Mình - tuy không phải là dân chơi ảnh chuyên nghiệp, cũng không làm việc trong những ngành nghề liên quan đến nhiếp ảnh - nhưng lại rất thích chụp ảnh. Máy ảnh là vật bất ly thân của mình trong những chuyến đi xa, cũng như trong nhà, ngoài vườn... - ở bất cứ những đâu mà bỗng nhiên ta bất chợt muốn ghi lại một khoảnh khắc đẹp của cuộc sống.
Một máy ảnh DSLR với ống kính xịn, cho ra những tấm hình đẹp lung linh hẳn là ai cũng muốn. Tuy vậy, không phải ai cũng có một máy ảnh chuyên nghiệp như vậy vì nhiều lẽ - nó quá mắc tiền, hoặc cồng kềnh, hoặc không cần thiết, hoặc không có thời gian tìm hiểu, hoặc đơn giản là nó "không hợp với dáng em"...
Vì nhiều bạn nhắn hỏi có phải mình dùng máy chuyên nghiệp hay không, làm cho mình rất chi là giàu trí tưởng bở, nên hôm nay mình quyết định share một số kinh nghiệm làm sao để xài mấy em compact cho đáng đồng tiền bát gạo. Thiệt tình là hồi nào giờ mình chưa có được sờ tới máy chuyên, quay đi quẩn lại chỉ có 2 em du lịch mà chiến thôi. Mà mấy ẻm cũng bệnh lên bệnh xuống, phải đi bác sĩ mấy lần nhưng vẫn quyết không từ bỏ, hehe.
Vì mình là dân amateur, viết bài cũng cho các bạn amateur đọc, nên sẽ diễn đạt thật đơn giản nha. Các bác cao siêu, kỹ thuật đầy mình, máy xịn ống kính khủng làm ơn ngồi cười mím chi thôi, cấm đe nẹt. :D
Nói chung, việc chụp ảnh nếu nói cặn kẽ cũng rất dài dòng, nên mình sẽ phân bổ thành nhiều bài. Trong bài này, mình sẽ đề cập đến kỹ thuật xóa phông, làm mờ phông bằng máy du lịch - là vụ được các bạn nhắn nhe dò hỏi nhiều nhất. Tuy nhiên, mình cũng xin nhấn mạnh một bức ảnh đẹp không chỉ gói gọn trong việc xóa phông, mà nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố: bố cục, màu sắc, ánh sáng, và đặc biệt là cái hồn của tấm ảnh. Vì thế, mình sẽ tiếp tục đề cập đến những vấn đề này trong các phần sau.
1. Xóa phông và làm mờ phông
Dòng máy compact nói chung không thể so sánh với DSLR về kỹ thuật xóa phông, tuy nhiên nói vậy không có nghĩa là không xóa/làm mờ phông được. Nếu chịu khó hiểu rõ tính năng chiếc máy mà mình sở hữu, cộng thêm một số thủ thuật khi chụp, bạn vẫn có thể cho ra những tấm ảnh mờ phông khá đẹp.
Hai kỹ thuật chính để làm mờ phông bằng máy compact là chụp macro/close-up và zoom. Khi chụp macro, bạn chọn chế độ macro trên máy và đứng thật gần chủ thể, ngắm và thử nhiều lần cho đến khi chủ thể nét trong khuôn hình, hậu cảnh mờ đi. Chẳng hạn đây là ảnh chụp macro hoa ban trên phố Bắc Sơn - Hà Nội vào một ngày mưa (máy ảnh Sony W80):
Cách thứ 2 cho phông mờ chuẩn hơn là zoom - còn zoom bao nhiêu cho nét thì bạn phải thử vì từng thời điểm, từng chủ thể mà kết quả ảnh khác nhau. Có những ảnh zoom vừa phải mà vẫn nét thì bạn không cần phải zoom hết mức vì dễ bị rung và nhiễu, tuy nhiên cũng có khi phải zoom hết cỡ mớt xóa phông tốt. Đây là ảnh xóa phông bằng kỹ thuật zoom (máy ảnh Canon G10):
Khi chụp zoom bạn phải vững tay máy vì zoom càng lớn thì độ rung càng cao, nếu chụp không quen sẽ bị nhòe. Muốn vậy chỉ có cách chụp thật nhiều cho quen. Cách khắc phục hiệu quả khác là dùng tripod (chân đế) hoặc bất kỳ điểm tựa nào cho máy nếu có. Mình có tripod nhưng ít dùng, thường chỉ dùng chụp trăng ban đêm, còn thông thường thì cố giữ vững tay máy, vì tripod ngoài nhược điểm cồng kềnh thì còn khá hạn chế tư thế chụp, trong khi mình rong ruổi du lịch các nơi, nhiều khi bắt gặp khoảnh khắc đẹp là phải lựa thế bấm máy liền, chứ còn ngồi đó mà soạn tripod thì oải quá.
Các máy compact thường không có lợi thế về zoom, vì thế nếu bạn muốn chụp xóa phông tốt thì khi mua máy nên để ý các loại có khả năng zoom cao. Các máy mình đang có thì zoom cũng hạn chế, vì thế để xóa phông đẹp hơn thì cần thêm một số thủ thuật sẽ đề cập dưới đây.
2. Vài thủ thuật nâng cao hiệu ứng xóa phông
- Hậu cảnh cách xa chủ thể: hậu cảnh ở xa sẽ giúp chủ thể nổi bật lên và phông nền mờ đi. Nếu hậu cảnh có màu sắc đồng nhất như một rừng cây, bức tường, bãi cỏ... thì phông càng đẹp. Trong ảnh này, hậu cảnh là rặng cây cách xa chủ thể khoảng 5m, mình không chụp hoa trên giàn mà chụp 1 cành đung đưa ra ngoài để tương ứng với hậu cảnh:
Hậu cảnh là mặt đất cách chủ thể khoảng 1m:
Hậu cảnh là tảng đá cách chủ thể 2m:
- Hậu cảnh đơn giản, không quá rối: ngay cả khi hậu cảnh gần chủ thể nhưng nếu không quá rối mắt thì vẫn cho ra những tấm ảnh phông đẹp. Một tiểu xảo để thay đổi nền quá rối là bạn dùng tấm bìa hoặc vải đơn sắc để tạo nền.
- Hậu cảnh tối hơn chủ thể: Trong những tấm hình này thì bông hoa nằm ngay giữa cụm hoa lá, có nghĩa là hậu cảnh rất sát với chủ thể, nhưng bằng cách chọn góc chụp, kiểm soát ánh sáng để hậu cảnh thật tối nên chủ thể nổi bật lên:
3. Tạo nền đen cho tấm ảnh
Có một số cách đơn giản để tạo nền đen cho tấm ảnh:
- Dùng nền đen
- Dùng chương trình chỉnh sửa ảnh, chẳng hạn photoshop...
- Setup ánh sáng để nền tối hơn chủ thể
Việc dùng nền đen khá đơn giản: bạn chỉ cần dùng bìa, tường, vải... tối màu tạo hậu cảnh. Một mẹo để có thể sẵn sàng tạo nền mọi nơi mọi lúc là thủ sẵn trong túi một mảnh lụa đen (loại vải không nhăn), khi cần chỉ việc soạn ra.
Việc setup ánh sáng phức tạp hơn, nhưng nó lại cho ra tấm ảnh trông tự nhiên hơn. Nếu máy bạn có chế độ chỉnh tay (chẳng hạn Canon dòng G), hãy cố thử nghiệm nhiều lần để rút ra quy luật riêng cho mình. Một mẹo nữa là chụp ảnh vào khoảng 5h chiều với hậu cảnh tối hoặc chọn chế độ chụp tuyết.
Ảnh này mình chọn chế độ chụp tuyết cho phông đen hoàn hảo:
Để kết bài, mình post 2 tấm ảnh Anh Thi tự chụp năm 6 tuổi (con lớn mẹ sẽ trả bản quyền nha :D):
Kỳ sau mình sẽ tiếp tục chủ đề bố cục, màu sắc, ánh sáng... cùng một vài kinh nghiệm thực tế về chụp phong cảnh, chân dung, tĩnh vật...
Vì nhiều bạn nhắn hỏi có phải mình dùng máy chuyên nghiệp hay không, làm cho mình rất chi là giàu trí tưởng bở, nên hôm nay mình quyết định share một số kinh nghiệm làm sao để xài mấy em compact cho đáng đồng tiền bát gạo. Thiệt tình là hồi nào giờ mình chưa có được sờ tới máy chuyên, quay đi quẩn lại chỉ có 2 em du lịch mà chiến thôi. Mà mấy ẻm cũng bệnh lên bệnh xuống, phải đi bác sĩ mấy lần nhưng vẫn quyết không từ bỏ, hehe.
Vì mình là dân amateur, viết bài cũng cho các bạn amateur đọc, nên sẽ diễn đạt thật đơn giản nha. Các bác cao siêu, kỹ thuật đầy mình, máy xịn ống kính khủng làm ơn ngồi cười mím chi thôi, cấm đe nẹt. :D
Nói chung, việc chụp ảnh nếu nói cặn kẽ cũng rất dài dòng, nên mình sẽ phân bổ thành nhiều bài. Trong bài này, mình sẽ đề cập đến kỹ thuật xóa phông, làm mờ phông bằng máy du lịch - là vụ được các bạn nhắn nhe dò hỏi nhiều nhất. Tuy nhiên, mình cũng xin nhấn mạnh một bức ảnh đẹp không chỉ gói gọn trong việc xóa phông, mà nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố: bố cục, màu sắc, ánh sáng, và đặc biệt là cái hồn của tấm ảnh. Vì thế, mình sẽ tiếp tục đề cập đến những vấn đề này trong các phần sau.
1. Xóa phông và làm mờ phông
Dòng máy compact nói chung không thể so sánh với DSLR về kỹ thuật xóa phông, tuy nhiên nói vậy không có nghĩa là không xóa/làm mờ phông được. Nếu chịu khó hiểu rõ tính năng chiếc máy mà mình sở hữu, cộng thêm một số thủ thuật khi chụp, bạn vẫn có thể cho ra những tấm ảnh mờ phông khá đẹp.
Hai kỹ thuật chính để làm mờ phông bằng máy compact là chụp macro/close-up và zoom. Khi chụp macro, bạn chọn chế độ macro trên máy và đứng thật gần chủ thể, ngắm và thử nhiều lần cho đến khi chủ thể nét trong khuôn hình, hậu cảnh mờ đi. Chẳng hạn đây là ảnh chụp macro hoa ban trên phố Bắc Sơn - Hà Nội vào một ngày mưa (máy ảnh Sony W80):
Cách thứ 2 cho phông mờ chuẩn hơn là zoom - còn zoom bao nhiêu cho nét thì bạn phải thử vì từng thời điểm, từng chủ thể mà kết quả ảnh khác nhau. Có những ảnh zoom vừa phải mà vẫn nét thì bạn không cần phải zoom hết mức vì dễ bị rung và nhiễu, tuy nhiên cũng có khi phải zoom hết cỡ mớt xóa phông tốt. Đây là ảnh xóa phông bằng kỹ thuật zoom (máy ảnh Canon G10):
Khi chụp zoom bạn phải vững tay máy vì zoom càng lớn thì độ rung càng cao, nếu chụp không quen sẽ bị nhòe. Muốn vậy chỉ có cách chụp thật nhiều cho quen. Cách khắc phục hiệu quả khác là dùng tripod (chân đế) hoặc bất kỳ điểm tựa nào cho máy nếu có. Mình có tripod nhưng ít dùng, thường chỉ dùng chụp trăng ban đêm, còn thông thường thì cố giữ vững tay máy, vì tripod ngoài nhược điểm cồng kềnh thì còn khá hạn chế tư thế chụp, trong khi mình rong ruổi du lịch các nơi, nhiều khi bắt gặp khoảnh khắc đẹp là phải lựa thế bấm máy liền, chứ còn ngồi đó mà soạn tripod thì oải quá.
Các máy compact thường không có lợi thế về zoom, vì thế nếu bạn muốn chụp xóa phông tốt thì khi mua máy nên để ý các loại có khả năng zoom cao. Các máy mình đang có thì zoom cũng hạn chế, vì thế để xóa phông đẹp hơn thì cần thêm một số thủ thuật sẽ đề cập dưới đây.
2. Vài thủ thuật nâng cao hiệu ứng xóa phông
- Hậu cảnh cách xa chủ thể: hậu cảnh ở xa sẽ giúp chủ thể nổi bật lên và phông nền mờ đi. Nếu hậu cảnh có màu sắc đồng nhất như một rừng cây, bức tường, bãi cỏ... thì phông càng đẹp. Trong ảnh này, hậu cảnh là rặng cây cách xa chủ thể khoảng 5m, mình không chụp hoa trên giàn mà chụp 1 cành đung đưa ra ngoài để tương ứng với hậu cảnh:
Hậu cảnh là mặt đất cách chủ thể khoảng 1m:
Hậu cảnh là tảng đá cách chủ thể 2m:
- Hậu cảnh đơn giản, không quá rối: ngay cả khi hậu cảnh gần chủ thể nhưng nếu không quá rối mắt thì vẫn cho ra những tấm ảnh phông đẹp. Một tiểu xảo để thay đổi nền quá rối là bạn dùng tấm bìa hoặc vải đơn sắc để tạo nền.
- Hậu cảnh tối hơn chủ thể: Trong những tấm hình này thì bông hoa nằm ngay giữa cụm hoa lá, có nghĩa là hậu cảnh rất sát với chủ thể, nhưng bằng cách chọn góc chụp, kiểm soát ánh sáng để hậu cảnh thật tối nên chủ thể nổi bật lên:
3. Tạo nền đen cho tấm ảnh
Có một số cách đơn giản để tạo nền đen cho tấm ảnh:
- Dùng nền đen
- Dùng chương trình chỉnh sửa ảnh, chẳng hạn photoshop...
- Setup ánh sáng để nền tối hơn chủ thể
Việc dùng nền đen khá đơn giản: bạn chỉ cần dùng bìa, tường, vải... tối màu tạo hậu cảnh. Một mẹo để có thể sẵn sàng tạo nền mọi nơi mọi lúc là thủ sẵn trong túi một mảnh lụa đen (loại vải không nhăn), khi cần chỉ việc soạn ra.
Việc setup ánh sáng phức tạp hơn, nhưng nó lại cho ra tấm ảnh trông tự nhiên hơn. Nếu máy bạn có chế độ chỉnh tay (chẳng hạn Canon dòng G), hãy cố thử nghiệm nhiều lần để rút ra quy luật riêng cho mình. Một mẹo nữa là chụp ảnh vào khoảng 5h chiều với hậu cảnh tối hoặc chọn chế độ chụp tuyết.
Ảnh này mình chọn chế độ chụp tuyết cho phông đen hoàn hảo:
Để kết bài, mình post 2 tấm ảnh Anh Thi tự chụp năm 6 tuổi (con lớn mẹ sẽ trả bản quyền nha :D):
Kỳ sau mình sẽ tiếp tục chủ đề bố cục, màu sắc, ánh sáng... cùng một vài kinh nghiệm thực tế về chụp phong cảnh, chân dung, tĩnh vật...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét