nói chung, tôi thấy ông là một chính khách rất phức tạp. Có lẽ trong tâm trí ông, ông làm bất cứ việc gì, miễn là có lợi cho người dân CPC.
Sự nghiệp chính trị của ông Sihanouk có thể ví như cái võng. Lúc thì ông theo bên này, lúc ông bỏ chạy sang bên kia. Trong thời chiến tranh Việt Nam, ông giữ CPC ở thế trung lập, không thân cộng sản mà cũng chẳng theo Mĩ. Nhưng khi Bắc Việt bắt đầu sử dụng cảng Sihanoukville để xâm nhập miền Nam, thì ông làm thân với Mĩ. Ông làm ngơ để cho Nixon dội bom xuống miền Bắc Việt Nam. Nhưng sau khi ông bị lật đổ thì ông nghi Mĩ đứng đằng sau, nên ông làm bạn với phe cộng sản. Đến khi Khmer Đỏ lộ nguyên hình là kẻ diệt chủng, thì ông trở thành người lưu vong và thân phương Tây. Mãi đến năm 1993 ông mới quay về CPC qua sự dàn xếp của Liên Hiệp Quốc. Khi ông lên ngôi vua lần thứ hai thì con trai ông là thái tử Ranariddh (lãnh đạo đảng Funcipec) thắng cử thủ tướng, nhưng phe Hun Sen không chịu, và thế là ông dàn xếp có hai thủ tướng. Nhưng trong chế độ hai thủ tướng thì ông lại thân với Hun Sen hơn là với con mình. Thật ra, chính ông đóng vai trò hạ bệ Ranariddh để Hun Sen trở thành thủ tướng. Rất nhiều người phê phán về thái độ chính trị đa màu sắc của ông, nhưng hình như ông chẳng quan tâm. Ông nói đơn giản rằng ông làm tất cả điều có thể làm để đảm bảo hoà bình, vẹn toàn lãnh thổ, và hạnh phúc của người dân. Thành ra, người dân tôn kính ông là phải.
Ít người biết rằng ngoài hoạt động chính trị, ông Sihanouk còn là một nghệ sĩ có hạng. Ông yêu thích nhạc và điện ảnh. Là một nhạc sĩ saxophone, ông từng dùng kèn để chiêu đãi các phái đoàn ngoại giao qua những sáng tác của chính ông. Ông còn là nhà đạo diễn, giám đốc phim, và viết kịch bản cho 19 phim. Giới kí giả phương Tây thường viết rằng ông Sihanouk là một người rất sành điệu trong ăn uống, đặc biệt là những món ăn Tây. Trong thời gian lưu vong bên Pháp, ông thường tổ chức những buổi dạ tiệc với những món ăn cầu kì dành cho khách nước ngoài.
Siem Reap có một khu dành cho hoàng gia. Vì vua mới băng hà, và phải chờ đúng 100 ngày mới hoả táng, nên năm nay Thành phố Siem Reap không có tổ chức bắn pháo bông, và cũng không có những chương trình văn nghệ ồn ào. Thay vào đó, nhà chức trách địa phương thiết lập một bàn thờ tạm phía ngoài cung điện của hoàng gia để người dân có thể đến đó dâng hương. Thật là đáng nể! Thái độ của người dân CPC làm tôi nhớ mấy năm trước ở Việt Nam. Lúc đó, miền Trung bị một trận bão lụt rất nặng nề, với cả trăm người chết, ấy thế mà ở Hà Nội, người ta vẫn ca hát ăn mừng như không có chuyện gì xảy ra. Sự vô cảm với đồng bào ở Việt Nam phải nói là ở qui mô kinh khủng so với người dân CPC. Hoá ra, sau bao nhiêu năm chiến tranh và bị vùi dập trong chế độ Pol Pot, người Khmer vẫn còn duy trì được một chuẩn mực đạo đức và văn hoá đáng nể.
(Còn tiếp ...)
Siem Reap
Tên của Siem Reap cũng có một lịch sử thú vị. Siam hay Siem dĩ nhiên có nghĩa là Thái Lan. Reap có nghĩa là đánh bại. Do đó, chữ Siem Reap có nghĩa là đánh bại Thái Lan. Thành phố có tên Siem Reap từ thế kỉ 16, khi vua Ang Chan đánh bại quân xâm lược Thái Lan, bắt sống hơn 10 ngàn quân Thái, và bắn chết thái tử Ong của Thái Lan ngay trên lưng voi. Để kỉ niệm chiến công hiển hách này, vua Ang Chan cho đổi tên tỉnh thành Siem Reap. Tôi hỏi đùa anh hướng dẫn đoàn là cách đặt tên như thế có đụng chạm đối với du khách Thái Lan đến đây không, thì anh ấy cười và nói khi hướng dẫn đoàn Thái Lan anh ấy đề cập đến Siem Reap bằng một cái tên khác “trung dung” hơn.
Đường đến Siem Reap, cây cối xanh tươi hai bên đường
Bằng chứng khảo cổ học cho thấy Siem Reap đã có người định cư từ 1000 năm trước Công nguyên. Người dân Siem Reap thời đó cũng canh tác lúa, cũng ăn gạo, cũng có những công trình chống lũ lụt như người dân thời nay. Từ thế kỉ 9 đến 13, vương triều Khmer ngự trị Siem Reap, và đã cho xây dựng những công trình kiến trúc kì vĩ vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay. Vào thời cực thịnh đó, Siem Reap có khoảng 600 ngàn đến 1 triệu cư dân. Nhưng người dân Siem Reap phải liên tục chống trả những cuộc xâm lăng từ người Thái và Việt. Một người bạn Khmer của tôi thường đùa rằng CPC rất bất hạnh vì phải sống giữa một bên là con rắn (chỉ Thái Lan) và một bên là con rồng (chỉ Việt), lúc nào cũng chờ chực nuốt chững nước CPC bé nhỏ. Cách ví von này làm tôi nghĩ đến Việt Nam cũng là một nước bất hạnh vì phải sống bên cạnh một con rồng khổng lồ nhưng nổi tiếng xấu tính.
Quay lại câu chuyện lịch sử Siem Reap, trong thời gian 1362 đến 1392, Siem Reap kinh qua một mùa khô hạn lớn. Đến năm 1415 và 1440, Siem Reap lại trải qua hai mùa khô hạn nữa! Những thiên tai này làm cho vương triều Khmer suy yếu, và thừa cơ hội, Thái Lan tấn công kinh thành Angkor. Vì nghĩ rằng những trận hạn hán và xâm lăng của Thái Lan là trời trừng phạt, nên triều đình quyết định dời đô về Phnom Penh. Thế là Siem Reap và các đền Angkor Thom, Angkor Wat, v.v. bị bỏ hoang (chỉ có các nhà sư ở lại), nhưng người Khmer không bao giờ quên những công trình này.
Siem Reap và Angkor Thom - Angkor Wat chỉ “hồi sinh” từ thế kỉ 19. Năm 1863, người Pháp bắt đầu có mặt ở CPC. Vào thế kỉ 19, Siem Reap chỉ là một cái làng thưa thớt cư dân. Qua những ghi chép của các thừa sai người Pháp, thế giới mới biết được những công trình kiến trúc vĩ đại của người Khmer, và Siem Reap bắt đầu thu hút du khách phương Tây. Ngày nay, Siem Reap là một điểm đến của rất nhiều du khách khắp thế giới. Đến CPC mà chưa đến Siem Reap là một thiếu sót lớn. Do đó, trên đường phố Siem Reap lúc nào cũng có bóng dáng người Âu Mĩ, và dĩ nhiên là người Việt. Cùng với du lịch, Siem Reap có nhiều khách sạn sang trọng. Chỉ cần đi dọc theo lộ chính tôi đã đếm được cả 5 khách sạn 5 sao với những thương hiệu nổi tiếng như Sofitel, Raffle, Meridien, v.v.
Theo số liệu chính thức thì tỉnh Siem Reap ngày nay có khoảng 890 ngàn dân, nhưng thành phố Siem Reap thì chỉ có 174 ngàn dân. Đường phố Siem Reap cũng chẳng khác đường phố Việt Nam bao nhiêu. Ở đây cũng có xe Honda chạy bên cạnh xe hơi. Thật ra, xe hơi xem ra còn nhiều hơn xe gắn máy. Tôi thấy rất nhiều xe hiệu Lexus và Toyota, nhưng rất ít các hiệu khác như Honda hay Mazda, và càng hiếm Mitshubishi. Nghe nói giá một chiếc Lexus ở đây chỉ khoảng 5000 USD, nên những người có tiền rất thích loại xe này. Nhưng ở Siem Reap không có nạn kẹt xe như ở các thành phố lớn của Việt Nam.
Hai bên đường phố Siem Reap cũng thỉnh thoảng xuất hiện những toà nhà xây theo biệt thự đời Pháp để lại. Cũng những dây điện giăng kính mặt tiền của nhà và các bản hiệu.
Đường phố Siem Reap cũng dây điện giăng tùm lum, chẳng khác gì Sài Gòn hay Hà Nội
Một con đường nổi tiếng của Siem Reap chuyên bán thức ăn và bia về đêm
Đoàn chúng tôi đã đặt phòng ở một khách sạn 3 sao, rất cổ kính. Đây là một villa của một gia đình rất giàu có ngày xưa ở thành phố Siem Reap. Phòng ốc đều làm bằng gỗ rất đẹp. Tuy hơn 100 năm rồi, nhưng chất lượng vẫn còn cực kì tốt. Khách sạn có đầy đủ tiện nghi, kể cả internet và wifi. Bên trái khách sạn là một quán cà phê Pháp, nơi tôi hay ngồi nhâm nhi đọc sách. Bên phải khách sạn là một quán bán hủ tíu, nơi tôi thưởng thức món hủ tíu Nam Vang mỗi sáng.
Nụ cười Angkor
Mới nhận phòng xong thì tôi biết đêm nay (31/12) có show diễn Nụ cười Angkor – Smile of Angkok. Nhân viên tiếp tân khách sạn cho biết sô diễn này rất hoành tráng, khách đến đây đều xem qua và rất ấn tượng. Thế là đoàn chúng tôi quyết định đi. Chúng tôi chỉ có 35 phút để đi đến nơi, nhưng người tài xế nói ok, chẳng có gì phải lo!
Anh tài xế nói đúng, vì từ khách sạn đến rạp hát chỉ 20 phút. Rạp hát hay đúng hơn là hí viện rất lớn nằm giữa đồng không, y như hí viện tôi từng ghé ở Pattaya vậy. Khi đoàn chúng tôi đến thì đã có hàng chục xe bus với hàng trăm du khách đang chờ. Chúng tôi mua vé, mỗi vé tốn 38 USD đến 48 USD, tuỳ theo hạng ghế. Tôi rất ấn tượng với cách tổ chức ở đây. Từ cổng vào đến cổng ra, tất cả đều được thiết kế rất logic để tránh tình trạng lộn xộn. Vào rạp thì đã có người hướng dẫn chỉ ghế ngồi, đâu ra đó, không có tình trạng ồn ào và vô lối như ở Việt Nam.
Bích chương quảng cáo show tạp kĩ Nụ cười Angkor
Nụ cười Angkor quả là một show văn nghệ hoành tráng. Đạo diễn của show văn nghệ là nghệ sĩ trứ danh Trương Nghệ Mưu. Nghe nói khi Trương Nghệ Mưu ghé thăm Siem Reap mấy năm trước, và đọc được lịch sử của thành phố cùng những phế tích nổi tiếng ở đây, ông có ý định dựng show Nụ cười Angkok. Cái tên này có lẽ lấy cảm hứng từ những bức tượng 4 mặt ở đền Bayon trong quần thể Angkor Thom. Đó là những gương mặt có nụ cười bí hiểm, giông giống như nụ cười của Mona Lisa, nhưng phảng phất triết lí vô thường của Phật giáo. Chẳng những dựng show văn nghệ, ông còn huấn luyện và tài trợ cho chương trình. Ông xem đó là một món quà ông cho người dân CPC.
Show diễn gồm 5 phần: hỏi thần, vương quốc huy hoàng, sự hồi sinh của những vị thần, khuấy biển thành sữa, lời nguyện cầu cho cuộc sống, và kết thúc với show diễn nụ cười Angkor. Tất cả năm vỡ kịch được dàn dựng dựa trên truyền thuyết và văn hoá Khmer. Xem qua show tạp kĩ này, chúng ta cũng có thể hình dung một cách khái quát về lịch sử hình thành của vương quốc Khmer, và lịch sử đấu tranh chống những thế lực xâm lăng. Show diễn còn cho chúng ta thấy nền văn minh sáng chói của Khmer, qua những công trình kiến trúc vĩ đại như Angkor Wat và Angkor Thom. Nghe nói show tạp kĩ này được đánh giá là hoành tráng nhất và lớn nhất Đông nam Á.
Show diễn có sự tham gia của những nghệ sĩ số 1 và những vũ công Apsara hàng đầu của CPC. Điều đáng nói là trong nhóm vũ công, có một số là trẻ mồ côi, một số là những người thân của các nạn nhân bom mìn trong thời chiến tranh. Do đó, khi các vũ công xuống chào khách sau show diễn, chúng ta dễ nhận ra những nét “chân đất” của họ. Do đó, đến đây thưởng thức một show hoành tráng nhưng cũng là một cách giúp đỡ người Khmer. Tất cả trang phục đều dựa trên mô hình của những hoa văn, phù điêu hay thấy trong Angkok Wat.
Show tạp kĩ dùng những kĩ thuật tân kì nhất như đèn LED, tia laser, ánh sáng, khói, màn nước. Kĩ thuật này không khác gì những show nhạc của Thuý Nga Paris by Night. Với màn hình rất lớn cùng âm thanh 3 chiều tạo cho khán giả cảm giác đang sống trong môi trường của 1000 năm về trước. Trong hơn 1 tiếng đồng hồ, khán giả hào hứng theo dõi những show diễn cực kì điêu luyện và hào hứng. Những vũ điệu truyền thống của những vũ công cùng những hoạt hình sống động làm cho khán giả không thể nào chợp mắt theo dõi những diễn biến quan trọng của sự hình thành Angkor Thom và Angkor Wat.
Tôi đã có hơn một giờ rất ấn tượng ở đây. Điều làm tôi chú ý là phần phụ đề có 4 tiếng theo thứ tự: Tàu, Anh, Việt, Hàn. Tôi tự hỏi tại sao tiếng Tàu lại đứng đầu ở đây? Có phải vì người dựng show là người gốc Tàu, hay vì CPC chịu ảnh hưởng của Tàu quá nhiều? Sau này tôi mới hiểu rằng show diễn có sự tài trợ của Bộ Văn hoá và Thông tin của Tàu. Show diễn này có thể xem như là một màn dạo đầu cho chương trình tham quan Angkor Thom và Angkor Wat.
Một màn diễn với các vũ công điêu luyện
Màn diễn quấy biển thành sữa
Một màn diễn mô tả một trận chiến chống ngoại xâm
Về đến khách sạn, tôi mới chợt nhớ đêm nay là đêm giao thừa năm mới. Nhưng lạ thay, cả thành phố không có gì để gọi là chào mừng năm mới cả. Hỏi người hướng dẫn tôi mới biết là thông thường thì người dân ở đây cũng ăn mừng năm mới (Tây), nhưng năm nay vì vua Norodom Sihanouk mới băng hà, nên người dân không ăn mừng năm mới như là một cách tỏ lòng thương tiếc nhà vua.
Norodom Sihanouk là một nhân vật chính trị rất thú vị. Tôi từng đọc sách về ông hoàng này và thấy cuốn hút theo sự nghiệp của ông. Sihanouk sinh ngày 31/10/1922, và qua đời ngày 15/10/2012, thọ 89 tuổi. Thưở nhỏ, ông theo học tại trường trung học Chasseloup – Laubat ở Sài Gòn. Năm 1941, sau khi vua Monivong qua đời, Norodom Sihanouk lên ngôi vua lúc mới 19 tuổi. Trong suốt thời gian từ 1941 đến cuối thể kỉ 20, ông đã trải qua những vai trò như vua, thủ tướng, nhà cách mạng chống cộng sản, lãnh tụ lưu vong, và đến năm 2004 thì lại trở thành vua một lần nữa. Theo sách CPC thì vào thập niên 1950s, ông Ngô Đình Nhu từng tổ chức ám sát ông Sihanouk, nhưng sự việc không thành. Ông Sihanouk có lần xem ông Hồ Chí Minh như là “cha”, nhưng ông cũng sẵn sàng chống cộng sản, hay thân cộng sản. Ông cũng có khi chống Mĩ, nhưng sau này thì thân Mĩ. Nói chung, tôi thấy ông là một chính khách rất phức tạp. Có lẽ trong tâm trí ông, ông làm bất cứ việc gì, miễn là có lợi cho người dân CPC.
Vua Norodom Sihanouk (30/10/1922 - 15/10/2012)
Ít người biết rằng ngoài hoạt động chính trị, ông Sihanouk còn là một nghệ sĩ có hạng. Ông yêu thích nhạc và điện ảnh. Là một nhạc sĩ saxophone, ông từng dùng kèn để chiêu đãi các phái đoàn ngoại giao qua những sáng tác của chính ông. Ông còn là nhà đạo diễn, giám đốc phim, và viết kịch bản cho 19 phim. Giới kí giả phương Tây thường viết rằng ông Sihanouk là một người rất sành điệu trong ăn uống, đặc biệt là những món ăn Tây. Trong thời gian lưu vong bên Pháp, ông thường tổ chức những buổi dạ tiệc với những món ăn cầu kì dành cho khách nước ngoài.
Siem Reap có một khu dành cho hoàng gia. Vì vua mới băng hà, và phải chờ đúng 100 ngày mới hoả táng, nên năm nay Thành phố Siem Reap không có tổ chức bắn pháo bông, và cũng không có những chương trình văn nghệ ồn ào. Thay vào đó, nhà chức trách địa phương thiết lập một bàn thờ tạm phía ngoài cung điện của hoàng gia để người dân có thể đến đó dâng hương. Thật là đáng nể! Thái độ của người dân CPC làm tôi nhớ mấy năm trước ở Việt Nam. Lúc đó, miền Trung bị một trận bão lụt rất nặng nề, với cả trăm người chết, ấy thế mà ở Hà Nội, người ta vẫn ca hát ăn mừng như không có chuyện gì xảy ra. Sự vô cảm với đồng bào ở Việt Nam phải nói là ở qui mô kinh khủng so với người dân CPC. Hoá ra, sau bao nhiêu năm chiến tranh và bị vùi dập trong chế độ Pol Pot, người Khmer vẫn còn duy trì được một chuẩn mực đạo đức và văn hoá đáng nể.
(Còn tiếp ...)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét