Cách viết bình duyệt (peer review)

Tiếp theo bài “Cách viết trả lời bình duyệt”, kì này tôi sẽ nói về cách thức viết bình duyệt (peer review).  Bất cứ nhà khoa học nào cũng có lần đóng vai trò duyệt bài cho đồng nghiệp.  Duyệt bài của người khác là một trong những đặc quyền (và đặc lợi) của nhà khoa học, nên nhiệm vụ này phải được nhận lãnh một cách nghiêm túc.



Hai thí nghiệm thú vị

Bố cục và nội dung trình bày sơ sài-đơn giản không mang tính một bài báo khoa học. Các nhận định cần đi cùng minh chứng, các phát hiện phải có lập luận rõ ràng. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận chưa rõ. Cần trình bày rõ về phương pháp luận, đo lường các biến, số liệu từng biến phải có kiểm định thống kê, đo lường mối quan hệ giữa các biến.“

Tôi có cảm giác tác giả không am hiểu lĩnh vực nghiên cứu nên đã chọn đề tài quá cũ. Phương pháp có sai lầm về lý luận. Kết quả không thuyết phục.” 

Hai đoạn trên đây là một trong những kết quả “thí nghiệm” mà hai nhà nghiên cứu ở VN đã thực hiện.  Đó là nhận xét của hai chuyên gia trong lĩnh vực khoa học xã hội (phần trên) và y học (phần dưới) về hai bài báo đã được gửi cho 2 tập san chuyên ngành.  Cả hai bài báo đều bị từ chối đăng trên tập san khoa học trong nước.  Trong thực tế, cả hai bài báo đều đã được công bố trên 2 tập san quốc tế có bình duyệt (peer review) và uy tín trong chuyên ngành.  Cả hai bài sau khi công bố đã thu hút 10 trích dẫn (citations) chỉ trong vòng 1 năm.  Hai đồng nghiệp trên muốn tiến hành thí nghiệm để chứng minh rằng rất khó làm khoa học ở Việt Nam vì “văn hoá khoa học” ở Việt Nam có vấn đề.

Vấn đề ở đây là qui trình bình duyệt bài báo.  Trong qui trình này, người bình duyệt đóng vai trò quan trọng, vì ý kiến của họ có thể quyết định “số phận” bài báo. Nhưng để có tư cách bình duyệt bài báo, chuyên gia bình duyệt phải là người có làm nghiên cứu trong thực tế VÀ có công bố quốc tế.  Đó là tiêu chuẩn tối thiểu (ngoài những tiêu chuẩn khác). Ở Việt Nam chúng ta có những chuyên gia như thế nhưng có lẽ không nhiều. Chính vì thế mà có nhiều người dù chưa bao giờ làm nghiên cứu nghiêm chỉnh và cũng chưa bao giờ có công bố quốc tế một cách độc lập nhưng lại đóng vai trò quyết định “sinh mệnh” bài báo khoa học của người khác.  Đó là một điều đáng tiếc. 

Có lẽ vì chưa có kinh nghiệm bình duyệt, nên các chuyên gia đưa ra những nhận xét rất không đúng với chuẩn mực.  Nếu bạn là tác giả bài báo, có lẽ bạn sẽ rất lúng túng với hai nhận xét trên.  Vấn đề của hai nhận xét trên là quá chung chung, không có gì cụ thể để tác giả có thể căn cứ vào đó mà chỉnh sửa.  Nhận xét thứ nhất tỏ ra lên lớp tác giả, và đó là một điều cấm kị trong bình duyệt.  Nhận xét thứ hai thì lại mang tính cá nhân (cho rằng tác giả “không am hiểu lĩnh vực nghiên cứu”), lại thêm một điều cấm kị trong bình duyệt khoa học.  Nhưng thật ra đó là nhận xét sai, bởi vì tác giả là người có kinh nghiệm dồi dào trong lĩnh vực nghiên cứu và có công bố quốc tế nhưng không có tước danh GS/PGS.  Kết quả thí nghiệm trên cho thấy vẫn còn một khoảng cách đáng kể về văn hoá khoa học, đặc biệt là bình duyệt bài báo, giữa tập san ở Việt Nam và quốc tế.  Bài này, do đó, có mục đích chỉ dẫn cách viết một báo cáo bình duyệt sao cho chuyên nghiệp và mang tính giúp đỡ tác giả.  

Bình duyệt bài báo khoa học

Bình duyệt trong khoa học là một qui trình rất quan trọng.  Một bài báo không qua bình duyệt thì khó có thể nói đó là một bài báo khoa học.  Bình duyệt giúp cho bài báo tốt hơn, và giúp cho ban biên tập đi đến quyết định tốt hơn.  Trong vai trò ban biên tập tập san khoa học, tôi mới nhận ra một thực tế là nhiều đồng nghiệp chưa được trang bị kĩ năng duyệt bài.  Thậm chí, họ không biết cách viết một bài bình duyệt cho đúng với chuẩn mực khoa học. 

Bình duyệt một bài báo khoa học thật ra là có 2 phần.  Phần nhận xét dành cho ban biên tập (cụ thể là tổng biên tập), và phần nhận xét dành cho tác giả.  Hai phần này viết rất khác nhau, và nội dung cũng khác nhau.  Phần nhận xét cho ban biên tập phải ngắn, gọn (chỉ 300 chữ là tối đa) và nói thẳng, nói thật ý kiến của mình, kể cả đề nghị từ chối hay chấp nhận bài báo.  Phần nhận xét cho tác giả thì dài hơn, chi tiết hơn, và … lịch sự hơn. 

Báo cáo cho ban biên tập

Có thể nói rằng phần nhận xét dành cho ban biên tập là một bản tóm lược phần nhận xét dành cho tác giả, nhưng có thêm phần đề nghị chấp nhận hay từ chối.  Trong phần nhận xét dành cho tác giả thì tuyệt đối không có phần đề nghị chấp nhận hay từ chối.  Đây là một vài ví dụ về nhận xét dành cho ban biên tập:

 Vài ví dụ về bình luận riêng cho ban biên tập 

·   The authors studied the genetics of QUS measurements in a sample of 6056 individuals from 43 extended pedigrees.  They found that genetic factors account for between 29 and 55% variance of QUS measurements.  This study is a welcome contribution to the literature of the genetics of osteoporosis, because the genetics of QUS measurements has not been well documented.  The authors have used sophisticated and appropriate method of analysis.  The presentation of data is adequate.  I have made some minor suggestions to improve the manuscript.  Overall, I consider that this manuscript is very good, and recommend that it should be accepted for publication in XXX.

·   It is a good, thoughtful paper, even though it’s a description of known phenotypes.  The area is important, but the key observation of XX on YY was already published in ref 10, itself a worthy paper.  The ZZ part is new though and very important to the overall conclusion.  So, this paper will please to no end the nursing home readership of the JCI and horribly the under 45 crowd, two worthy accomplishments that woild justify publication in their own right.

·   This paper uses a novel and informative strategy to investigate a relevant question regarding XX action of YY.  If interpretive issues can be satisfactorily addressed, the paper would be suitable for publication in XXX.



Báo cáo cho tác giả

Phần báo cáo dành cho tác giả chi tiết hơn báo cáo cho ban biên tập.  Nguyên tắc số 1 của báo cáo dành cho tác giả là giúp họ nhận ra điểm mạnh và điểm yếu (kể cả khiếm khuyết) trong nghiên cứu để họ chỉnh sửa.  Trong báo cáo dành cho tác giả, tuyệt đối không nói đến đề nghị cho công bố hay cho công bố (vì đó là ý kiến dành cho ban biên tập).  Dĩ nhiên, tác giả không đọc được báo cáo dành cho ban biên tập.  Theo thông lệ, báo cáo bình duyệt dành cho tác giả phải có 3 phần chính như sau:  
  • Tóm lược nội dung chính của bài báo, và đưa ra một số bình luận chung (general comments). Phần này chỉ một đoạn văn ngắn khoảng 100 từ;
  • Nhận xét cụ thể (specific comments).  Trong phần này, người duyệt bài chia ra thành 2 nhóm: những nhận xét mang tính quan trọng (major comments), và những nhận xét mang tính nhẹ (minor comments);
  • Kết luận.

Một bài bình duyệt tốt, trong phần hai (nhận xét cụ thể) phải trả lời những câu hỏi sau đây:
  • Công trình có đóng góp gì vào tri thức chuyên ngành;
  • Tựa đề bài báo có phản ảnh đúng nội dung của bài báo;
  • Bản tóm tắt ngắn gọn mà phản ảnh được những nét chính của nghiên cứu;
  • Duyệt qua y văn hay những nghiên cứu trước một cách đầy đủ;
  • Mục tiêu phát biểu có rõ ràng và có giả thuyết kèm theo hay chỉ là nghiên cứu mô tả ;
  • Nghiên cứu có đáp ứng tiêu chuẩn về đạo đức khoa học;
  • Mô tả phương pháp nghiên cứu một cách đầy đủ sao cho đồng nghiệp có thể lặp lại;
  • Phần kết quả trình bày có bám sát theo mục tiêu nghiên cứu; dữ liệu trình bày có rõ ràng; và
  • Phần bàn luận có chỉ ra những yếu kém và điểm mạnh của nghiên cứu, giải thích cơ chế và ý nghĩa của phát hiện. 

Trong thực tế, không phải chuyên gia bình duyệt nào cũng có thì giờ để viết một bản nhận xét chi tiết, nhưng nói chung phần lớn đều bám sát theo những câu hỏi đó.  Dưới đây là một ví dụ bình duyệt dành cho tác giả.  Phần đầu là bình luận chung, phần hai là những nhận xét cụ thể, kể cả phần tiếng Anh:

General comments

The authors conducted a genetic association study on 281 women aged between 45 and 65 of Chinese background to test the hypothesis that polymorphisms within the XX gene is associated with BMD.  They found a significant association between a G894T gene polymorphism and serum testosterone and osteocalin, but not with.  The study’s hypothesis and concept are interesting, but I am afraid that the finding was compromised by several methodological issues.  Here I would like to offer some comments as follows:

Specific comments

1.  The authors should provide much more convincing case why the study was necessary.  At present the rationale for this study was based on a rather flimsy and unconvincing evidence.  I accept that the hypothesis is good, but I feel that the rationale for the study design has not been spelt out convincingly.

2.  The abstract is too long.  It should be limited to 250-300 words.  Please check the Journal’s guidelines.

3.  The calculation of sample size was based on a grossly optimistic assumption (eg allowable error of 20% for a prevalence of 40%).  It is not clear what does “population morbidity rate of osteoporosis” mean (page 7).

4.  According to the WHO recommendation, femoral neck BMD, not lumbar spine BMD, is used for making a diagnosis of osteoporosis.  Therefore, the diagnostic statement (page 8) is incorrect.  I am concerned that the data have to be re-analyzed because the authors have used an incorrect criterion.  

5.  The statistical method was incorrect.  This was not designed as a case control study, but rather a simple cross-sectional study.  Therefore, the Chi square test of allelic frequency between “patients” and “controls” is inappropriate.  Anyway, the authors should consult an experienced biostatistician or genetic statistician to re-analyze the data.

Some minor comments:

6.  The authors misunderstand the difference between incidence and prevalence (page 5).

7.  Do the authors mean “Qiagen” or “Qegen” (page 9)?

8.  There are several linguistic errors, presumably due to the fact that none of the authors is a native English speaker.  It is recommended that the authors seek editorial assistance from a native English colleague to check the manuscript.

9.  Several references are incorrect or inappropriate.  For instance ref #17 (page 7) is not appropriate.  Please check all references and make sure that they are appropriately cited.


Có những báo cáo chỉ 1 trang, nhưng cũng có báo cáo dài cả 10 trang.  Trong thực tế, tôi và đồng nghiệp Tây Nguyên đã nhận một báo cáo mà chúng tôi trả lời tốn đến 16 trang giấy!  Có những chuyên gia rất tỉ mỉ, chỉ ra những sai sót về tiếng Anh, nhưng cũng có chuyên gia chỉ quan tâm đến nội dung và phương pháp.  Nhưng tất cả đều tuân thủ theo những qui ước trong việc bình luận.  Những qui ước đó có thể mô tả dưới đây.  

Qui ước và văn hoá bình duyệt

Thái độ và phong cách bình duyệt cũng là một yếu tố quan trọng.  Điều cần ghi nhớ là người bình duyệt đang duyệt cho đồng nghiệp của mình, và theo tôi, nên tỏ ra kính trọng và “tử tế” với đồng nghiệp.  Kinh nghiệm cá nhân cho thấy, người bình duyệt chuyên nghiệp cần phải có 5 đặc tính: đúng thời hạn, lịch sự, nhận xét cụ thể, nhận xét thân thiện, và không đòi hỏi quá đáng.

1.  Đúng thời hạn

Đối với tác giả, từ ngày nộp bản thảo bài báo đến ngày nhận được nhận xét của các chuyên gia bình duyệt là một nỗi lo thấp thỏm.  Lo vì không biết công trình của mình được tiếp nhận ra sao, và cơ hội được công bố là cao hay thấp ra sao.  Trước đây (thời chưa có internet) thời gian từ ngày nộp bài báo đến khi nhận được lá thư hồi đáp đầu tiên của tập san kèm theo nhận xét của các chuyên gia bình duyệt là khoảng 2-3 tháng, nhưng ngày nay thì thời gian rút ngắn hơn nhiều, chỉ còn khoảng 2-4 tuần. 

Có nhiều tập san, ban biên tập các tập san liên tục hối thúc các chuyên gia bình duyệt nộp bản nhận xét trong vòng 2 tuần.  Do đó, khi đã nhận lời bình duyệt thì cần phải giữ đúng thời hạn cho phép.  Nếu có trễ vài ngày thì cũng không sao, nhưng trễ cả tuần trở lên thì được xem là một sự thiếu trách nhiệm và mất lịch sự. 

2.  Lịch sự

Trong văn hoá khoa học, người ta thường cư xử rất lịch sự với nhau, nhất là trên văn bản.  Trong hội nghị, các nhà khoa học có thể gắt gỏng với nhau trong chất vấn và trả lời, nhưng trên văn bản thì thường rất lịch sự.  Không biết các ngành khác thì sao, nhưng trong ngành y, ai đó nói đồng nghiệp “sai” được xem là thô lỗ, là một thái độ khó chấp nhận được.  Cho dù đồng nghiệp có thật sự sai, người duyệt bài cũng nên tìm một cách nói khác nhẹ nhàng và “văn minh” hơn, chẳng hạn như “I consider that your method is not universally acceptable in the osteoporosis community.  I strongly suggest that the authors consider an alternative approach” (Tôi nghĩ rằng phương pháp của các tác giả không được mọi người trong ngành loãng xương chấp nhận.  Tôi đề nghị tác giả nên xem xét một cách tiếp cận khác).  Nếu tác giả kết luận sai dữ liệu, thì một cách nói lịch sự là “The authors’ conclusion is not consistent with the data” (Kết luận của tác giả không phù hợp với dữ liệu).

Có khi một nhận xét khiếm nhã có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của một người.  Chẳng hạn như nhận xét sau đây (mà tôi trích từ sách khoa học, tôi không còn ghi nguồn):

The claims made by the author are neither novel nor convincing. The study is of little or no interest to the community, and is probably inaccessible to anyone outside the author’s presumably very small research group. Moreover, I believe there are no further experiments that would strengthen the paper.”  (Những phát biểu của tác giả không có gì mới và cũng chẳng thuyết phục.  Công trình nghiên cứu thuộc vào loại ít người trong cộng đồng quan tân, và có lẽ chẳng ai ngoại trừ nhóm của tác giả tiếp cận được.  Hơn thế nữa, tôi tin rằng không cần phải làm thêm thí nghiệm để nâng cao bài báo). 
Có thể nói đó là một nhận xét quá tiêu cực.  Có thể nội dung bài báo không tốt, nhưng cũng nên tìm một cách khác viết lịch sự hơn và tích cực hơn.  Viết như thế là huỷ diệt một tiềm năng.   Đối với những nhận xét tích cực, nên bắt đầu bằng một giọng văn tích cực, rồi sau đó mới chất vấn:
The author should be commended for employing data on x in order to analyze y. Although these data present a rich source of information for studying y, they remain largely underutilized, so it is good to see them being used here. (Tác giả nên được tuyên dương vì đã sử dụng dữ liệu X để phân tích Y. Mặc dù những dữ liệu này cung cấp một nguồn thông tin dồi dào để nghiên cứu Y, nhưng vẫn còn ít được sử dụng.  Do đó, đây là một điểm hay của tác giả).
Unfortunately however, the paper, as it is, fails to make an important contribution to the literature, for two reasons. First, the analysis suffers from a number of methodological short-comings, which are summarized in the “main comments” section below. Second, most of the empirical results are quite obvious. (Tuy nhiên, bài báo như hiện nay thất bại trong việc đóng góp quan trọng cho y văn, vì hai lí do: thứ nhất, phần phân tích có vài khiếm khuyết về phương pháp, mà tôi đã tóm lược trong phần “bình luận chính” dưới đây.  Thứ hai, phần lớn những kết quả là khá hiển nhiên).
Having said that, there is one result that seems non-obvious and interesting, namely that ... In fact, the paper could be improved significantly if the authors could answer the following questions ... If the answer is “yes” to these questions, then these aspects could be further explored. For example, it would be interesting to identify ... (Dù vậy, có một kết quả hình như không hiển nhiên và thú vị, cụ thể là … Thật ra, bài báo có thể cải tiến một cách đáng kể nếu tác giả có thể trả lời những câu hỏi sau đây … Nếu câu trả lời là “có” cho những câu hỏi này thì những khía cạnh này cần được khai thác thêm).

Không bao giờ viết những nhận xét về cá nhân tác giả.  Chẳng hạn như không viết rằng tác giả thiếu chuyên môn, không làm trong chuyên ngành, xuất thân từ một viện/trường không có tiếng, v.v. Viết như thế là dễ bị ban biên tập xem là ngụy biện và tấn công cá nhân, bởi vì vấn đề là nội dung bài báo chứ không phải cá nhân tác giả.  Vả lại, người duyệt bài cũng không biết hết bằng cấp hay chuyên môn của các tác giả, nên viết bình duyệt như thế rất … nguy hiểm.  Trong thực tế, những chuyên gia có kinh nghiệm và chững chạc, không ai viết về cá nhân cả, nhưng trong thực tế vẫn có vài người mới tham gia nghiên cứu khoa học nên có thái độ ấu trĩ.  Không bao giờ tỏ thái độ ấu trĩ trong bình duyệt công trình của đồng nghiệp!

3.  Nhận xét cụ thể

Thỉnh thoảng, tôi vẫn thấy những bình luận và nhận xét có thể nói là vô bổ. Tiêu biểu cho những nhận xét này là there are too many errors in the manuscript that need attention (có quá nhiều sai sót trong bản thảo cần phải chú ý), a number of English expressions in the manuscript are odd (một số câu chữ tiếng Anh không chuẩn), v.v.  Những nhận xét như thế cho thấy người duyệt bài hoặc là không đọc kĩ, hoặc là chỉ nói bâng quơ, gieo một sự nghi ngờ cho ban biên tập.  Những nhận xét đó chẳng những được xem là thiếu thân thiện, mà còn thiếu tính chuyên nghiệp.  Nếu bản thảo có nhiều lỗi hay sai sót mà người duyệt bài không có thì giờ chỉ ra hết, thì ít ra cũng phải chỉ ra một số sai sót tiêu biểu để tác giả chỉnh sửa hay trả lời.  

Một vài ví dụ như sau có thể minh hoạ cho sự khác biệt giữa nhận xét chung và nhận xét cụ thể:

·    Lines 40–42: this sentence seems to be in contrast with the Conclusion section. Please clarify.  Nhận xét như thế là quá chung chung, nên sửa lại và chỉ ra cụ thể số dòng: In the Abstract (lines 40–42) the authors say that x and y were effective, but in the Conclusions it seems that only x is effective.

·   Line 51:  . . . XXX represents the major repository of integration and accumulation of. . . This sentence is not clear.  Nên sửa: I am not sure how a repository can contain “integration.” What exactly do the authors mean by “integration” in this context?


4.  Tránh nhận xét quá khắt khe, nên tỏ ra xây dựng

Điều này có vẻ hơi bất bình thường, nhưng tôi đã từng thấy nhiều chuyên gia bình duyệt đưa ra những bình luận rất khắt khe mà không có mục đích nào cụ thể cả.  Có người dành cả nửa trang giấy để bắt bẻ về chấm câu, văn phạm, ngữ vựng tiếng Anh, mà ngay cả những nhận xét đó cũng không hợp lí.  Có lần tôi bắt gặp một nhận xét bài báo của các đồng nghiệp Việt Nam rằng dùng chữ asymptomatic là không chuẩn, nhưng chính người nhận xét dùng chữ … sai.  Thêm vào đó là những nhận xét như “This is bad…” hay “This study is flawed …” cũng không giúp ích gì cho tác giả và ban biên tập. 

Sau đây là vài nhận xét mang tính xây dựng:

·    the aim of the work is not clear—I am not completely sure whether this is simply a validation of a widely-used bioassay or a field study. If it is indeed a validation, then I am not sure of its utility, given that many cases have already been reported in the literature (as cited by the authors themselves). If it is a field study, then it might be useful to add more parameters.

·    the parameters that the authors measured are too similar to each other and there are too few of them (only four). I would recommend using at least six parameters.

·    the sediments that the authors chose are not very revealing in terms of metal pollution. What about using sediments from .... ?

Nên tỏ ra xây dựng trong nhận xét.  Nếu tác giả dùng một phương pháp chưa chuẩn hay không được cộng đồng chuyên ngành sử dụng nữa, thì người duyệt bài nên đề nghị một phương pháp khác.  Nếu có quá nhiều sai sót về tiếng Anh, người duyệt có thể đề nghị tác giả nên tham vấn một chuyên gia am hiểu về tiếng Anh.  Những nhận xét như thế sẽ giúp cho tác giả rất nhiều để cải tiến bản thảo.

Tiếng Anh có khi là một vấn đề nan giải.  Trong vài năm gần đây, tôi duyệt bài từ các tác giả Á châu (nhất là China) rất nhiều.  Ngoài một thiểu số viết tiếng Anh tốt, phần đa số là quá kém.  Nhưng điều đó không có nghĩa là khoa học của họ kém.  Kinh nghiệm tôi thì tuỳ tình huống mà viết bình luận. 
·   Nếu quả thật bài báo có quá nhiều sai sót và người bình duyệt chắc chắn về điều này thì cũng có cách viết sao cho hợp lí và xây dựng: This paper needs a thorough revision by a native English proofreader (Bài báo cần chỉnh sửa toàn diện bởi một người bản xứ nói tiếng Anh).
·   Nếu có những sai sót về đánh vần:  There are a few typos that need correcting. I suggest the authors turn on the spell check in Word (Có nhiều sai sót trong việc đánh vần cần phải chỉnh sửa, tôi đề nghị tác giả nên bật nút kiểm tra đánh vần “on” trong Word). 
·   Nếu có những sai sót về văn phạm: I noticed the following grammatical mistakes [đưa ra danh sách] but otherwise the English seems fine (Tôi chú ý thấy có những sai sót về văn phạm [….] nhưng ngoài những lỗi đó ra thì tiếng Anh có vẻ tốt).
·    Nếu không chắc chắn có sai sót, và không chắc chắn cách phát hiện: I don’t feel qualified to judge the English, as it is not my mother tongue; however, I do feel that in some parts the English is not up to standard and is sometimes rather ambiguous. (Tôi không cảm thấy đủ tư cách để đánh giá tiếng Anh, vì tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ của tôi; tuy nhiên, tôi cảm thấy rằng một số câu chữ tiếng Anh chưa đạt chuẩn và có khi mù mờ).
·   Nếu tiếng Anh của mình tốt, nhưng vẫn không chắc chắn bài báo có sai tiếng Anh hay không: 
The English seems fine to me, but I am not a native speaker (Tiếng Anh có vẻ tốt đối với tôi, nhưng tôi không phải là người nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ).

5.  Không đòi hỏi quá đáng

Đôi khi các chuyên gia bình duyệt muốn các tác giả phải làm và viết theo ý của mình.  Họ yêu cầu tác giả phải làm thí nghiệm này, thêm phân tích kia, viết như thế nọ.  Nói cách khác, họ muốn tác giả đáp ứng ý muốn của họ.  Trong trường hợp này, ban biên tập sẽ không “mặn mà” với kiểu bình duyệt đó.  Có lần chúng tôi (tôi và đồng nghiệp Việt Nam) nộp bản thảo bài báo về gãy xương cột sống, nhưng một chuyên gia bình duyệt đòi hỏi chúng tôi phải trình bày cả dữ liệu về mật độ xương!  Nếu làm theo yêu cầu này, bài báo sẽ dài gấp 2 lần, và cái thông điệp sẽ bị loãng.  Vì thế chúng tôi phải lịch sự từ chối không làm theo yêu cầu đó, và ban biên tập chấp nhận.  Vấn đề là bài báo họ đang duyệt, và ban biên tập yêu cầu họ duyệt bài báo, chứ không yêu cầu họ lên lớp hay hướng dẫn tác giả.  Do đó, không nên đòi hỏi tác giả một cách quá đáng.  Bảng dưới đây trình bày vài ví dụ để so sánh:

Thay vì viết
Thì nên viết
It is absolutely wrong to state that x is the cause of y
I feel that / As far as I can see, / In my opinion / I believe / Based on my knowledge of the topic I would say that the assertion that x is the cause of y may be open to discussion.
The presentation of results must be totally modified.

I would suggest that the results be presented in a different way; for example, a table could be used rather than a figure. This would make the results stand out better and make it easier for the reader to understand the importance of them.
The description of methods is incomplete and does not permit a correct evaluation of the trials.

The description of the methods needs more details. For example, what criteria were used to select the three byproducts? Why was the field test conducted with KS only? Which parameters did the Authors evaluate in the field test and how?
The methodologic part refers to rather old methods; how can they not be aware of the new procedures existing in the analytical literature?
The authors may not be aware that there are actually some new procedures existing in the analytical literature. They might try reading ....

Bình duyệt kín là một qui trình bảo mật khá nghiêm ngặt.  Theo qui định của tập san thì tất cả những văn bản và bản thảo của tác giả mà người duyệt bài có trong tay khi bình duyệt phải huỷ bỏ ngay sau khi gửi bài bình duyệt.  Trong thực tế, có những “con cừu đen” không làm theo qui định này, mà giữ lại để gửi cho đồng nghiệp khác, và đó là một vi phạm khoa học nghiêm trọng.  Ngoài ra, còn có tình trạng kì thị, mà có khi tác giả không biết, và đó cũng là bài học cho những người “xem mặt mà bắt hình dong”.  Nói chung, theo kinh nghiệm cá nhân tôi, để làm một chuyên gia bình duyệt tốt đòi hỏi một bản lĩnh văn hoá khoa học tốt. 

Trong văn hoá khoa học, không có tình trạng kì thị, đố kị đồng nghiệp, và nhất là phải đối xử tử tế với nhau.  Nói thì dễ nhưng thực hành có khi không dễ (1).  Khoa học là một môi trường bình đẳng và dependent origination, hiểu theo nghĩa chúng ta bình duyệt lẫn nhau trong chuyên ngành, và sự nghiệp của chúng ta phụ thuộc lẫn nhau.  Để tạm kết thúc bài này, tôi chỉ nhắc lại một ý trước đây rằng trong cuộc sống đa chiều có những mối liên hệ chằng chịt và phức tạp, không có cá nhân nào làm nên tất cả. Mỗi chúng ta đều phải phụ thuộc vào người khác để tồn tại. Trong khoa học, mỗi nhà khoa học phải đứng trên vai của người đi trước hay phụ thuộc vào đồng nghiệp để có được sự nghiệp ngày hôm nay.  Thật là ngây thơ nếu tự huyễn hoặc mình là quan trọng nhất chỉ vì đóng vai trò duyệt bài của người khác.  Ý kiến của chuyên gia bình duyệt có thể ảnh hưởng đến tương lai của một đồng nghiệp khác, và xin nhắc lại là cần phải nhận lãnh trách nhiệm rất nghiêm chỉnh.  

Bình duyệt bài cho đồng nghiệp là một đặc quyền và đặc lợi.  Đặc quyền là vì người duyệt bài biết được đồng nghiệp mình làm gì và làm ra sao.  Đặc lợi là vì làm chuyên gia bình duyệt được xem là một thành tích khoa học, được phép ghi trong lí lịch là “expert reviewer) cho tập san.  Được ban biên tập của tập san mời bình duyệt là một vinh dự, một cách “công nhận” chuyên môn, và do đó, nên cần phải tỏ ra nghiêm chỉnh trong công việc duyệt bài.

N.V.T

(1) Nhớ lúc còn trẻ, và lúc đó cũng đã có “tên tuổi” nên tôi được khá nhiều tập san mời bình duyệt.  Lúc đó có lẽ vì tôi quá lí tưởng giống như perfectionist nên đòi hỏi các tác giả phải làm nhiều việc, và có khi khắt khe (nhưng chưa bao giờ đố kị hay xem thường họ).  Có lần sếp tôi đọc được bản bình duyệt, ông kêu vào phòng và nhắc nhở rằng phải tử tế với đồng nghiệp, rằng trên thế giới này không bao giờ có nghiên cứu nào hoàn hảo cả, nên phải thông cảm với tác giả.  Ông hỏi một câu rằng “Nếu mai kia mốt nọ, mày gặp tác giả đó trong hội nghị, mày phê bình như thế, mày có thấy ngượng không?”  Câu này làm tôi nhớ mãi và thay đổi hoàn toàn cách tôi viết bình duyệt sau này.   

Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét