Nếu chuyện không có thật (bởi vì báo chí dạo ni rất hay bịa) thì cơ quan chức năng, trước hết là Ban Tuyên giáo và Vụ Báo chí-xuất bản cần nhắc nhở và có biện pháp xử lý tờ báo trên, bởi làm xấu đi hình ảnh người thầy, người trí thức (giáo sư, phó giáo sư) nước nhà.
Nếu đúng như tác giả và tờ báo phản ánh, có nhẽ chả chần chừ gì nữa mà không làm việc với vị phó giáo sư mất nết ấy. Thầy kiểu vị này đang hơi bị nhiều, bớt đi một con sâu cũng đỡ xấu phần nào cho vườn học thuật, giáo dục nước nhà.
Tôi từng nhiều năm dạy học, cũng từng dạy cho sinh viên năm cuối ĐH KHXH-NV về báo chí, mỗi lần lên bục giảng đều tự nhắc mình phải đúng tư cách người thầy, thiếu micro tự tìm micro, bảng chưa xóa tự tay xóa bảng, không một lần rủ rê học trò ăn nhậu, chơi bời... nên không tưởng tượng được trên đời lại có thầy giáo, giảng viên, giáo sư như vậy. Chả nhẽ đạo học thời nay nát đến thế sao? Nghe đâu vị được phản ánh dưới đây là giảng viên một trường rất lớn ở Hà Nội mà một ông bạn tôi, thầy Vũ Đức Nghiệu đang làm quản lý tại đó. Xin thầy Nghiệu lưu tâm, đừng để con sâu làm rầu nồi canh, thầy ạ.
Ngậm ngùi vì thầy... sang quá
HỒNG CHÂM
Nghe cán bộ giáo vụ khoa báo tin tuần lễ tới, lớp sẽ học môn của một PGS có tên là S ở Hà Nội vào thỉnh giảng, sinh viên lớp báo chí năm thứ tư của trường đại học nọ mừng rơn. Chỉ vì từ đầu năm học tới giờ, toàn phải lên lớp theo thời khóa biểu chính khóa do các GV ở trường dạy.
Được học với giáo viên thỉnh giảng có phần mới mẻ, đỡ gò bó về giờ giấc; thêm nữa, giáo viên thỉnh giảng thường có tay nghề, nhiều vốn sống thực tế. “Tiếp cận với họ chẳng bổ bề dọc, cũng bổ bề ngang”, GV chủ nhiệm lớp đã từng nói một cách hóm hỉnh như vậy! Phó giáo sư S có thâm niên ở một trường đại học thuộc hàng quốc gia, thế nào học môn của thầy cũng bổ ích, lý thú.
Lớp trưởng lớp báo chí năm tư giãi bày tâm sự trên đây với một SV khóa trước đã ra trường, thì SV này cười và nói một cách bí ẩn: “ Phó giáo sư S hả? Ừ thì …hãy đợi đấy!” làm lớp trưởng báo chí năm thứ tư càng hồi hộp.
Giây phút chờ đợi rồi cũng đã đến! Vị PGS nọ bước vào lớp, dáng dấp phương phi và bước chân đường hoàng, đĩnh đạc. Vừa ngồi vào bàn giáo viên, thầy đã đảo mắt quan sát khắp lượt phòng học và chê bai trang thiết bị ở đây “nghèo” quá. “Thời buổi bây giờ tất cả phải công nghệ cao. Công việc của tôi hàng ngày quá nhiều, nên lúc nào máy móc, phương tiện phục vụ cũng phải chỉnh chu”- Thầy nói với chất giọng lơ lớ xứ Nghệ, rồi giở chiếc máy vi tính mới toanh ra để trên bàn và hỏi cả lớp: “Wifi cắm ở đâu các em?”. Học sinh ở bên dưới bắt đầu “ mắt tròn mắt dẹt” nhìn nhau. Rồi thì lớp trưởng đứng lên “Thưa thầy, Wifi là mạng không dây, chỉ cần gõ mật mã Password là được ạ”. Rắc rối, “quật” với chẳng “quộc”, thời buổi hiện đại mà rắc rối ! Ở phòng làm việc của tôi la liệt máy móc nên chỗ nào cũng phải có ổ ắm tiện lợi cả ”.
Tiếp đó, thầy “con cà con kê” về chuyến bay từ Hà Nội vào, ở đâu, ăn gì, làm gì từ tối hôm qua tới giờ. Rồi thầy ghi lên lớp tên bài giảng cùng đề mục một la mã –“Khái niệm”; thầy mở giáo trình ra “lua” một mớ định nghĩa, con số và những lời phát biểu của triết gia này, triết gia nọ, bảo học sinh phải chép vào đầy đủ, bởi “môn học của tôi không có sẵn tài liệu đâu đấy nhé. Muốn có tài liệu thì phải biết điều, phải năng động”... Trong lúc học sinh còn hí hoáy “toát mồ hôi” cũng không chép kịp thì thầy đã kể chuyện bên Tây, bên Tàu; toàn những chuyện mà thầy cho là “sang trọng hơn hẳn bên ta”.
Không khí lớp học trầm lắng. Thầy bảo: “ Thầy dạy ở đâu học sinh cũng tập trung học răm rắp chứ không có lơ tơ mơ. Nhưng học là học mà chơi là phải chơi cho ra trò, thì tinh thần mới khỏe khoắn. Đàn ông thì phải như cụ Lý Bạch ở Trung Quốc hay chí ít ra cũng như cụ Nguyễn Công Trứ của ta mới là sang! Tối hôm qua thầy đi dạo một mình ngoài phố, buồn thênh thang. Cánh mày râu lớp này tối nay mời thầy đi chơi một bữa cho ra trò nhé!”...
Thầy bước ra khỏi lớp rồi, lớp trưởng bảo cả lớp phải ngồi lại để hội ý. Bàn qua, cãi lại mãi vẫn không định được là phải nộp mỗi người bao nhiêu để cánh SV nam đưa thầy đi chơi là vừa. Thôi thì cứ gom góp mà ứng trước đi vậy!
Tối hôm ấy, cánh SV nam tới khách sạn để rước thầy. Sau khi đưa thầy đi dạo một vài thắng cảnh thì thầy bảo tìm một nhà hàng “víp một chút” để thưởng ngoạn đặc sản. Thầy gắp nhắm, cụng ly liên tục. Mấy SV nam được “đề cử” tiếp thầy từ trước cũng phải gắp nhắm, cụng ly theo thầy. May quá, đúng vào lúc SV nào, SV nấy cảm thấy ngà ngà hơi men thì thầy bảo “stop” để đưa thầy đi massage thư giãn, có sức khỏe mai lên lớp “chiến đấu” tiếp.
Cánh SV nam đã tản mạn ra về, chỉ còn có lớp trưởng và lớp phó ngủ gà, ngủ gật, chờ thầy ở ngoài phòng massage. Tưởng thế là đã trọn vẹn trách nhiệm với thầy. Ai ngờ khi thầy bước ra, lại có mấy cô nhân viên trẻ trung, xinh đẹp ra bảo trả tiền “bo” cho thầy. Lớp trưởng, lớp phó nhìn nhau vì tiền đưa thầy đi chơi đã cạn rồi. Nhưng không còn cách nào khác là phải bỏ thêm tiền túi cá nhân lớp trưởng, lớp phó ra để mà “bo” giúp thầy. Lòng ngậm ngùi vì nỗi…thầy chơi sang quá!
Tôi hỏi lại các em SV rằng, tại sao nhà trường đã thực hiện chủ trương lấy ý kiến phản hồi của người học của Bộ mà SV lại không phản ánh sự việc bất bình ra trình bày với lãnh đạo khoa của trường, thì các em bảo, sợ phản ánh sẽ bị thầy trù dập, không cho đủ điểm thi hết môn, hơn nữa nghe đâu thầy S lại có quan hệ “dây mơ, rễ má” gì đấy với một cán bộ của khoa. Sự thật này với tôi thật sự đột ngột ! Có người còn chỉ cho tôi tâm sự não nùng của một SV trên Facebook: “ Ở khoa của chúng tôi, các thầy cô giáo, kể cả một vài GV được mời thỉnh giảng cũng rất giản dị, gần gũi với SV, thương SV lắm. Nên chúng đâu có ngờ người có học hàm, học vị đầy mình như giáo sư S lại “ bắt chẹt” sinh viên đến thế”.
Đã từng được may mắn tiếp cận với nhiều cán bộ, giảng viên rất đáng kính, chuẩn mực từ tác phong, lối sống tới năng lực giảng dạy, chính tôi cũng khó ngờ kiểu giáo viên như Phó giáo sư S vẫn còn tồn tại nơi giảng đường đại học. Mong sao qua mẩu chuyện này, nỗi niềm khó nói của SV khoa báo chí kể trên đến được với tất cả, trong đó có Phó giáo sư S…
Giây phút chờ đợi rồi cũng đã đến! Vị PGS nọ bước vào lớp, dáng dấp phương phi và bước chân đường hoàng, đĩnh đạc. Vừa ngồi vào bàn giáo viên, thầy đã đảo mắt quan sát khắp lượt phòng học và chê bai trang thiết bị ở đây “nghèo” quá. “Thời buổi bây giờ tất cả phải công nghệ cao. Công việc của tôi hàng ngày quá nhiều, nên lúc nào máy móc, phương tiện phục vụ cũng phải chỉnh chu”- Thầy nói với chất giọng lơ lớ xứ Nghệ, rồi giở chiếc máy vi tính mới toanh ra để trên bàn và hỏi cả lớp: “Wifi cắm ở đâu các em?”. Học sinh ở bên dưới bắt đầu “ mắt tròn mắt dẹt” nhìn nhau. Rồi thì lớp trưởng đứng lên “Thưa thầy, Wifi là mạng không dây, chỉ cần gõ mật mã Password là được ạ”. Rắc rối, “quật” với chẳng “quộc”, thời buổi hiện đại mà rắc rối ! Ở phòng làm việc của tôi la liệt máy móc nên chỗ nào cũng phải có ổ ắm tiện lợi cả ”.
Tiếp đó, thầy “con cà con kê” về chuyến bay từ Hà Nội vào, ở đâu, ăn gì, làm gì từ tối hôm qua tới giờ. Rồi thầy ghi lên lớp tên bài giảng cùng đề mục một la mã –“Khái niệm”; thầy mở giáo trình ra “lua” một mớ định nghĩa, con số và những lời phát biểu của triết gia này, triết gia nọ, bảo học sinh phải chép vào đầy đủ, bởi “môn học của tôi không có sẵn tài liệu đâu đấy nhé. Muốn có tài liệu thì phải biết điều, phải năng động”... Trong lúc học sinh còn hí hoáy “toát mồ hôi” cũng không chép kịp thì thầy đã kể chuyện bên Tây, bên Tàu; toàn những chuyện mà thầy cho là “sang trọng hơn hẳn bên ta”.
Không khí lớp học trầm lắng. Thầy bảo: “ Thầy dạy ở đâu học sinh cũng tập trung học răm rắp chứ không có lơ tơ mơ. Nhưng học là học mà chơi là phải chơi cho ra trò, thì tinh thần mới khỏe khoắn. Đàn ông thì phải như cụ Lý Bạch ở Trung Quốc hay chí ít ra cũng như cụ Nguyễn Công Trứ của ta mới là sang! Tối hôm qua thầy đi dạo một mình ngoài phố, buồn thênh thang. Cánh mày râu lớp này tối nay mời thầy đi chơi một bữa cho ra trò nhé!”...
Thầy bước ra khỏi lớp rồi, lớp trưởng bảo cả lớp phải ngồi lại để hội ý. Bàn qua, cãi lại mãi vẫn không định được là phải nộp mỗi người bao nhiêu để cánh SV nam đưa thầy đi chơi là vừa. Thôi thì cứ gom góp mà ứng trước đi vậy!
Tối hôm ấy, cánh SV nam tới khách sạn để rước thầy. Sau khi đưa thầy đi dạo một vài thắng cảnh thì thầy bảo tìm một nhà hàng “víp một chút” để thưởng ngoạn đặc sản. Thầy gắp nhắm, cụng ly liên tục. Mấy SV nam được “đề cử” tiếp thầy từ trước cũng phải gắp nhắm, cụng ly theo thầy. May quá, đúng vào lúc SV nào, SV nấy cảm thấy ngà ngà hơi men thì thầy bảo “stop” để đưa thầy đi massage thư giãn, có sức khỏe mai lên lớp “chiến đấu” tiếp.
Cánh SV nam đã tản mạn ra về, chỉ còn có lớp trưởng và lớp phó ngủ gà, ngủ gật, chờ thầy ở ngoài phòng massage. Tưởng thế là đã trọn vẹn trách nhiệm với thầy. Ai ngờ khi thầy bước ra, lại có mấy cô nhân viên trẻ trung, xinh đẹp ra bảo trả tiền “bo” cho thầy. Lớp trưởng, lớp phó nhìn nhau vì tiền đưa thầy đi chơi đã cạn rồi. Nhưng không còn cách nào khác là phải bỏ thêm tiền túi cá nhân lớp trưởng, lớp phó ra để mà “bo” giúp thầy. Lòng ngậm ngùi vì nỗi…thầy chơi sang quá!
Tôi hỏi lại các em SV rằng, tại sao nhà trường đã thực hiện chủ trương lấy ý kiến phản hồi của người học của Bộ mà SV lại không phản ánh sự việc bất bình ra trình bày với lãnh đạo khoa của trường, thì các em bảo, sợ phản ánh sẽ bị thầy trù dập, không cho đủ điểm thi hết môn, hơn nữa nghe đâu thầy S lại có quan hệ “dây mơ, rễ má” gì đấy với một cán bộ của khoa. Sự thật này với tôi thật sự đột ngột ! Có người còn chỉ cho tôi tâm sự não nùng của một SV trên Facebook: “ Ở khoa của chúng tôi, các thầy cô giáo, kể cả một vài GV được mời thỉnh giảng cũng rất giản dị, gần gũi với SV, thương SV lắm. Nên chúng đâu có ngờ người có học hàm, học vị đầy mình như giáo sư S lại “ bắt chẹt” sinh viên đến thế”.
Đã từng được may mắn tiếp cận với nhiều cán bộ, giảng viên rất đáng kính, chuẩn mực từ tác phong, lối sống tới năng lực giảng dạy, chính tôi cũng khó ngờ kiểu giáo viên như Phó giáo sư S vẫn còn tồn tại nơi giảng đường đại học. Mong sao qua mẩu chuyện này, nỗi niềm khó nói của SV khoa báo chí kể trên đến được với tất cả, trong đó có Phó giáo sư S…
Hồng Châm
(theo báo Giáo dục & Thời đại- cơ quan ngôn luận của Bộ GD-ĐT)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét