Xin giới thiệu một bài viết của Gs Pierre Darriulat về đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam. Bài báo "Đào tạo tiến sĩ : đối diện với thực tế" (bản tiếng Anh là Vietnamese PhDs : the need to face reality). Bản gốc bài báo viết bằng tiếng Anh, và báo Tia Sáng dịch sang tiếng Việt. Bản tiếng Anh có vẻ đầy đủ hơn bảng tiếng Việt (xem so sánh dưới đây). Bài viết nêu lên những bất cập trong đào tạo tiến sĩ, kể cả chuyện mua bán bằng cấp và viết hộ luận văn. Không chỉ là những vấn đề tiêu cực như thế, mà còn tồn tại nhiều vấn đề nghiêm trọng khác như qui trình đào tạo, chuyên môn của thầy cô hướng dẫn, cơ sở vật chất cho đào tạo, v.v.. Hệ quả là nhiều luận án cấp tiến sĩ nhưng không xứng đáng với học vị đó. Tôi thì nghĩ nên rà soát lại và nhận ra những trung tâm nào và cá nhân nào có thể đào tạo tiến sĩ, cũng như chấn chỉnh lại qui trình đào tạo và quản lí nghiên cứu sinh. Cách làm đại trà như hiện nay thì chỉ có thể cho ra những doctor chẳng ai công nhận.
Trước khi gửi đăng báo, Pierre gửi cho vài bạn bè bình luận và cho ý kiến. Tôi đọc bản nháp và có góp ý (xem phần dưới). Trong lá thư góp ý, tôi muốn nhấn mạnh 3 điểm chính : mục tiêu học tiến sĩ sai lạc, qui trình đào tạo, chất lượng đào tạo, và chương trình hậu tiến sĩ.
Mục đích học tiến sĩ có phần lệch lạc, và điều này thì báo chí cũng đã nêu lên nhiều lần. Mục đích của đào tạo tiến sĩ là đào tạo những nhà khoa học chuyên nghiệp (professional scientist) và những giảng viên, giáo sư tương lai cho đại học, qua trang bị những kĩ năng nghiên cứu khoa học và kiến thức chuyên sâu. Làm quản lí hay hành chính không cần phải học tiến sĩ. Nhưng ở Việt Nam, trong thực tế, nhiều người theo học tiến sĩ chủ yếu là để hợp thức hoá vị trí công tác hiện tại, hoặc thăng tiến trong nấc thang hành chính và quản lí. Cũng có người theo học vì mục tiêu tiến bộ khoa học nhưng số này chắc không nhiều. Do đó, mục đích đào tạo và học vị tiến sĩ đã bị làm cho lệch lạc.
Qui trình quản lí nghiên cứu sinh cũng cần phải được bàn thảo một cách nghiêm chỉnh. Ở Việt Nam, qui trình đào tạo tiến sĩ thoạt đầu nhìn vào thì khá chặt chẽ, nhưng hình như chỉ lúc ban đầu. Nghiên cứu sinh phải thi và bảo vệ đề cương, có người hướng dẫn, tức không khác gì ở nước ngoài. Nhưng những người xét duyệt đề cương có khi chẳng có chuyên môn gì liên quan. Lại còn có vấn đề mã số, rất rắc rối và hành chính hoá đến mức độ … khó tin. Ngoài ra, qui trình quản lí nghiên cứu và nghiên cứu sinh thì không thấy đề cập đến. Luận án chủ yếu thông qua bởi một hội đồng gồm 6-8 người, mà nghiên cứu sinh phải chạy đôn chạy đáo để chọn và chi tiền cho họ ngồi xét duyệt ! Có thể nói rằng qui trình như thế mang tính hành chính nhiều hơn là khoa học. Hệ quả là nhiều nghiên cứu sinh khi vào học mới thấy mình tự học là chính, và người hướng dẫn thì chẳng giúp gì mà có khi lại chính là rào cản.
Ở Úc, mỗi đại học hay viện đều có một hội đồng (thường gọi là Higher Degree Committee hay HDC) chuyên lo quản lí tiến độ của nghiên cứu sinh. Cứ mỗi 6 tháng, nghiên cứu sinh và người hướng dẫn phải đi dự phỏng vấn của HDC, để nhận ra những vấn đề đang vướng mắc và bàn biện pháp giải quyết. Có những vấn đề như nghiên cứu sinh thiếu chuyên môn phân tích, chưa biết viết bài báo khoa học, thiếu kĩ năng lab, v.v. thì HDC có nhiệm vụ giới thiệu nghiên cứu sinh đi học thêm những kĩ năng cần thiết. Những vấn đề cá nhân (như mâu thuẫn giữa thầy và trò) cũng có thể giải quyết. Ngoài làm việc với HDC, nghiên cứu sinh phải dự seminar hàng tuần, họp lab hàng tuần nghe người khác trình bày nghiên cứu, họp journal club để điểm qua những nghiên cứu của người khác, v.v. Mỗi năm, nghiên cứu sinh còn phải trình bày kết quả nghiên cứu để người khác săm soi. Với một qui trình như thế, nghiên cứu sinh cảm thấy mình không bị bỏ rơi, mà có hẳn một "bộ máy" hỗ trợ đằng sau mình, và tiến độ nghiên cứu được đảm bảo theo đúng thời gian định ra.
Vấn đề chất lượng đào tạo rất đáng quan tâm. Thật vậy, những vấn đề đào tạo tiến sĩ ở trong nước có thể tóm tắt trong 2 chữ “chất lượng”. Chất lượng người hướng dẫn, chất lượng đề tài nghiên cứu, và chất lượng môi trường.
Một nhân tố rất quan trọng trong đào tạo tiến sĩ là người hướng dẫn (tạm hiểu như là mentor). Ở Việt Nam, nơi nào có người với chức danh phó giáo sư hay giáo sư thì xem như đủ tư cách khoa học để hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ. Nhưng trong thực tế, không phải ai có bằng tiến sĩ hay chức danh giáo sư đều có thể hướng dẫn tiến sĩ. Những người có tư cách hướng dẫn nghiên cứu sinh không chỉ có chuyên môn cao, có tên tuổi trong chuyên ngành (qua công bố quốc tế), mà còn phải có chương trình nghiên cứu riêng. Không có chương trình nghiên cứu riêng, nghiên cứu sinh sẽ chẳng khác gì một người lang thang trong rừng, mất định hướng nghiên cứu. Nếu người hướng dẫn không có chuyên môn và kiến thức tốt, thì nghiên cứu sinh sẽ loay hoay với những đề tài tầm thường, những đề tài mang tính “me too” (bắt chước người khác một cách máy móc), không xứng đáng với luận án tiến sĩ. Khó nói ở Việt Nam có bao nhiêu người đủ khả năng hướng dẫn tiến sĩ, nhưng có lẽ con số không nhiều.
Trong thực tế, nhiều đề tài nghiên cứu cấp tiến sĩ bị giới báo chí mỉa mai là “vô bổ”. Không biết các ngành khác thì sao, nhưng trong ngành y, chỉ nhìn vào nội dung luận án và phương pháp nghiên cứu của những luận án được công bố trên mạng, tôi phải nói rằng những luận án này chưa đạt trình độ tiến sĩ. Đại đa số những luận án này chỉ có một nghiên cứu và do đó phần kết quả rất ư là nghèo nàn. Đề tài cũng chỉ quanh quẩn những vấn đề cổ điển, hoặc những vấn đề mang tính dịch vụ, chứ không mang tính khoa học hay khám phá. Ở UNSW, chúng tôi vẫn cho những đề tài như thế cho sinh viên cử nhân hạng danh dự và học viên masters làm. Do đó, có thể nói rằng không ít luận án tiến sĩ ở Việt Nam (chỉ nói trong ngành y) chưa đạt chuẩn mực của một luận án tiến sĩ thực thụ.
Chất lượng môi trường nghiên cứu cũng quan trọng. Ở Thái Lan, tuy họ có nhiều trường đại học, nhưng số trường có khả năng và điều kiện cơ sở vật chất đào tạo tiến sĩ thì rất ít. Trong các chuyên ngành như y học, đào tạo tiến sĩ rất tốn kém. Ở Úc, tính trung bình chi phí đào tạo tiến sĩ y học tốn khoảng 50 ngàn USD mỗi năm (so với các ngành khoa học tự nhiên chỉ khoảng 20 đến 30 ngàn USD). Cơ sở vật chất cho nghiên cứu sinh cần phải được đảm bảo ở mức độ tốt nhất, sao cho khi nhận nghiên cứu sinh vào là tất cả các điều kiện về thiết bị, kĩ thuật, cơ sở yểm trợ, v.v. đều đã sẵn sàng. Còn ở Việt Nam, tôi biết có nhiều nghiên cứu sinh tuy nói là học tiến sĩ nhưng chủ yếu dựa vào cơ sở vật chất nơi họ đang công tác. Ở ngoài, nghiên cứu tiến sĩ là phải tập trung toàn thời gian, còn ở Việt Nam, đại đa số chỉ làm bán thời gian. Nhiều nghiên cứu sinh "tự bơi" trong điều kiện thiếu thốn.
Một vấn đề quan trọng khác mà tôi muốn nhấn mạnh là chương trình đào tạo hậu tiến sĩ. Sau bài góp ý này, Pierre có thêm phần đào tạo hậu tiến sĩ. Ở trong nước, người ta nghĩ rằng xong chương trình tiến sĩ là đạt đỉnh cao học thuật, không cần học gì thêm nữa. Quan điểm này hết sức sai lầm. Xong tiến sĩ có thể ví von như là xong học nghề. Người học cần phải trao dồi tay nghề mới có thể trở thành độc lập. Nhưng rất tiếc là đại đa số tiến sĩ được VN gửi ra ngoài đào tạo chưa qua chương trình hậu tiến sĩ, vì theo qui định họ phải về nước. Vì thế, phần lớn chưa có cơ hội thực tập sau tiến sĩ, và trình độ có khi cũng còn hạn chế. Còn ở trong nước thì không có chương trình hậu tiến sĩ. Theo tôi, cần phải gửi nghiên cứu sinh xong tiến sĩ ra ngoài để theo đuổi chương trình hậu tiến sĩ để đào tạo những người này thành những nhà khoa học chuyên nghiệp. Điều này có thể không dễ, vì xin được một suất học hậu tiến sĩ rất khó và cạnh tranh ác liệt. Nhưng nếu nghiên cứu sinh có công bố quốc tế trên các tập san tốt thì việc xin nghiên cứu hậu tiến sĩ cũng dễ dàng hơn.
Tóm lại, đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam còn tồn tại khá nhiều vấn đề, từ qui trình đến chất lượng. Tôi nghĩ cần phải rà soát lại tất cả các đại học đang đào tạo tiến sĩ để nhận ra những người hướng dẫn có khả năng, có chương trình nghiên cứu, và cơ sở vật chất thích hợp. Ngoài ra, cũng cần có những chương trình hậu tiến sĩ cho các nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp có cơ hội rèn luyện để trở thành những nhà khoa học chuyên nghiệp. Đào tạo tiến sĩ rất quan trọng, và quan trọng nhất là phẩm chất khoa học, chứ không phải là những con số tròn trĩnh để đạt một “mục tiêu chính trị” nào đó.
N.V.T
====
Vietnamese PhDs: the need to face reality
Very well said, Pierre. I think most of us here would easily agree with you that the system needs a major overhaul. It’s actually long overdue. There are a lot of problems with the way that doctoral training programs in Vietnam are structured.
First, many people pursue a doctoral study for a wrong purpose. When asked why they want to do a PhD study, most students would say that they need the degree to move up the admin or managerial ladder! Some said that they were under pressure to undertake the study to keep/justify their current position. This sounds rather strange, but there exists a regulation that one has to possess a doctoral degree to hold a certain senior post within a ministry/hospital/institute/university. That explains why many people are prepared to pay a substantial amount of money to get the degree. So, as you can see, they do not “study” for the sake of science or truth finding. Of course, there are still some students who pursue a doctoral study to acquire new skills and to satisfy their scientific curiosity, but I suspect that this is increasingly becoming a “rare species” in Vietnam.
Second, many issues of PhD training in Vietnam can be summarized in one word: quality. Let me eleborate this point a little bit here:
Quality of professors. How many professors and lecturers in Vietnam can actually be qualified as PhD supervisors? I guess if I use my own UNSW standard as a benchmark, then the number of eligible supervisors is not that many. Many professors supervise PhD students but the professors themselves do not have even a single intenatonal peer reviewed publication in their CV. What sort of “doctors” will those supervisors churn out?
Quality of research projects. I am not familiar with non-medical disciplines, but in medicine, I can say that many (if not to say MOST) PhD projects do not meet criteria of doctorate-level projects. If you know Vietnamese, you can have a scan here http://yte.gov.vn/Luan%20an%20tien%20sy.htm, and you will quickly find that these theses are really equivalent to exercises for bachelor or master’s students. In my university, we usually ask bachelor students (honors level) to do this kind of work.
Quality of environment. Training PhD students is a serious affair that can not be taken lightly. Yet, in Vietnam, many students conduct their study without any infrastructure support and mentorship in place. As a results, their progress can not be verified. It is even not possible to be sure whether the data they have collected were based on real experiments or made up. I should also add that many medical studies in Vietnam, especially the ones initiated by public institutions, violate ethical principles. In medical research, if a study was not conducted in accordance with the Helsinki’s ethical principle, the investigators could be fired or even jailed and the data are not in any way accepted for publication in any means.
Third, there is a very important point that I think you should mention: postdoc training. The idea of postdoc training is not new to us, but it is something unfamiliar to many Vietnamese colleagues. In Vietnam, many people do not realize that completing a PhD study is only the end of a appenticeship phase, and they need to undertake further postdoc training(s) to “garnish” their skills with the view of becoming an independent/professional scientist. As far as I know, it seems that there are NO postdoc training programs in Vietnam. As a result, we have so many people with a PhD degree but they are not real doctor; they are half-technician and half-doctor.
Some time ago, I proposed to temporarily halt all PhD training programs in Vietnam, and then have a proper independent evaluation to identify suitable institutions and individuals. I am a little bit tired / disappointed these days, because I feel that our opinions and views are not heard.
Trước khi gửi đăng báo, Pierre gửi cho vài bạn bè bình luận và cho ý kiến. Tôi đọc bản nháp và có góp ý (xem phần dưới). Trong lá thư góp ý, tôi muốn nhấn mạnh 3 điểm chính : mục tiêu học tiến sĩ sai lạc, qui trình đào tạo, chất lượng đào tạo, và chương trình hậu tiến sĩ.
Mục đích học tiến sĩ có phần lệch lạc, và điều này thì báo chí cũng đã nêu lên nhiều lần. Mục đích của đào tạo tiến sĩ là đào tạo những nhà khoa học chuyên nghiệp (professional scientist) và những giảng viên, giáo sư tương lai cho đại học, qua trang bị những kĩ năng nghiên cứu khoa học và kiến thức chuyên sâu. Làm quản lí hay hành chính không cần phải học tiến sĩ. Nhưng ở Việt Nam, trong thực tế, nhiều người theo học tiến sĩ chủ yếu là để hợp thức hoá vị trí công tác hiện tại, hoặc thăng tiến trong nấc thang hành chính và quản lí. Cũng có người theo học vì mục tiêu tiến bộ khoa học nhưng số này chắc không nhiều. Do đó, mục đích đào tạo và học vị tiến sĩ đã bị làm cho lệch lạc.
Qui trình quản lí nghiên cứu sinh cũng cần phải được bàn thảo một cách nghiêm chỉnh. Ở Việt Nam, qui trình đào tạo tiến sĩ thoạt đầu nhìn vào thì khá chặt chẽ, nhưng hình như chỉ lúc ban đầu. Nghiên cứu sinh phải thi và bảo vệ đề cương, có người hướng dẫn, tức không khác gì ở nước ngoài. Nhưng những người xét duyệt đề cương có khi chẳng có chuyên môn gì liên quan. Lại còn có vấn đề mã số, rất rắc rối và hành chính hoá đến mức độ … khó tin. Ngoài ra, qui trình quản lí nghiên cứu và nghiên cứu sinh thì không thấy đề cập đến. Luận án chủ yếu thông qua bởi một hội đồng gồm 6-8 người, mà nghiên cứu sinh phải chạy đôn chạy đáo để chọn và chi tiền cho họ ngồi xét duyệt ! Có thể nói rằng qui trình như thế mang tính hành chính nhiều hơn là khoa học. Hệ quả là nhiều nghiên cứu sinh khi vào học mới thấy mình tự học là chính, và người hướng dẫn thì chẳng giúp gì mà có khi lại chính là rào cản.
Ở Úc, mỗi đại học hay viện đều có một hội đồng (thường gọi là Higher Degree Committee hay HDC) chuyên lo quản lí tiến độ của nghiên cứu sinh. Cứ mỗi 6 tháng, nghiên cứu sinh và người hướng dẫn phải đi dự phỏng vấn của HDC, để nhận ra những vấn đề đang vướng mắc và bàn biện pháp giải quyết. Có những vấn đề như nghiên cứu sinh thiếu chuyên môn phân tích, chưa biết viết bài báo khoa học, thiếu kĩ năng lab, v.v. thì HDC có nhiệm vụ giới thiệu nghiên cứu sinh đi học thêm những kĩ năng cần thiết. Những vấn đề cá nhân (như mâu thuẫn giữa thầy và trò) cũng có thể giải quyết. Ngoài làm việc với HDC, nghiên cứu sinh phải dự seminar hàng tuần, họp lab hàng tuần nghe người khác trình bày nghiên cứu, họp journal club để điểm qua những nghiên cứu của người khác, v.v. Mỗi năm, nghiên cứu sinh còn phải trình bày kết quả nghiên cứu để người khác săm soi. Với một qui trình như thế, nghiên cứu sinh cảm thấy mình không bị bỏ rơi, mà có hẳn một "bộ máy" hỗ trợ đằng sau mình, và tiến độ nghiên cứu được đảm bảo theo đúng thời gian định ra.
Vấn đề chất lượng đào tạo rất đáng quan tâm. Thật vậy, những vấn đề đào tạo tiến sĩ ở trong nước có thể tóm tắt trong 2 chữ “chất lượng”. Chất lượng người hướng dẫn, chất lượng đề tài nghiên cứu, và chất lượng môi trường.
Một nhân tố rất quan trọng trong đào tạo tiến sĩ là người hướng dẫn (tạm hiểu như là mentor). Ở Việt Nam, nơi nào có người với chức danh phó giáo sư hay giáo sư thì xem như đủ tư cách khoa học để hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ. Nhưng trong thực tế, không phải ai có bằng tiến sĩ hay chức danh giáo sư đều có thể hướng dẫn tiến sĩ. Những người có tư cách hướng dẫn nghiên cứu sinh không chỉ có chuyên môn cao, có tên tuổi trong chuyên ngành (qua công bố quốc tế), mà còn phải có chương trình nghiên cứu riêng. Không có chương trình nghiên cứu riêng, nghiên cứu sinh sẽ chẳng khác gì một người lang thang trong rừng, mất định hướng nghiên cứu. Nếu người hướng dẫn không có chuyên môn và kiến thức tốt, thì nghiên cứu sinh sẽ loay hoay với những đề tài tầm thường, những đề tài mang tính “me too” (bắt chước người khác một cách máy móc), không xứng đáng với luận án tiến sĩ. Khó nói ở Việt Nam có bao nhiêu người đủ khả năng hướng dẫn tiến sĩ, nhưng có lẽ con số không nhiều.
Trong thực tế, nhiều đề tài nghiên cứu cấp tiến sĩ bị giới báo chí mỉa mai là “vô bổ”. Không biết các ngành khác thì sao, nhưng trong ngành y, chỉ nhìn vào nội dung luận án và phương pháp nghiên cứu của những luận án được công bố trên mạng, tôi phải nói rằng những luận án này chưa đạt trình độ tiến sĩ. Đại đa số những luận án này chỉ có một nghiên cứu và do đó phần kết quả rất ư là nghèo nàn. Đề tài cũng chỉ quanh quẩn những vấn đề cổ điển, hoặc những vấn đề mang tính dịch vụ, chứ không mang tính khoa học hay khám phá. Ở UNSW, chúng tôi vẫn cho những đề tài như thế cho sinh viên cử nhân hạng danh dự và học viên masters làm. Do đó, có thể nói rằng không ít luận án tiến sĩ ở Việt Nam (chỉ nói trong ngành y) chưa đạt chuẩn mực của một luận án tiến sĩ thực thụ.
Chất lượng môi trường nghiên cứu cũng quan trọng. Ở Thái Lan, tuy họ có nhiều trường đại học, nhưng số trường có khả năng và điều kiện cơ sở vật chất đào tạo tiến sĩ thì rất ít. Trong các chuyên ngành như y học, đào tạo tiến sĩ rất tốn kém. Ở Úc, tính trung bình chi phí đào tạo tiến sĩ y học tốn khoảng 50 ngàn USD mỗi năm (so với các ngành khoa học tự nhiên chỉ khoảng 20 đến 30 ngàn USD). Cơ sở vật chất cho nghiên cứu sinh cần phải được đảm bảo ở mức độ tốt nhất, sao cho khi nhận nghiên cứu sinh vào là tất cả các điều kiện về thiết bị, kĩ thuật, cơ sở yểm trợ, v.v. đều đã sẵn sàng. Còn ở Việt Nam, tôi biết có nhiều nghiên cứu sinh tuy nói là học tiến sĩ nhưng chủ yếu dựa vào cơ sở vật chất nơi họ đang công tác. Ở ngoài, nghiên cứu tiến sĩ là phải tập trung toàn thời gian, còn ở Việt Nam, đại đa số chỉ làm bán thời gian. Nhiều nghiên cứu sinh "tự bơi" trong điều kiện thiếu thốn.
Một vấn đề quan trọng khác mà tôi muốn nhấn mạnh là chương trình đào tạo hậu tiến sĩ. Sau bài góp ý này, Pierre có thêm phần đào tạo hậu tiến sĩ. Ở trong nước, người ta nghĩ rằng xong chương trình tiến sĩ là đạt đỉnh cao học thuật, không cần học gì thêm nữa. Quan điểm này hết sức sai lầm. Xong tiến sĩ có thể ví von như là xong học nghề. Người học cần phải trao dồi tay nghề mới có thể trở thành độc lập. Nhưng rất tiếc là đại đa số tiến sĩ được VN gửi ra ngoài đào tạo chưa qua chương trình hậu tiến sĩ, vì theo qui định họ phải về nước. Vì thế, phần lớn chưa có cơ hội thực tập sau tiến sĩ, và trình độ có khi cũng còn hạn chế. Còn ở trong nước thì không có chương trình hậu tiến sĩ. Theo tôi, cần phải gửi nghiên cứu sinh xong tiến sĩ ra ngoài để theo đuổi chương trình hậu tiến sĩ để đào tạo những người này thành những nhà khoa học chuyên nghiệp. Điều này có thể không dễ, vì xin được một suất học hậu tiến sĩ rất khó và cạnh tranh ác liệt. Nhưng nếu nghiên cứu sinh có công bố quốc tế trên các tập san tốt thì việc xin nghiên cứu hậu tiến sĩ cũng dễ dàng hơn.
Tóm lại, đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam còn tồn tại khá nhiều vấn đề, từ qui trình đến chất lượng. Tôi nghĩ cần phải rà soát lại tất cả các đại học đang đào tạo tiến sĩ để nhận ra những người hướng dẫn có khả năng, có chương trình nghiên cứu, và cơ sở vật chất thích hợp. Ngoài ra, cũng cần có những chương trình hậu tiến sĩ cho các nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp có cơ hội rèn luyện để trở thành những nhà khoa học chuyên nghiệp. Đào tạo tiến sĩ rất quan trọng, và quan trọng nhất là phẩm chất khoa học, chứ không phải là những con số tròn trĩnh để đạt một “mục tiêu chính trị” nào đó.
N.V.T
====
Vietnamese PhDs: the need to face reality
Pierre Darriulat
Một bài báo gần đây1 đăng trên báo An ninh Thủ đô đã chỉ ra một số sai sót của hệ thống đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam. Trong đó một sai phạm nghiêm trọng là một số nghiên cứu sinh đã mua luận văn được viết thuê với giá cả 500 triệu đồng từ những người kiếm sống bằng hoạt động gian lận này, trong đó có rất nhiều những tài liệu bị “cắt và dán” từ các công trình đã được công bố của người khác. Một sai sót thứ hai mà bài báo chỉ ra là hiện tượng thiếu năng lực của các hội đồng trong việc thẩm định kỹ năng cùng năng lực của nghiên cứu sinh, qua đó ngầm ám chỉ rằng các thành viên của những hội đồng này hoặc là kém cỏi, hoặc là tham nhũng, hoặc là cả hai. Sai sót thứ ba là việc thiếu những hình phạt đối với những sai phạm trên, đặc biệt là đối với những người viết thuê và bán những luận văn nghiên cứu giả tạo. Một trong những sai sót đề cập trên đây có sự liên quan tới những kết quả hạn chế của chương trình 322, có chức năng cử các sinh viên Việt Nam ra nước ngoài làm nghiên cứu sinh tiến sĩ, ngầm ám chỉ rằng một số sinh viên được lựa chọn một cách không đủ nghiêm túc, hoặc không theo những tiêu chí lựa chọn thích hợp. Chương trình này đột ngột bị gián đoạn trong tháng 5 năm nay trước khi được phục hồi vào tháng 7. Tác giả bài báo đưa ra kết luận với những số liệu đáng quan tâm. Đó là nhắc lại mục tiêu đặt ra của Chính phủ đạt được 20 nghìn tiến sĩ vào năm 2020 nhằm có được 30% các giảng viên đại học có bằng tiến sĩ. Tuy nhiên, tác giả ước tính rằng số lượng tiến sĩ cần thiết cho mục tiêu này thực chất phải là 60 nghìn, nghĩa là sẽ cần thêm 45 nghìn tiến sĩ nữa. Cả 2 con số này dường như đều không khả thi. Rõ ràng là số lượng nghiên cứu sinh tiến sĩ mà Việt Nam có thể đào tạo rõ ràng thấp hơn so với kỳ vọng của Chính phủ. Do vậy chúng ta không thể kỳ vọng nhanh chóng tăng số lượng những giáo sư đại học đủ năng lực và đạo đức. Có lẽ điều cấp thiết phải làm ngay hiện nay là xác định ra những giáo sư như vậy, và tin tưởng giao phó cho họ công việc đào tạo và hướng dẫn các nghiên cứu sinh. Ở một số nước trên thế giới có một quy trình để làm điều này, đó là quy trình phong tặng danh hiệu “habilitation”. Sự phong tặng này hoàn toàn dựa trên thành tựu, căn cứ vào kỹ năng nghiên cứu và kết quả đạt được, số lượng và chất lượng các công bố khoa học, hiệu quả giảng dạy, sự ghi nhận trong phạm vi ngoài trường và phạm vi quốc tế, cùng những tiêu chí khác mà người ta cho rằng cần thiết, miễn là chúng phải khách quan, công bằng, không mở cửa cho sự tư tình và những sự bất công. Việc đặt ra một danh hiệu như “habilitation” sẽ đem lại nhiều lợi ích, miễn là được thực hiện một cách có đạo đức, nghĩa là việc phong tặng phải do một ủy ban bên ngoài. Cần trả lương cao cho những người được phong tặng danh hiệu này, cũng như cho những người trẻ tuổi đã làm xong hậu tiến sĩ với năng lực đầy đủ và đang mong mỏi được tạo cơ hội. Việc hướng dẫn một nghiên cứu sinh tiến sĩ cần rất nhiều thời gian và nỗ lực. Sẽ không hợp lý nếu đòi hỏi rằng một thầy hướng dẫn trung bình mỗi năm phải tạo ra được trên một tiến sĩ – nghĩa là đòi hỏi thầy hướng dẫn này phải liên tục hướng dẫn cho 3 nghiên cứu sinh tiến sĩ (thông thường thời gian hướng dẫn mỗi nghiên cứu sinh tiến sĩ là 3 năm). Nhưng những gì đang xảy ra ở Việt Nam trong thời gian gần đây lại hoàn toàn trái ngược với những gì tôi trình bày trên đây: thay vì tuyển chọn thày hướng dẫn một cách nghiêm ngặt hơn và tin tưởng giao phó trách nhiệm cho họ, người ta lại tạo ra một hệ thống các quy định phức tạp nhằm giám sát, theo dõi công việc của họ2; các nghiên cứu sinh phải viết báo cáo ba tháng một lần cho học viện về tiến độ công việc của mình; họ phải trình bày 3 đề tài cơ bản trước một hội đồng đặc biệt thứ nhất; họ phải trình bày 3 đề tài cụ thể trước một hội đồng đặc biệt thứ hai; và họ phải bảo vệ đề tài của mình hai lần trước hai hội đồng đặc biệt khác. Là người đã dành phần lớn sự nghiệp khoa học của mình tại một trung tâm nghiên cứu quốc tế, tôi đã giám sát và hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ từ khắp nơi trên thế giới, nhưng chưa ở nơi đâu tôi lại thấy một hệ thống phức tạp và quan liêu như vậy, một hệ thống đặt quá ít lòng tin vào những người thầy hướng dẫn. Vấn đề cần quan tâm ở đây không phải là bằng cấp, mà là kỹ năng, năng lực, và tri thức hàm chứa đằng sau nó. Đào tạo ra 20 nghìn tiến sĩ để làm gì nếu tấm bằng có thể mua được bằng tiền? Chúng ta không cần đến những tấm bằng tiến sĩ được gắn trên tường văn phòng. Việt Nam cần những tiến sĩ có thể giúp đất nước vượt qua những thử thách trước mắt. Và những thứ luận văn sao chép không giúp gì cho điều này. Đây là thực tế không thể phủ định. [Vì vậy], chúng ta cần tập trung vào việc tạo ra những bằng cấp không bị giả tạo, thu hút các tài năng, và chỉ cần tạo ra số lượng bằng cấp trong giới hạn chừng mực khả năng thực tiễn của chúng ta. Chúng ta cũng cần hiểu rõ hơn làm sao để giúp những người đã làm xong hậu tiến sĩ có thể kết nối vào đời sống công việc, dù là mang tính học thuật hay phi học thuật. Cần có một chương trình theo dõi và tiếp tục đào tạo cho những người đã làm xong hậu tiến sĩ, căn cứ vào nhu cầu cơ bản chung của đất nước, và nhu cầu cụ thể của các trường đại học. Ngày nay, không ít những người đã làm hậu tiến sĩ ở những lĩnh vực tiên tiến nhất của vật lý học, cuối cùng phải đi dạy trung học (giáo viên trung học là một nghề đáng được tôn trọng, nhưng họ đâu cần đến bằng tiến sĩ để phải lãng phí tiền bạc và công sức), và rất hiếm những người làm hậu tiến sĩ tìm được công việc phù hợp với tài năng của mình ở Việt Nam. Chúng ta cần thay đổi thói quen cố hữu hiện nay một cách quyết liệt. Cần tuyển chọn [sinh viên/nghiên cứu sinh] nghiêm túc hơn, và xử lý nghiêm khắc hơn những trường hợp gian lận. Cần xác định đúng hơn những người thầy có đủ nhân cách và năng lực để hướng dẫn các nghiên cứu sinh tiến sĩ. Cần đơn giản hóa hệ thống những quy định phức tạp, tương đồng với những tiêu chuẩn quốc tế, nhằm khuyến khích và giản lược hóa những thỏa thuận hợp tác đồng hướng dẫn (tiếng Pháp gọi là cotutelles3). Chúng ta cũng cần tăng cường mạnh mẽ những giảng viên trẻ trong các trường đại học bằng cách trao cho họ những cơ hội thực sự. Hiện nay, sự tự tôn đang khiến chúng ta không dám đối diện hiện thực, và sự khiêm tốn khiến chúng ta không dám tham vọng [một cách thực tế]. Chúng ta cần phải có thái độ hoàn toàn ngược lại: sự tự tôn là để chúng ta tham vọng và tự tin; sự khiêm tốn để giúp chúng ta có nghị lực để đối diện với thực tế. | A recent article [1] published in An Ninh Thu Do reports on a number of dysfunctions of the Vietnamese system in awarding PhD degrees. Such a major dysfunction is illustrated by the case of students buying their thesis at prices reaching up to 500 million VND from people earning their life with this fraudulent activity and making extensive use of the “copy-and-paste” facility from existing work published by others. A second dysfunction revealed by the article is the inability of the panels supposed to evaluate the skills and knowledge of such students to do a proper job, tacitly suggesting that their members are either incompetent or corrupted or both. A third dysfunction is the lack of adequate sanctions exerted against the actors of such frauds, in particular against those who produce and sell such fake thesis work. Yet another dysfunction mentioned in the article is related with the mediocre results of the so-called 322 campaign of sending Vietnamese students abroad for their PhDs, tacitly suggesting that the students were not selected with sufficient rigor and/or according to proper criteria. The programme was abruptly stopped in May this year and resurrected in July. The author of the article concludes with interesting arithmetic. She recalls the wish of the Government to have 20'000 PhDs by 2020 in order to have 30% of university teachers having a PhD degree. However, her estimate of the number of PhDs needed to reach this goal is 60'000, meaning 45'000 new PhDs. Anyhow, both numbers seem out of reach. It is time (it is never too late) to face reality and to take due account of what is realistically affordable when estimating the number of new PhDs needed by Vietnamese universities; it is also time to have a clearer vision of the actions which are required to reach this goal. For obvious historical reasons, on which there is no need to comment, Vietnamese universities suffer from not having a sufficient number of teachers having the ability to provide the level of training required by the country in its current phase of rapid development. Moreover, they suffer, as many other universities in the world, of hosting many more students than they are able to train. Families having a sufficient income to pay the tuitions send their children to university in the hope for them to reach a higher social rank and become wealthier. However, the positive correlation between university studies and higher social rank and wealth, which used to apply before, can no longer apply when so many of our children access university. There is no doubt that having opened wide the doors of universities is a major achievement of the past century and will be retained by history as a big leap forward in terms of culture, democracy and human rights. At the same time it implies that the role of universities is no longer exclusively to train an elite. How to deal with this new situation is a well known problem worldwide; it is not specific to Vietnam but particularly acute in Vietnam which had a nearly feudal and in majority illiterate rural population less than a century ago. Foreign countries have met many obstacles in dealing with this problem, and have been only partly successful, not to say largely unsuccessful, at finding proper solutions. One of these is to promote professional crafts, meaning social respect and reasonable wages, and to organise a system of apprenticeship and technical schools that removes a fraction of the students from university. Another is to make room for short paths in university studies, allowing students to leave university and enter professional life (or a technical school) after only one or two years with a degree more modest than the bachelor degree. Finding solutions implies having a broad vision of education and training and a clear understanding of the needs of the country. Today, it is obvious that many too many students study marketing, business and economy but not enough students are trained in crafts and professions belonging to creative and productive sectors. It is also obvious that many too many students spend four or five years in the university learning essentially nothing and still come out with their bachelor degree. The need for more rigor in selection, not only to enter university but also to step up from one year to the next and, most importantly, to get the bachelor degree is obvious. Independently from fraud or corruption, the number of PhD students that Vietnam can afford to train is clearly much less than hoped for by the Government. The number of university professors having the competence and the integrity to train PhD students is what it is and cannot change overnight. It seems to me essential and urgent to identify them and to place full confidence in their ability to supervise the work of their students. There is a mechanism to do so, which is being used in several foreign countries: the award of a title, called “habilitation” (to conduct research). It must be awarded on the sole basis of merit, taking due account of the research skills and achievements, of the number and quality of publications, of the performance as a teacher, of the recognition outside the university and outside the country, and of any other criterion considered important as long as it is objective and fair and does not open the door to favouritism or other unfair practices. Establishing such a title would have many advantages as long as it is done with integrity, implying the presence of outsiders in the committees in charge of awarding it. It would help in offering more reasonable wages to habilitated teachers and in giving positions to young postdocs who have the required competence and who badly need to be given a chance. Supervising a PhD student takes much time and effort and it is unreasonable to assume, on average, that a single supervisor can produce more than one PhD a year – meaning continuous supervision of three PhD students (the nominal duration of PhD studies is three years). What has been done recently is the very contrary of what I suggest here: instead of selecting supervisors more severely and placing full confidence in their competence, one has established a new set of complicated rules meant at monitoring and watching their work[2] ; the student must report every third month to the doctoral school about the progress of his/her work; he/she must present three general subjects in front of a first special panel; he/she must present three specific subjects in front of a second special panel; he/she must defend his thesis twice in front of two additional different panels. Having spent most of my scientific life in an international research centre, I have followed and supervised the work of PhD students from all over the world. Never before did I meet such a complicated and big-brother-like system placing so little confidence in the thesis supervisor.It is not the degree that matters; it is the skill, competence and knowledge that it implies. What is the point of producing 20'000 PhDs if the degrees can be bought from the shelf? We do not need PhD degrees to frame them and hang them on the walls of our offices. Vietnam needs PhDs to overcome the challenges that it has to face. Copy-and-paste does not work for that. Never mind the number of PhDs that the country can afford to produce. It is what it is. Let us concentrate on making sure that they are not fake, that they serve the purpose of bringing new talents to the country and that they are as many as we can possibly afford to produce. Let us also understand better how young postdocs can be properly integrated in their professional life, whether academic or other. There should be a programme dedicated to the follow up and further training of young postdocs, taking due account of the needs of the country in general, and of universities in particular. Today, it is not uncommon to see a postdoc trained in a forefront field of physics end up as a highschool teacher and it is quite rare to see such a postdoc find a job in Vietnam in which he/she can make good use of his talents. There is nothing wrong with being a highschool teacher, but it is a waste of money and effort to have trained him/her as a doctor. We need to change our habits drastically. We need to be more selective, more rigorous, and more severe against those who cheat. We need to better identify those who have the integrity and ability to train PhD students and who can be trusted to do so. We need to simplify the rules of the game, to make them match those in foreign countries, to encourage and simplify the use of joint supervision agreements (cotutelles in French [3]). We need to massively bring new blood to the university by giving a real chance to the new generation. Today, pride prevents us from facing reality; humility prevents us from being ambitious. We should behave the very opposite way: pride should give us ambition and confidence; humility should give us the courage to face reality. |
[1] Quynh Nga, An Ninh Thu Do, Tiến sĩ ơi là tiến sĩ ơi!, October 28th 2012.
[3] P. Darriulat, Tia Sang, Hình thức thực hiện Luận án đồng hướng dẫn, July 2011.
Tuan's comments
First, many people pursue a doctoral study for a wrong purpose. When asked why they want to do a PhD study, most students would say that they need the degree to move up the admin or managerial ladder! Some said that they were under pressure to undertake the study to keep/justify their current position. This sounds rather strange, but there exists a regulation that one has to possess a doctoral degree to hold a certain senior post within a ministry/hospital/institute/university. That explains why many people are prepared to pay a substantial amount of money to get the degree. So, as you can see, they do not “study” for the sake of science or truth finding. Of course, there are still some students who pursue a doctoral study to acquire new skills and to satisfy their scientific curiosity, but I suspect that this is increasingly becoming a “rare species” in Vietnam.
Second, many issues of PhD training in Vietnam can be summarized in one word: quality. Let me eleborate this point a little bit here:
Quality of professors. How many professors and lecturers in Vietnam can actually be qualified as PhD supervisors? I guess if I use my own UNSW standard as a benchmark, then the number of eligible supervisors is not that many. Many professors supervise PhD students but the professors themselves do not have even a single intenatonal peer reviewed publication in their CV. What sort of “doctors” will those supervisors churn out?
Quality of research projects. I am not familiar with non-medical disciplines, but in medicine, I can say that many (if not to say MOST) PhD projects do not meet criteria of doctorate-level projects. If you know Vietnamese, you can have a scan here http://yte.gov.vn/Luan%20an%20tien%20sy.htm, and you will quickly find that these theses are really equivalent to exercises for bachelor or master’s students. In my university, we usually ask bachelor students (honors level) to do this kind of work.
Quality of environment. Training PhD students is a serious affair that can not be taken lightly. Yet, in Vietnam, many students conduct their study without any infrastructure support and mentorship in place. As a results, their progress can not be verified. It is even not possible to be sure whether the data they have collected were based on real experiments or made up. I should also add that many medical studies in Vietnam, especially the ones initiated by public institutions, violate ethical principles. In medical research, if a study was not conducted in accordance with the Helsinki’s ethical principle, the investigators could be fired or even jailed and the data are not in any way accepted for publication in any means.
Third, there is a very important point that I think you should mention: postdoc training. The idea of postdoc training is not new to us, but it is something unfamiliar to many Vietnamese colleagues. In Vietnam, many people do not realize that completing a PhD study is only the end of a appenticeship phase, and they need to undertake further postdoc training(s) to “garnish” their skills with the view of becoming an independent/professional scientist. As far as I know, it seems that there are NO postdoc training programs in Vietnam. As a result, we have so many people with a PhD degree but they are not real doctor; they are half-technician and half-doctor.
Some time ago, I proposed to temporarily halt all PhD training programs in Vietnam, and then have a proper independent evaluation to identify suitable institutions and individuals. I am a little bit tired / disappointed these days, because I feel that our opinions and views are not heard.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét